maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cho nhà tuyển dụng

Lao động trẻ em là gì? Điều kiện để sử dụng lao động trẻ em

Lao động trẻ em là gì? Điều kiện để sử dụng lao động trẻ em

Vì lo cho cuộc sống, nhiều thanh nhiên nhỏ tuổi đã quyết định đi làm. Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, trẻ em vẫn có thể vừa học vừa làm, và nhiều ngành nghề cũng sẵn sàng sử dụng lao động trẻ để kịp thời bồi dưỡng nhân tài từ sớm. Vấn đề là liệu điều này có hợp pháp không? Bài viết hôm nay, quân sư TalentBold sẽ cập nhật đến bạn đọc những kiến thức liên quan đến lao động trẻ em là gì, điều kiện để sử dụng lao động trẻ em đúng luật định ra sao.

Tuyển dụng

1 - Lao động trẻ em là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm lao động trẻ em là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu hai khái niệm nhỏ:

1.1. Khái niệm lao động

Theo giáo trình Kinh tế học Mác – Lê nin định nghĩa

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người

Sản phẩm ở đây có thể là hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả hữu hình và vô hình.

1.2. Khái niệm về trẻ em

Theo Hiệp ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em có định nghĩa:

Mọi con người dưới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn

Như vậy, tựu chung “trẻ em là người chưa trưởng thành”, còn tuổi bao nhiêu được gọi là trưởng thành thì tùy theo quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Cụ thể tại Việt Nam, điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định “trẻ em là người dưới 16 tuổi”

Những việc làm hấp dẫn

Giám Đốc Nhân Sự (Sản Xuất)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Nhân sự , Sản Xuất

Giám Đốc Nhân Sự (Sản Xuất)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Nhân sự , Sản Xuất

Tổng hợp lại, tại Việt Nam:

Lao động trẻ em là người dưới 16 tuổi tham gia vào các hoạt động có mục đích, có ý thức nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người.

lao động trẻ em
>>>> Xem thêm: Freelancer là gì? Ưu điểm và nhược điểm khi làm freelancer

2 - Sử dụng lao động trẻ em có hợp pháp không            

Sử dụng lao động trẻ em (lao động chưa trưởng thành) được cho phép, dựa trên sự đồng ý gắn kết làm việc giữa lao động trẻ em và người sử dụng lao động. Thực trạng sử dụng lao động dưới 15 tuổi ngày càng trở nên phổ biến, một phần do nhu cầu tìm kiếm thu nhập, một phần do xu hướng ngành nghề trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, pháp luật mỗi quốc gia sẽ có những quy định cụ thể, bắt buộc cả người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ để bảo vệ quyền lợi của lao động trẻ em, tránh tình trạng bóc lột, lạm dụng sức lao động trẻ em quá mức do các em còn nhỏ, chưa tiếp cận các quy định pháp luật nhiều.

Cụ thể Bộ luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn cũng đã có những quy định cụ thể khi người lao động dưới 15 tuổi ký kết giao kết làm việc cùng người sử dụng lao động. Chi tiết, quân sư sẽ chia sẻ ở phần tiếp theo.

3 - Điều kiện sử dụng lao động trẻ em

Sử dụng lao động trẻ em được xem là hợp pháp chỉ khi người sử dụng lao động và người lao động trẻ em thỏa các điều kiện quy định trong pháp luật

3.1. Hợp đồng lao động với người dưới 15 tuổi

Do trẻ em dưới 15 tuổi chưa đủ tuổi trưởng thành nên khi ký kết hợp đồng lao động phải có người đại diện theo pháp luật của trẻ em đó. Điều này được quy định cụ thể tại điều Điều 145 Bộ luật lao động 2019 và Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH

+ Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau:

  • Có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em;

  • Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em.

điểu kiện lao động trẻ em
+ Khi ký hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động phải:

  • Ký hợp đồng lao động với hai chủ thể:

    • Thứ nhất là người lao động chưa đủ 15 tuổi

    • Thứ hai là người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi đó (thường sẽ là cha hoặc mẹ ruột của trẻ em)

  • Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc

  • Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng nhằm đảm bảo sức khỏe của người lao động chưa đủ 15 tuổi đáp ứng điều kiện công việc

+ Đối với người lao động chưa đủ 13 tuổi, hợp đồng lao động chỉ có hiệu lực sau khi có văn bản đồng ý của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

3.2. Nội dung hợp đồng lao động với người dưới 15 tuổi

Bên cạnh các nội dung giống các hợp đồng lao động ký kết với người đã trưởng thành, thì hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi còn phải thể hiện các thông tin sau:

  • Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi cư trú; số điện thoại; số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi

  • Chỗ ở đối với người chưa đủ 15 tuổi làm việc xa gia đình

  • Cam kết bảo đảm điều kiện học tập cho người lao động dưới 15 tuổi.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Mục đích của thử việc đối với người lao động và nhà tuyển dụng

3.3. Các công việc dành cho lao động trẻ em

3.3.1. Lao động trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi

Khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về độ tuổi lao động trẻ em

Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Danh mục công việc nhẹ này được thể hiện chi tiết trong Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH, bao gồm:

  • Biểu diễn nghệ thuật

  • Vận động viên thể thao

  • Lập trình phần mềm

  • Các nghề truyền thống:

    • Chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen;

    • Vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong….

  • Các nghề thủ công mỹ nghệ:

    • Thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…;

    • Nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa;

    • Nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ;

    • Xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ;

    • Làm rối búp bê; làm thiệp mừng, trang trí trên thiệp mừng;

    • Làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

  • Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

  • Gói nem, gói kẹo, gói bánh trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói.

  • Nuôi tằm. 

  • Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

  • Chăn thả gia súc tại nông trại.

  • Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản.

  • Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

lao động trẻ em là gì

3.3.2. Lao động trẻ em dưới 13 tuổi

Điều 145 Bộ luật lao động 2019 quy định

Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc. Ngoại lệ của trường hợp này là các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy lao động trẻ em dưới 13 tuổi chỉ được làm các công việc nghệ thuật, thể dục thể thao, nhưng cũng phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh thì người sử dụng lao động mới được tuyển dụng.

3.4. Thời gian làm việc và chăm sóc sức khỏe

Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định người sử dụng lao động dưới 15 tuổi phải đảm bảo:

  • Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi, đảm bảo sự phát triển cho trẻ vị thành niên

  • Bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động để đảm bảo sức khỏe của người lao động 

  • Tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động 

Sử dụng lao động trẻ em là điều mà quốc gia không khuyến khích, tuy nhiên, xét theo xu hướng phát triển ngành nghề, và nguyện vọng sớm tìm kiếm thu nhập của đông đảo giới trẻ, pháp luật mỗi quốc gia đã có những quy định cụ thể điều kiện để sử dụng lao động trẻ em một cách hợp pháp. Độ tuổi, mức lương, loại hình công việc, ký kết hợp đồng lao động… quân sư TalentBold đã đề cập trong bài viết, đây là căn cứ đảm bảo quyền lợi hợp pháp và sự an toàn cho lao động trẻ em Việt Nam. 

lao động trẻ em
>>> Xem thêm: Hợp đồng lao động điện tử là gì? Đặc điểm của hợp đồng lao động điện tử

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng