maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Layoff là gì? Làn sóng layoff 2023 và cách đối phó

Layoff là gì? Làn sóng layoff 2023 và cách đối phó

Thời buổi kinh tế khó khăn, tình trạng người lao động thất nghiệp tăng lên, thuật ngữ Layoff cũng dần trở nên phổ biến trong thị trường lao động. Bài viết hôm nay, quân sư TalentBold sẽ giải thích cặn kẽ Layoff là gì, cùng những chia sẻ kinh nghiệm về làn sóng layoff 2023 và cách đối phó linh hoạt nhất.

MỤC LỤC:
1- Layoff là gì?
2- Làn sóng Layoff ngày càng phức tạp
3- Ảnh hưởng của việc Layoff đến xã hội
4- Nên làm gì khi bị Layoff?
5- Trước làn sóng layoff nên chuẩn bị gì?

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm Nhân sự

1- Layoff là gì? 

Layoff – tạm dịch là Sa thải – là từ chỉ việc đình chỉ, buộc người lao động thôi việc tạm thời hoặc vĩnh viễn

Lý do của hành động sa thải theo nghĩa của Layoff không phải do người lao động phạm lỗi, hay do họ làm việc không đạt năng suất, mà là vì kinh tế khủng hoảng, đơn đặt hàng không có, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc nhân sự. Do đó, doanh nghiệp buộc phải sa thải một lượng lớn người lao động dựa theo tiêu chí như thâm niên ít, hoặc năng suất thấp hơn những đồng nghiệp khác.

2- Làn sóng Layoff ngày càng phức tạp 

Mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19, những tưởng kinh tế toàn thế giới và trong nước sẽ dần phục hồi nhưng thực tế đã cho thấy điều ngược lại. Kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ giảm, lạm phát tăng cao… kéo theo tình trạng Layoff như một chuỗi domino đang lan rộng tại nhiều quốc gia

Theo thống kê quý đầu của năm 2023, những ông lớn trên thế giới nắm giữ phần lớn thị trường tiêu thụ thuộc mọi ngành nghề cũng đang dần đuối sức, buộc phải sa thải lượng lớn nhân sự toàn cầu để tái cơ cấu, duy trì tình trạng hoạt động ở mức vừa phải, nếu không muốn nói là cầm cự, chờ ngày thị trường khôi phục. Điển hình như:

  • Meta của CEO Mark Zuckerberg – người sáng lập nên Facebook – đã sa thải 11.000 nhân sự

  • Twitter, Google sa thải 12.000 nhân sự

  • Amazon sa thải 18.000 nhân sự

Những việc làm hấp dẫn

Human Resources Executive (Education)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Nhân sự , Pháp lý

HR - Admin Cum Accountant

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Nhân sự

GA Leader (Manufacturing)

TP.HCM, Sóc Trăng, Tiền Giang Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

Finance Director (Hospitality)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Ngân hàng/Đầu tư

Finance Director (Hospitality)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Ngân hàng/Đầu tư

Thị trường lao động Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động từ làn sóng Layoff toàn cầu khi mà lượng đơn hàng trong ngành may mặc, da giày – những ngành mà Việt Nam có lợi thế gia công giá rẻ - cũng đang thiếu hụt – buộc nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm mạnh nhân sự, mỗi đợt ít nhất cũng vài nghìn nhân sự. Có một số doanh nghiệp quyết định ngừng hẳn hoạt động vì lãi suất vay cao, thị trường tiêu thụ giảm, phải bù lỗ chi phí duy trì hoạt động suốt thời gian qua.

Lượng lớn nhân sự bị sa thải đã làm giảm sức tiêu thụ cho những ngành khác, ví dụ:

  • Công nhân trả lại phòng, về quê hoặc sang vùng khác sống nên chủ phòng trọ giảm thu nhập

  • Công nhân không gửi con đi nhà trẻ nữa mà tự chăm ở nhà nên trường mẫu giáo bị giảm thu nhập

  • Ăn uống tự nấu, thực phẩm mua ở mức cơ bản nên các hàng quán giảm thu nhập…

Vô hình chung, nhân lực lao động toàn thị trường đều sẽ bị ảnh hưởng.

Layoff là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: Mẫu mail xin nghỉ phép có việc riêng

3- Ảnh hưởng của việc Layoff đến xã hội 

3.1. Nguồn lao động dư thừa

Con số mỗi đợt Layoff không dừng ở hàng trăm mà là hàng nghìn, chục nghìn nhân sự. Do đó, cùng một lúc thị trường lao động sẽ phải tiếp nhận một lượng lớn nguồn lao động dư thừa, tạo nên áp lực lớn cho xã hội, cũng như các cơ quan chính quyền, cụ thể là Sở lao động, thương binh, xã hội của địa phương.

3.2. Nhu cầu tuyển dụng thấp

Ở những đợt khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tuyển dụng luôn thấp hơn nhu cầu sa thải. Và lúc này, doanh nghiệp tuyển dụng có nhiều lợi thế trong việc tìm kiểm nhân sự giỏi cho vị trí công việc mà chỉ phải trả một lương và các phúc lợi ở mức vừa phải.

3.3. Cạnh tranh tìm kiếm việc làm tăng cao

Người lao động sẵn sàng nhận việc với mức lương thấp hơn mặt bằng lương thông thường, miễn sao có công việc, có thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân và gia đình. Dẫn đến một cuộc cạnh tranh tìm việc, cạnh tranh phá giá lương. Ngắn hạn có thể giải quyết thu nhập cho một số nhân sự ứng tuyển thành công, nhưng về lâu dài sẽ gây tác động xấu đến mặt bằng lương của toàn ngành.

3.4. Tệ nạn xã hội phát sinh

Một lượng lớn người lao động sẽ không tìm được việc làm, hoặc thu nhập không đủ trang trải chi phí sinh hoạt đắt đỏ khi lạm phát tăng. Đây là nguyên nhân làm phát sinh tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh khu vực, đặc biệt là những trung tâm kinh tế lớn, nơi thu hút lượng lớn người lao động đến làm việc thời gian trước.

4- Nên làm gì khi bị Layoff? 

Nếu bạn đã bị sa thải trong đợt Layoff vừa qua của doanh nghiệp thì đây những điều bạn nên làm lúc này:

Làn sóng Layoff

>>> Quan tâm thêm: Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới

4.1. Thực hiện thủ tục để đảm bảo quyền lợi cho bản thân

Layoff là một hình thức doanh nghiệp đơn phương kết thúc hợp đồng, do đó, doanh nghiệp phải thông báo với người lao động trước 45 ngày và cung cấp cho người lao động bị sa thải những quyền lợi sau:

  • Trợ cấp thôi việc: Thanh toán một lần, hoặc chia thành nhiều lần, mỗi lần cách nhau vài tuần / vài tháng, có văn bản cam kết

  • Trợ cấp thất nghiệp: Phòng nhân sự phải hoàn tất thủ tục và trả cho người lao động sổ Bảo hiểm xã hội để người lao động có thể hoàn tất mọi giấy tờ lãnh trợ cấp thất nghiệp trong giới hạn 3 tháng kể từ ngày có quyết định sa thải.

4.2. Chú tâm quản lý tài chính

Nguồn thu nhập đã eo hẹp hơn nên những chi phí sinh hoạt cần đảm bảo tiết kiệm ở mức cơ bản nhất. Những chi tiêu bắt buộc trong tháng như tiền điện nước, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền học phí của con, tiền thuốc uống… cần được ưu tiên để riêng trước, dư dả thì mới dùng vào những việc khác.

Một vài thói quen chi tiêu phải được thắt chặt, ví dụ:

  • Tranh thủ làm những việc cần nhiều ánh sáng vào ban ngày để hạn chế dùng điện khi chiều tối

  • Tự đi chợ, mua đồ về nấu thay vì ăn thức ăn chế biến sẵn như trước

  • Nếu đi gần hãy đi bộ hoặc không quá vội hãy đi xe buýt để tiết kiệm tiền xăng…

Không chỉ người lao động bị sa thải mà những người thân trong gia đình, bao gồm cả trẻ nhỏ đều cần ý thức sinh hoạt tiết kiệm.

Chuẩn bị gì khi Layoff

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẫu mail xin nghỉ việc bằng Tiếng Anh - Resignation Letter

4.3. Chú ý chăm sóc sức khỏe

Sở hữu sức khỏe tốt sẽ giúp chúng ta tiết kiệm khoản tiền khám chữa bệnh. Do đó, khi bị sa thải, có nhiều thời gian ở nhà hơn, đừng mãi ủ rủ vì bị giảm thu nhập, mà hãy chủ động dành thời gian rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi để duy trì trạng thái thể lực tốt nhất. Chúng ta phải luôn tâm niệm rằng, làm việc gì cũng cần có sức khỏe.

4.4. Học kỹ năng mới để tăng lợi thế ứng tuyển

Việc ít mà người tìm việc lại nhiều, đây cũng là dấu hiệu cho thấy chúng ta cần có thêm nhiều kỹ năng tốt để ghi điểm khi ứng tuyển. Nếu có tài chính tích lũy, bạn có thể chọn những lớp học trả phí, còn muốn tiết kiệm hơn thì những khóa học trực tuyến miễn phí, những chương trình giao lưu chia sẻ kinh nghiệm … cũng là cơ hội giúp bản thân nâng cao kỹ năng mềm cho công việc.

4.5. Nộp hồ sơ tìm kiếm việc mới

Làm shipper công nghệ, những công việc trái ngành do bạn bè giới thiệu, những công việc thời vụ lương theo sản phẩm… đều là những cơ hội mà người lao động bị Layoff cần nắm bắt lúc này. Ít nhất chúng ta sẽ bớt lo toan về khoản chi phí sinh hoạt mỗi tháng, trong lúc vẫn đang tìm kiếm công việc trên các trang tuyển dụng trực tuyến và nộp hồ sơ ứng tuyển vào những vị trí phù hợp chuyên môn.

5- Trước làn sóng layoff nên chuẩn bị gì? 

Nhân sự nằm trong danh sách Layoff không hẳn là người có năng lực thấp, mà ngay cả những người giỏi chuyên môn, thâm niên lâu cũng có thể bị sa thải. Chính vì vậy, chuẩn bị phương án ứng phó trước làn sóng Layoff là điều cần thiết. Và đây là những gì người lao động nên lưu tâm:

Làn sóng layoff ngày càng lớn

>>> Bạn có thể quan tâm: Nghỉ việc và những điều bạn nên làm

5.1. Tích lũy tài chính

Khi làn sóng Layoff đang lan mạnh trên thị trường, dù không phải trong ngành của bạn, dù bạn vẫn đang có mức thu nhập tốt thì cũng là dấu hiệu cho bạn biết bản thân cần chi tiêu cân nhắc hơn, tích lũy tài chính nhiều hơn vì biết đâu làn sóng đó sắp chạm vào vùng an toàn của bạn. Nếu ngày đó xảy ra, bạn cũng sẽ an tâm các khoản chi tiêu trong thời gian tìm việc làm mới.

5.2. Không ngại nhận những nhiệm vụ khó

Nếu phải tiến hành sa thải nhân sự, lãnh đạo doanh nghiệp không chắc sẽ giữ lại người giỏi nhất nhưng họ chắc chắn sẽ giữ lại người làm được việc nhất. Vì lúc này nhân sự giảm nhiều, một người ở lại sẽ phải đảm nhận phần việc của nhiều người, do đó, nếu thường ngày bạn là một người năng động, không ngại học cái mới, luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ ở mức tốt nhất thì giờ đây, bạn chính là nhân sự đủ sức đa nhiệm mà doanh nghiệp muốn giữ lại.

5.3. Liên tục cập nhật nâng cao kỹ năng

Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sẵn có thì việc tự học nâng cao kỹ năng không khó đối với bạn. Do đó, trong quá trình làm việc, đừng mãi an phận với những gì mình đang có mà phải luôn học hỏi, nâng cao kỹ năng không ngừng. Điều này vừa tốt cho năng lực làm việc của bạn, vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận xu hướng thời đại, đồng nghĩa tăng lợi ích cho tổ chức, vậy nên chỉ khi doanh nghiệp đóng cửa, bạn mới bị Layoff.

5.4. Tìm một công việc tay trái

Một công việc phụ với thời gian linh hoạt, khi bình yên sẽ là nguồn thu nhập bổ sung, khi bị Layoff sẽ là nguồn thu nhập giúp bạn duy trì tài chính cho cuộc sống, tránh sự bị động, chán nản trong lúc tìm việc mới. Vì vậy, nếu công việc chính không chiếm hết thời gian của bạn thì quân sư khuyến khích bạn nên tìm thêm một công việc tay trái dự phòng, đó có thể là chạy Grab cuối tuần, dạy tiếng Anh buổi tối…

Layoff là tình trạng mà người lao động cả thế giới không ai mong muốn, nhưng trong tình huống khủng hoảng kinh tế, nguồn thu ít mà chi tiêu lại tăng, buộc doanh nghiệp phải hành động như vậy. Là một người lao động, chúng ta không thể thay đổi nhưng chúng ta có thể chủ động tìm cách ứng phó khi bị Layoff, hoặc khi có nguy cơ bị Layoff thông qua những chia sẻ mà quân sư TalentBold đã đề cập trong bài viết. 

Dịch vụ Trợ lý tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng