- 420k
- 1k
- 870
Trong buổi phỏng vấn trực tiếp, đặt câu hỏi không phải đặc quyền duy nhất của nhà tuyển dụng. Với vai trò người tìm việc, ứng viên được quyền đặt những câu hỏi cho nhà tuyển dụng để tìm hiểu độ tương thích giữa nguyện vọng và những gì doanh nghiệp mang lại. Để có được thông tin hiệu quả, đồng thời gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, kỹ năng đặt câu hỏi là điều không thể thiếu. Mời bạn cùng TalentBold khám phá xem kỹ năng đặt câu hỏi trong phỏng vấn giúp gì được bạn nhé!
MỤC LỤC:
1. Khi nào nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?
1.1. Vị trí ứng tuyển đòi hỏi sự năng động
1.2. Sau khi được hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”
2. Lợi ích của kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn
2.1. Thể hiện sự tôn trọng người phỏng vấn
2.2. Cho thấy sự nhiệt huyết với công việc
2.3. Nhanh chóng làm sáng tỏ những thông tin chưa rõ ràng
2.4. Khẳng định năng lực bản thân
Nhà tuyển dụng ngày nay yêu cầu cao về tính năng động, linh hoạt từ ứng viên, đặc biệt là những vị trí như quản lý, tiếp thị, đối ngoại…
Vì vậy, khi cân nhắc về thời điểm ứng viên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sẽ có 2 lựa chọn:
>>>> Xem thêm: Kỹ năng đặt câu hỏi và những tình huống về kỹ năng đặt câu hỏi
Nhà tuyển dụng chỉ hỏi lan man, không đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ, không phải nhà tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp đâu nhé, mà đây là một mẹo phỏng vấn đã được áp dụng rất hiệu quả cho những vị trí quản lý cấp trung và cấp cao, cũng như những vị trí đòi hỏi sự chủ động lớn từ nhân viên. Vì vậy, nếu bạn quá rụt rè, ngại ngùng, cứ theo sự dẫn dắt của nhà tuyển dụng thì điểm đánh giá sẽ không cao.
Một ví dụ mà TalentBold đã trực tiếp trải nghiệm, trong cuộc phỏng vấn phó phòng Marketing cho một công ty đa quốc gia, nhà tuyển dụng chỉ đặt câu hỏi về những vấn đề đã được thể hiện trong CV của ứng viên.
Khi buổi phỏng vấn kéo dài hơn 15 phút, ứng viên đã xin phép ngắt lời và đặt ra một số câu hỏi về thực trạng và định hướng phát triển của doanh nghiệp trong hoạt động Marketing. Từ đó, tự tin trình bày những kinh nghiệm, những khả năng và những định hướng họ mong muốn mang đến cho doanh nghiệp. Kết quả, người đó trúng tuyển.
>>>> Xem thêm: Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?
Đây là tình huống phổ biến nhất, hầu hết mọi vị trí đều sẽ phải áp dụng. Lúc này, bạn phải đảm bảo những câu hỏi bạn đặt ra
Có tính mở rộng thông tin
Không trùng lặp những gì nhà tuyển dụng đã nói
Hướng đến lợi ích mà bạn mong muốn mang đến cho doanh nghiệp.
Trước buổi phỏng vấn trực tiếp, bạn nên chuẩn bị sẵn khoảng 5 câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng. Đồng thời, phải luyện tập giọng điệu, văn phong khi đặt câu hỏi cho người trực tiếp phỏng vấn. Đây chính là những yếu tố hợp thành kỹ năng đặt câu hỏi mang đến lợi ích cho bạn:
Mặc dù nếu bạn trúng tuyển, cấp bậc của bạn sẽ cao hơn người đang phỏng vấn bạn, nhưng giao tiếp đắc nhân tâm luôn là cách chinh phục lòng người hiệu quả. Vì vậy, hãy luôn dành thái độ tôn trọng, hòa nhã cho mọi người xung quanh.
Hơn thế nữa, khi người trực tiếp phỏng vấn tiếp nhận một câu hỏi có:
Nội dung chất lượng
Cách thành văn suôn sẻ
Thái độ khiêm nhường, lễ phép…
thì bất cứ người phỏng vấn nào cũng cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chia sẻ thông tin cho bạn.
>>>> Bạn xem thêm: Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi như thế nào cho hiệu quả?
Bạn có quyền không đặt câu hỏi nhưng điều đó cho thấy bạn khá hời hợt với những gì người phỏng vấn trao đổi và thiếu nhiệt huyết với công việc đang ứng tuyển.
Bởi lẽ, khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, bản thân họ đã chừa lại một số thông tin để bạn khai thác. Hơn nữa, họ rất muốn tìm một ứng viên nỗ lực hướng đến lợi ích của tổ chức. Vì vậy:
Nếu bạn không đặt câu hỏi, đã là một thiếu sót
Câu hỏi chỉ tập trung lợi ích cá nhân lại là thiếu sót thứ hai
Nhưng bạn đừng lo lắng, kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tốt nhất.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tình huống, ví dụ về kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả
Người có kỹ năng đặt câu hỏi tốt luôn biết
Trọng tâm thông tin mà mình cần khai thác
Số lượng câu hỏi để nhận đủ thông tin cần thiết
Khi nào thích hợp để đặt câu hỏi
Đối tượng nào đủ năng lực để trả lời
Ví dụ: Thay vì hỏi “ Các chính sách bảo hiểm công ty áp dụng ra sao?”, bạn nên hỏi “ Những chính sách bảo hiểm em có thể liên hệ ai để biết thêm thông tin ạ?”
Nhờ vậy, bạn không tốn nhiều thời gian, công sức để có được thông tin. Đồng thời, người trực tiếp phỏng vấn không thấy ngại ngần vì họ có thể là trưởng phòng chuyên môn, hoặc chuyên về tuyển dụng, không đủ năng lực hồi đáp bạn.
Những người đặt câu hỏi giỏi đều sở hữu lượng kinh nghiệm, kiến thức và khả năng nắm bắt thông tin giỏi. Vì vậy, đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng là cách bạn thể hiện năng lực làm việc của bản thân.
Người phỏng vấn sẽ đánh giá cao khả năng và tốc độ tiếp quản công việc thực tế của bạn, và khi đó, cơ hội bạn được chọn chắc chắn cao hơn những ứng viên khác.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Những kỹ năng mềm cần thiết cho người đi làm
Ứng viên càng quan tâm đến công việc, đến nhà tuyển dụng thì nội dung câu hỏi họ đặt ra càng chất lượng. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm tư vấn nhân sự mà TalentBold đã trải qua cho thấy, người biết mình nên hỏi gì chắc chắn không gây ấn tượng tốt bằng người biết mình nên hỏi gì và hỏi như thế nào - đó chính là lợi ích kỹ năng đặt câu hỏi trong phỏng vấn sẽ mang đến cho bạn. Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi không chỉ hỗ trợ đắc lực trong công việc mà mọi khía cạnh cuộc sống bạn đều thu được những lợi ích vượt trội.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet