- 420k
- 1k
- 870
Kỷ luật bản thân thường được nhắc đến như một yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống của mỗi người. Điều này liệu có đúng không?
Hãy cùng tìm hiểu kỷ luật bản thân là gì và những tips giúp bạn rèn luyện điều này qua bài sau đây của Quân sư TalentBold nhé!'
MỤC LỤC:
1- Kỷ luật bản thân là gì?
2- 4 cấp độ của kỷ luật bản thân
3- Bạn có phải người có tính kỷ luật bản thân?
4- Những lợi ích nhận được từ sự kỷ luật bản thân
5- Tips giúp bạn rèn luyện kỷ luật bản thân
Kỷ luật bản thân được hiểu là khả năng quản lý các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người trước những khó khăn, thử thách hoặc cám dỗ.
Nhờ vào tính kỷ luật bản thân cao độ mà bạn có thể gạt bỏ đi những thoải mái, lười biếng, sự bốc đồng hay sức phản kháng của cơ thể để thực hiện những việc bạn cho là tốt nhất. Từ đó, bạn sẽ luôn hướng tới thành công trong tương lai và nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Người coi trọng kỷ luật bản thân sẽ không bao giờ nuông chiều chính mình. Thay vào đó, họ luôn tuân thủ các quy tắc nhất định và buộc mình phải nghiêm túc thực hiện.
Một điều khác bạn cần lưu ý là, kỷ luật bản thân không phải hành động bộc phát nhất thời. Bạn chỉ có thể đạt được nó khi trải qua quá trình rèn luyện liên tục và nỗ lực biến nó trở thành một thói quen.
Qua việc tìm hiểu kỷ luật bản thân là gì bạn sẽ nhận thấy nó được phân thành 4 cấp độ khác nhau, bao gồm:
- Động lực và ý chí
- Tính kỷ luật
- Thói quen
- Nhân dạng
Mỗi cấp độ sẽ có những đặc điểm và độ mạnh yếu nhất định. Cụ thể:
>>> Quan tâm thêm: Chăm chỉ là gì? Cách rèn luyện tố chất chăm chỉ nên tham khảo
Động lực và ý chí được xem là cấp độ dễ dàng nhất của kỷ luật bản thân. Nó dễ hình thành nhưng cũng dễ mất đi.
Nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng, cũng không có động lực đủ lớn để làm việc gì đó thì tính kỷ luật bản thân rất nhanh liền trở nên vô dụng.
Ví dụ, bạn bắt gặp nhiều video, bài viết đề cập đến chế độ ăn Eatclean và hào hứng học theo. Nhưng, chỉ được thời gian ngắn, bạn lại tiếp tục chế độ ăn trước đây, ham muốn sống xanh, sống sạch cũng tan biến.
Đây là cấp độ thứ hai của kỷ luật bản thân. Tại cấp độ này, bạn đã có mục tiêu rõ ràng hơn, ý chí chiến đấu mạnh mẽ hơn. Điều này giúp bạn dễ dàng vượt qua những cám dỗ nhất thời và nhanh chóng đạt được mục tiêu.
Dù đã có ý chí mạnh mẽ hơn nhưng bạn vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực và sự tác động từ những tác nhân bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ phải liên tục điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp hơn với từng giai đoạn, thời điểm cụ thể.
Người đạt tới cấp độ này đã có thể thực hiện các hoạt động nhất định như một thói quen hàng ngày. Nói cách khác, bạn có thể làm một số công việc với tính nhất quán cao và không cần phải có người nhắc nhở, thúc đẩy.
Bên cạnh đó, bạn cũng có cái nhìn khác hơn về những việc đang làm mỗi ngày. Chẳng hạn, ban đầu bạn chạy theo chế độ ăn healthy chỉ vì muốn giảm cân, nhưng hiện tại nó đã trở thành việc làm cần thiết để duy trì sức khỏe, nâng cao năng lượng cơ thể.
Nhân dạng chính là cấp độ cao nhất của kỷ luật bản thân. Lúc này, kỷ luật đã trở thành bản sắc riêng của bạn. Hơn nữa, bạn cũng không cần phải tìm kiếm động lực để có thể hoàn thành công việc nào đó.
Người hiểu rõ tầm quan trọng của kỷ luật bản thân là gì và luôn nỗ lực đạt được nó sở hữu những điểm rất riêng. Với họ, kỷ luật không đơn thuần là việc lặp đi lặp lại một việc gì đó mà nó là một quá trình rèn giũa bản thân.
Nếu muốn biết bản thân có phải người có tính kỷ luật hay không bạn có thể dựa vào những đặc điểm thường thấy sau:
Người có tính kỷ luật bản thân cao luôn hiểu rõ mình muốn gì, mục tiêu cần đạt được và biết phải làm sao để thực hiện được nó. Đồng thời, họ cũng không ngừng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đã định.
Kỷ luật bản thân chỉ hình thành khi bạn liên tục theo đuổi mục tiêu đã xác định và tuyệt không bỏ cuộc vì những khó khăn, thử thách có thể xảy đến. Chính sự kiên trì tuân theo những quy tắc đã lập này sẽ mang tới thành công cho bạn.
Tự ép bản thân tuân thủ theo một khuôn khổ nhất định cũng có nghĩa bạn đang từ bỏ những ham muốn, sở thích cá nhân vụn vặt. Việc liên tục duy trì điều này trong thời gian dài sẽ giúp bạn trau dồi khả năng tự kiểm soát tốt hơn.
Một người ý thức rõ kỷ luật bản thân là gì sẽ có quyết tâm cao trước những cám dỗ. Đồng thời, họ cũng bắt buộc bản thân phải tránh xa khỏi những yếu tố tiêu cực và luôn theo sát mục tiêu đã xác định.
Tính kỷ luật hình thành khi bạn liên tục lặp lại một hành động nào đó trong thời gian dài. Bạn cần thực hiện nó thường xuyên tới nỗi nó trở thành một thói quen hàng ngày.
Chính vì vậy, để biết bản thân có tính kỷ luật hay không bạn hãy cân nhắc xem mình có thể lặp lại công việc nào đó một cách thường xuyên, liên tục mà không đòi hỏi phải có động lực.
>>> Tham khảo thêm: Nỗ lực là gì? Cách phân biệt giữa nỗ lực ảo và nỗ lực thật
Tính kỷ luật bản thân mang lại cho bạn nhiều điều hữu ích. Nó cũng là một phần quan trọng quyết định sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống.
Sau đây là một số lợi ích mà kỷ luật bản thân có thể mang tới cho bạn:
Tính kỷ luật cao giúp bạn kiểm soát tốt bản thân, gạt bỏ những cám dỗ và tập trung tốt hơn vào công việc. Nếu có thể thực hiện điều này thường xuyên, nhất quán, hiệu suất làm việc của bạn sẽ tăng cao hơn, năng lực quản lý cũng được tăng cường và thành công cũng sớm tìm đến bạn.
Kỷ luật bản thân khiến bạn làm việc một cách hiệu quả nhất. Bạn luôn biết phải làm sao để sắp xếp thời gian, tổ chức công việc cho hiệu quả. Nhờ vậy, bạn không bao giờ lo lắng việc chậm deadline và dành được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người.
Việc liên tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ, công việc được giao mang lại cho bạn sự hài lòng lớn lao về bản thân. Những khó khăn, thử thách càng là yếu tố thúc đẩy sự tự tin trong lòng bạn. Bởi vậy, tính kỷ luật trở thành cơ sở vững chắc để bạn kiểm soát bản thân và nâng cao lòng tự trọng.
Người có kỷ luật luôn kiểm soát rất tốt những cảm xúc cá nhân. Họ cũng ít cảm thấy chán nản hay căng thẳng, mệt mỏi. Nhờ vậy, sức khỏe tinh thần cũng ngày càng được cải thiện.
Có kỷ luật bản thân tốt giúp bạn gạt bỏ những thói quen xấu, tập trung hơn vào những mục tiêu cần hoàn thành và chủ động hơn khi đối mặt với những vấn đề lớn nhỏ trong cuộc sống cũng như công việc. Từ đó, bạn càng có cơ hội tốt hơn để khám phá, phát triển tối đa năng lực bản thân.
Bên cạnh việc hiểu rõ kỷ luật bản thân là gì thì bạn cũng cần có một số bí kíp nhất định để thuận lợi làm chủ được điều này.
Dưới đây là một số tips rèn luyện tính kỷ luật Quân sư cho rằng sẽ hữu ích với bạn:
Việc xác định mục tiêu rõ ràng trước khi bắt tay làm bất cứ việc gì giúp bạn có động lực và nguồn năng lượng mạnh mẽ hơn. Bởi vậy, một khi đã quyết định rèn luyện kỷ luật bản thân thì bạn cần thiết lập cho mình một mục tiêu đủ lớn, phù hợp và liên tục theo dõi để có những điều chỉnh cần thiết.
Xây dựng kế hoạch rèn luyện kỷ luật bản thân cho phép bạn nhìn rõ những kỳ vọng, mong muốn và cả những việc cần phải làm. Đồng thời, nó còn giúp bạn chủ động trong mọi việc và tránh việc chậm tiến độ.
Sự trì hoãn chính là kẻ thù lớn nhất của tính kỷ luật. Bởi vậy, bạn cần hành động một cách quyết liệt, chủ động nếu muốn cải thiện kỷ luật bản thân.
Với mỗi việc, bạn nên đưa ra một cam kết cụ thể. Theo các chuyên gia, điều này giúp bạn tạo ra động lực hành động mạnh mẽ hơn.
Ví dụ, nếu muốn giảm cân, bạn nên đưa ra cam kết cụ thể cần giảm được bao nhiêu kg trong một tuần, một tháng. Chỉ khi đưa ra cam kết cụ thể bạn mới càng thêm quyết tâm hành động.
Thực tế, không ai có tính kỷ luật thiên bẩm. Đây là hành vi bạn cần rèn luyện liên tục và kiên trì thực hiện để biến nó trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày.
Khi bạn quan tâm quá nhiều việc, mọi thứ có thể trở nên mất kiểm soát. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn chỉ tập trung vào những việc cần thiết. Điều này cũng là cơ sở quan trọng giúp bạn làm chủ tính kỷ luật bản thân.
Rèn luyện kỷ luật bản thân với thái độ lạc quan, tích cực mang lại cho bạn hiệu quả cao hơn rất nhiều. Đừng cố gò ép mình phải làm quá nhiều việc, bạn sẽ nhanh chóng khiến bản thân hao hụt năng lượng và đánh mất khả năng kiểm soát.
Mỗi người đều có những đam mê, sở thích nhất định. Đôi khi chính những điều đó có thể gây ảnh hưởng đến các nguyên tắc bạn đã lập ra. Vì vậy, hãy mạnh mẽ tránh xa những cám dỗ để không phá vỡ kỷ luật bản thân.
Việc theo đuổi một mục tiêu nào đó có thể khiến bạn phải đánh đổi bằng thời gian và cả sức khỏe. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn luôn cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Hãy nhớ, tính kỷ luật bản thân sẽ không có giá trị gì khi nó làm tổn hại đến chính bạn.
Kỷ luật bản thân là quá trình rèn giũa dài hạn. Bạn chỉ có thể làm chủ được nó bằng sự kiên trì và không ngừng hành động. Nếu quá nôn nóng, vội vàng, bạn sẽ nhận về thất bại.
Hy vọng những gì Quân sư TalentBold vừa chia sẻ có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn kỷ luật bản thân là gì. Đồng thời, bạn cũng có thể vận dụng hiệu quả những tips Quân sư nhắc đến để trở thành người có tính kỷ luật cao. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet