maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Tuyển & Dụng Nhân Tài

Kỹ năng giao tiếp của ứng viên

Kỹ năng giao tiếp của ứng viên

Người giao tiếp giỏi luôn đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống. Với nhu cầu tìm việc làm, kỹ năng giao tiếp của ứng viên chính là chìa khóa giúp cho chặng đường chinh phục nhà tuyển dụng trở nên thuận lợi, như ý. Dưới đây là những quá trình quan trọng đòi hỏi ứng viên phát huy tối đa kỹ năng giao tiếp đã được TalentBold tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này.

I. Giao tiếp trong quá trình nộp CV

Giao tiếp không nhất thiết chỉ bằng lời nói, giao tiếp có thể bằng ánh mắt, nụ cười và cả chữ viết. Quá trình ứng viên nộp CV chính là kỹ thuật giao tiếp bằng chữ viết.

Kỹ năng giao tiếp bằng chữ viết hiệu quả thông qua CV cần chú ý những điểm sau:

  • Tham khảo những mẫu CV ấn tượng và lựa chọn hình thức, màu sắc trình bày phù hợp ngành nghề

  • Nội dung trình bày súc tích, ngắn gọn, tập trung liệt kê ý chính

  • Tuyệt đối không được sai chính tả, kể cả tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài

II. Giao tiếp trước phỏng vấn

Trước phỏng vấn ứng viên có giao tiếp với nhà tuyển dụng không? Câu trả lời là “Có”

1. Nhận email mời phỏng vấn

Những việc làm hấp dẫn

Đơn giản nhất chính là email mời phỏng vấn mà nhà tuyển dụng gửi đến ứng viên. Trong đó sẽ có những thông tin liên quan đến lịch phỏng vấn, yêu cầu khi đi phỏng vấn…

Dù đồng ý phỏng vấn hay không, ứng viên vẫn phải đọc kỹ nội dung và hồi đáp lại nhà tuyển dụng trong vòng 24 giờ. Đây là phép lịch sự tối thiểu khi nhận email.

2. Phỏng vấn sơ lược qua điện thoại

Một số doanh nghiệp lựa chọn hình thức phỏng vấn sơ lược qua điện thoại để ứng viên có thể đánh giá mức độ tương thích của vị trí công việc với nhu cầu tìm việc của mình. Nếu cả 2 bên cảm thấy phù hợp, email mời phỏng vấn mới được gửi đến. Những vị trí tuyển dụng thường trao đổi qua điện thoại sẽ được áp dụng phổ biến.

Thông thường những cuộc điện thoại này khá bất ngờ, nếu ứng viên cảm thấy cần thời gian chuẩn bị thì có thể đề nghị «  Hiện giờ tôi có chút việc bận, anh/chị có thể vui lòng gọi lại sau 5 giờ chiều được không ạ ? hoặc sau 5 giờ chiều, tôi gọi lại số điện thoại anh/chị đang gọi nhé ».

Nếu bạn đã sẵn sàng thì có thể tiếp nhận những câu hỏi phỏng vấn luôn. Vì thật sự, cách phỏng vấn sơ bộ này chú trọng cách nói chuyện, giọng điệu, cách ứng xử của ứng viên có khiến người nghe cảm thấy thoải mái hay không.

Vì vậy, ứng viên cần thể hiện :

  • Chất giọng nhẹ nhàng,chân thành

  • Tránh nói nhanh,nói quá lớn, nói lắp, nói gằn giọng…

  • Điềm tĩnh dù cho phải nghe những câu nói cộc lốc, thiếu thiện chí (nhà tuyển dụng đang thử bạn đấy)

  • Khả năng ứng xử nhanh

  • Thỉnh thoảng hãy cười thành tiếng vừa đủ nghe để bên kia cảm nhận được trạng thái tinh thần của bạn.


>>> Có thể bạn quan tâm: 4 kỹ năng mềm nhà tuyển dụng khát khao ở ứng viên

III. Giao tiếp trong quá trình phỏng vấn

Đây là giai đoạn giao tiếp quyết định nhất trong suốt quá trình ứng tuyển. Mỗi ứng viên cần chuẩn bị những yếu tố sau để có một buổi phỏng vấn hoàn hảo

  • Tới trước giờ phỏng vấn tối thiểu 10 phút.

  • Trang phục công sở lịch sự (đọc kỹ email mời phỏng vấn xem có yêu cầu về trang phục không)

  • Chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn được chia sẻ trên mạng internet

Giao tiếp trong quá trình này sẽ là sự kết hợp mọi yếu tố : ánh mắt, nụ cười, ngôn ngữ hình thể, lời nói, giọng điệu… khi trả lời người phỏng vấn.

  • Ứng viên nên luyện tập trả lời trước gương để điều chỉnh những cử chỉ hay thói quen không hay (ví dụ : hay gõ ngón tay trên bàn, ngồi rung chân, khua tay liên tục…)

  • Khi nói nên nhìn thẳng vào người phỏng vấn, đây là hành động của người thẳng thắn, trung thực và tự tin.

  • Nụ cười và sự khiêm tốn cần được thể hiện, điều này giúp nhà tuyển dụng an tâm về tinh thần hợp tác của bạn cùng với sự phát triển của doanh nghiệp.

  • Âm lượng vừa đủ nghe, chất giọng nhẹ nhàng, ấm áp sẽ giúp không khí phỏng vấn ôn hòa, thoải mái cho cả 2 bên.

  • Tình huống xấu nhất khi bạn không hài lòng về thái độ của người phỏng vấn, hãy kìm nén cảm xúc, sự thư thái sẽ giúp bạn tìm ra cách hóa giải tốt hơn bất kỳ sự tức giận nào. Hãy luôn tâm niệm đây là một tình huống được nhà tuyển dụng đặt ra mà thôi.

Và một điều quan trọng nữa, hãy chú ý xin email của người trực tiếp phỏng vấn bạn nhé !

IV. Giao tiếp trong quá trình sau phỏng vấn

Sau khi buổi phỏng vấn hoàn tất, bạn có thể hài lòng hoặc chưa hài lòng về câu trả lời của mình. Dù thế nào thì hãy gửi một email đến cho nhà tuyển dụng, cụ thể là người đã phỏng vấn bạn.

Một lá thư cảm ơn đã dành cơ hội phỏng vấn cho bạn, đồng thời qua đó chia sẻ thêm vài thông tin bổ sung cho câu trả lời mà bạn cảm thấy chưa hoàn hảo.

Đây là cách gắn kết và nhắc nhở nhà tuyển dụng về quyết tâm và nhiệt huyết cống hiến mà bạn mong muốn dành cho doanh nghiệp.

Nội dung thư không nên quá dài, tối đa ½ trang A4 là được, kèm theo cuối thư là thông tin liên lạc của bạn như điện thoại, zalo, email… Đừng quên nhé !

>>> Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy của ứng viên

V. Giao tiếp trong quá trình thử việc

Nếu được thành công vượt qua kỳ phỏng vấn, lúc này bạn chỉ mới được xem là ứng viên trúng tuyển, đồng nghĩa chưa chắc đã được doanh nghiệp tuyển dụng.

Muốn trở thành nhân viên chính thức, bạn phải hoàn thành quá trình thử việc, trong đó, giao tiếp trong quá trình thử việc là một trong những yếu tố quan trọng.

Và đây là những điều cần lưu ý :

1. Không cần phải lăn xả tạo mối quan hệ với tất cả mọi người trong doanh nghiệp.

Sau khi được tuyển dụng chính thức, bạn sẽ có cả khối thời gian để làm việc này. Còn bây giờ chỉ cần chú trọng tiếp quản công việc thực tế từ người tiền nhiệm hoặc người hướng dẫn.

2. Chỉ hỏi những vấn đề quan trọng, thật sự khó hoặc quá mới mẻ.

Một số bạn nghĩ rằng hỏi nhiều sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều, tăng thêm tình cảm với người hướng dẫn, thực tế lại ngược lại, dù rằng bạn là người mới nhưng việc hỏi liên tục sẽ khiến người phụ trách cảm thấy bạn thiếu năng lực xử lý, gây phiền phức cho họ.

3. Khiêm tốn, tôn trọng mọi người xung quanh

Tính cách mỗi đồng nghiệp khác nhau, nhưng bạn có thể tạo thiện cảm với tất cả bằng thái độ khiêm tốn và tôn trọng mọi người. Dù họ năng lực chưa hẳn bằng bạn nhưng thâm niên làm việc thực tế tại doanh nghiệp chắc chắn hơn bạn. Vì vậy, mỗi người đều sẽ có những điều hay mà bạn cần học hỏi.

Kỹ năng giao tiếp giỏi không thể một lúc là trang bị được, đó là cả một quá trình trải nghiệm, sàng lọc và rèn luyện của mỗi người. Kỹ năng giao tiếp của ứng viên mà TalentBold chia sẻ trên đây là những điều luôn luôn hiện hữu, chỉ cần ứng viên nhiệt huyết rèn luyện, chắc chắn bạn sẽ thuận lợi chinh phục vị trí mà mình mong ước.

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents

Hotline: 077 259 1080

Mail: sales@talentbold.com

Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

 -----------------------------------------------

Nguồn ảnh: internet

Hình ảnh: mang tính chất minh họa


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng