maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Kỹ năng tìm việc

Linkedin là gì? Những cách sử dụng Linkedin để tìm việc hiệu quả

Linkedin là gì? Những cách sử dụng Linkedin để tìm việc hiệu quả

Nhắc đến xu hướng sử dụng công nghệ hiện đại trong tìm việc làm, chắc hẳn bạn bè quốc tế sẽ nhắc ngay đến LinkedIn – một trong những mạng lưới kết nối việc làm khổng lồ toàn cầu. Nền tảng này cũng đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam bởi sự tiện ích và tiết kiệm. Linkedin là gì? Những cách sử dụng Linkedin để tìm việc hiệu quả sẽ là trọng tâm nội dung quân sư TalentBold chia sẻ hôm nay.

MỤC LỤC
1- Linkedin là gì?
2- "Xây dựng" Profile như nào để nhà tuyển dụng ấn tượng
3- Những cách sử dụng Linkedin để tìm việc làm
       3.1. Lựa chọn cách viết phù hợp
       3.2. Tối ưu nội dung Profile đạt chuẩn “All Star”
       3.3. Tận dụng tính năng Hashtag
       3.4. Phát triển hệ thống kết nối trên LinkedIn
       3.5. Tham gia hội nhóm trên LinkedIn

Tuyển dụng việc làm hấp dẫn

1- Linkedin là gì? 

LinkedIn là mạng xã hội với nhiều chức năng, giao diện tùy chỉnh tương tự như Facebook. Nhưng nếu Facebook chia sẻ đa dạng mọi thứ trong cuộc sống, thì LinkedIn chỉ tập trung cho nhu cầu việc làm. Với mạng lưới kết nối hơn 500 triệu tài khoản doanh nghiệp và ứng viên trên khắp thế giới, LinkedIn được đánh giá là nền tảng tuyển dụng và tìm việc sẽ thu hút đông đảo người dùng Việt trong một ngày không xa.

Nhất là đối với các bạn ứng viên, thông qua tài khoản cá nhân thiết lập trên LinkedIn, chúng ta có thể kết bạn, theo dõi những tài khoản cung cấp nguồn việc (doanh nghiệp, công ty headhunt, bạn bè trên hệ thống kết nối) phù hợp chuyên môn và sở thích. Khi có tin tuyển dụng mới, hệ thống sẽ nhanh chóng cập nhật và hiển thị tin tức, giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt và ứng tuyển. Ngoài ra, tài khoản trên LinkedIn cũng được xem là CV ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng chủ động tìm đến, đánh giá và đề nghị công việc với chủ tài khoản khi nhận thấy mức độ phù hợp cao.

linkedin là gì
>>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng LinkedIn hiệu quả từ A đến Z

2- "Xây dựng" Profile như nào để nhà tuyển dụng ấn tượng 

Như đã nói ở trên, tài khoản LinkedIn của các bạn ứng viên chính là CV ứng tuyển mà nhà tuyển dụng sẽ đọc và cân nhắc. Để nâng cao lợi thế cạnh tranh, tìm thấy công việc ưng ý nhất, chúng ta cần xây dựng Profile LinkedIn thật ấn tượng. Cách triển khai thế nào,quân sư TalentBold sẽ chia sẻ ngay đây:

2.1. Chọn hình ảnh đại diện phù hợp

Hình ảnh chính là ấn tượng đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy trong Profile của bạn. Trong một loạt danh sách ứng viên, thì một tấm hình chất lượng, phù hợp cũng góp thêm năng lực cạnh tranh cho bạn, thôi thúc người sàng lọc tuyển dụng ưu tiên khám phá trang LinkedIn. Một hình đại diện chất lượng cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Hình chụp gần đây nhất, trong vòng 06 tháng trở lại

  • Tỷ lệ ảnh lý tưởng là 400 x 400 pixels

  • Những việc làm hấp dẫn

    National Key Account Manager (Commercial HVAC)

    TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng Đồ Gia dụng, Điện/HVAC/MEP

    Finance Director

    Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Quản lý điều hành , Sản Xuất

    Sales Manager (Thailand, Homebase, $2500, ID14053)

    Bangkok Bán hàng kỹ thuật, Người nước ngoài/Việt Kiều, Điện/HVAC/MEP

    Branch Director (Garment)

    TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Quản lý điều hành , Bán hàng (May mặc/Phụ kiện)

    Import - Export Manager/Leader (Electronics)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hà Nam Sản Xuất , Xuất nhập khẩu

    Ảnh cần rõ nét, thấy rõ chân dung của bạn. Không nên chọn những bức ảnh mờ ảo, đeo kính râm, nhìn nghệ thuật đó nhưng sẽ phù hợp cho Facebook hơn LinkedIn.

  • Hình ảnh thể hiện nụ cười tươi, tinh anh, lanh lợi,không cần phải trực diện nghiêm túc như hình thẻ.

2.2. Đầu tư cho nội dung mở đầu ở mục Intro

2.2.1. Nội dung Headline

Đây là nơi thể hiện vị trí công việc bạn đang làm hoặc mong muốn làm trong tương lai. Nhưng không đơn thuần chỉ là một cái tên ngắn gọn mô tả nghề nghiệp, mà đây sẽ là từ khóa để nhà tuyển dụng tìm ứng viên phù hợp yêu cầu tuyển dụng. Vì vậy, bạn hãy lên Google tìm kiếm những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến vị trí công việc đó. Ví dụ bạn thích làm Marketing thì có Marketing Digital, Social Marketing, Content Marketing... , ghi cụ thể ra, thậm chí có thể viết một đoạn ngắn mô tả vì sao bạn thích vị trí công việc đó kèm theo từ khóa liên quan để thuật toán LinkedIn dễ gợi ý tài khoản của bạn cho nhà tuyển dụng.

2.2.2. Nội dung Current Position

Thể hiện công việc hiện tại bạn đang làm hoặc làm gần đây nhất. Gồm cả vị trí công việc và thông tin nơi làm việc.

2.2.3. Nội dung Location

Vị trí nơi bạn đang ở để thuật toán tìm kiếm khoanh vùng gợi ý ứng viên theo không gian địa lý.

2.2.4. Nội dung Contact Info

Cập nhật những thông tin liên quan đến cá nhân mà bạn đồng ý chia sẻ cho cộng đồng LinkedIn như điện thoại, email, ngày sinh nhật, tài khoản zalo, Facebook... n

2.3. Giới thiệu tổng quát về bản thân ở phần About

Đây là nơi nhà tuyển dụng sẽ khám phá định hướng, quan điểm và năng lực làm việc của bạn, độ dài lên đến 2600 ký tự - khoảng 500 từ, đủ không gian để bạn chia sẻ câu chuyện của chính mình. Bạn có thể tham khảo những mẫu giới thiệu trên Google để điều chỉnh lại theo thực tế của bản thân. Một vài lưu ý nhỏ:

  • Chia sẻ vai trò công việc bạn đang đảm nhận

  • Kết hợp những gì bạn đang / đã làm với giá trị cốt lõi mà những công ty bạn đang / đã làm việc hướng đến.

  • Thể hiện niềm đam mê, nhiệt huyết với công việc thông qua việc liên tục trau dồi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức mới

  • Không quên “khoe” những thành tích bạn đã gặt hái được theo trình tự thời gian từ gần đến xa

  • Nêu nhận xét của Sếp, đồng nghiệp về năng lực và phong cách làm việc của bạn.

  • Luôn gắn kết từ khóa liên quan đến vị trí công việc, đến kỹ năng công việc đặc biệt cần đến... được tìm kiếm nhiều trên Google khi diễn đạt...

2.4. Thể hiện kinh nghiệm trong mục Experience

Lưu ý rằng thuật toán sàng lọc theo từ khóa của LinkedIn tập trung khá nhiều ở mục này. Vì vậy, một lần nữa, quân sư khuyến khích bạn gắn kết phần mô tả kinh nghiệm làm việc cùng những từ khóa tìm kiếm cao trên Google.

Mặc dù những kinh nghiệm càng sát thực tế công việc càng được đánh giá cao nhưng bạn vẫn nên “khoe” hết kinh nghiệm ở những vị trí công việc khác mà bản thân từng làm, có thể xếp ở sau những kinh nghiệm liên quan đến vị trí mà bạn đang hướng đến mà thôi. Bởi lẽ ngày nay, tìm kiếm nhân sự đa tài luôn được ưa chuộng hơn nhân sự chuyên biệt.

Các mốc thời gian làm việc nên được cân đối, tránh để trống quá dài, hoặc thời gian làm việc ở một nơi quá ngắn sẽ khiến ấn tượng về sự trung thành và nỗ lực của bạn bị giảm sút trong mắt nhà tuyển dụng.

xây dựng profile linkedin
>>>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ cách sử dụng LinkedIn để tìm việc nhanh chóng

2.5. Trình độ học vấn (Education)

Tất tần tật từ đào tạo dài hạn, ngắn hạn, từ trung học đến đại học, mọi cấp bậc văn bằng, mọi thể loại chuyên môn kiến thức, hãy thể hiện ra đầy đủ theo mốc thời gian từ gần đến xa. Việc trau dồi năng lực thường xuyên sẽ phản ánh rất lớn về tinh thần cầu tiến của bạn. Nếu không còn mặn mà với các khóa học trên trường lớp thì những khóa online trên LinkedIn hay những nền tảng khác vẫn có thể thêm vào danh sách.

2.6. Bằng cấp và tín chỉ (Licenses & Certifications)

Minh chứng cho thực lực được công nhận từ những trường lớp uy tín sẽ được thể hiện ở đây. Qua đó, những gì bạn “khoe” ở mục About và Education được cụ thể hóa, nâng cao tính minh bạch. Thường xuyên cập nhật mục này hằng năm, đừng để bản thân nghỉ ngơi quá lâu bạn nhé, những khóa học kỹ năng online không tốn nhiều thời gian, chi phí vẫn luôn chờ đón bạn.

2.7. Sự chứng thực kỹ năng (Skill & Endorsements)

Hãy gửi link tài khoản LinkedIn của bạn cho quản lý hay đồng nghiệp cũ, bạn bè, nhờ họ phản hồi đánh giá về các mục kỹ năng mà bạn đề cập trong Profile. Sự nhận xét từ người khác chính là một trong những cách tham chiếu giúp nhà tuyển dụng nâng cao lòng tin về năng lực của bạn.

2.8. Nét đặc trưng (Featured)

Có thể xem đây như phần tóm tắt dấu ấn riêng của cuộc đời bạn. Điểm độc đáo của mục Featured là khả năng giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian để thu thập nét nổi bật, đặc trưng nơi bạn.

Cụ thể, những gì bạn chọn mới được xuất hiện trên Featured. Tất cả sẽ được ghim cố định cả vị trí sắp xếp và nội dung. Không lo bị nội dung mới đẩy nội dung cũ xuống phía dưới, không lo mất đi trình tự thông tin mà bạn dày công sắp xếp. Chỉ khi bạn điều chỉnh thêm bớt, chuyển vị trí lên xuống thì mới thay đổi. Vì vậy, bạn có thể chọn lọc những cái tuyệt vời nhất nơi mình và sắp xếp khoa học. Ví dụ như:

  • Một bản sơ yếu lý lịch (CV) ở đầu cập nhật đầy đủ thông tin cốt lõi

  • Thư giới thiệu, đánh giá từ những nơi bạn từng làm việc trước đó hay của một giáo sư chuyên ngành

  • Thành tích, bằng khen mà không cần phải sắp xếp theo thứ tự thời gian

  • Mốc thời gian quan trọng trong quá trình học tập và công tác...

3- Những cách sử dụng Linkedin để tìm việc làm 

Profile đã tốt, đã hay rồi, bước tiếp theo, chúng ta phải nâng cao tần suất tìm thấy Profile của mình trên mạng xã hội LinkedIn. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là việc phát triển mối quan hệ công việc thông qua mạng lưới kết nối. Mạng lưới càng rộng lớn thì thông tin tuyển dụng phù hợp bạn có được (từ Newsfeed) càng nhiều, cũng như cơ hội nhà tuyển dụng nhìn thấy tài khoản của bạn sẽ càng cao. Và đây chính là những cách giúp bạn đạt được điều đó trên LinkedIn:

3.1. Lựa chọn cách viết phù hợp 

Do ngôn ngữ trên LinkedIn là tiếng Anh nên để thuận lợi cho nhà tuyển dụng tìm thấy thông tin của bạn, bạn nên thể hiện nội dung không dấu, hoặc sử dụng tiếng Anh.

3.2. Tối ưu nội dung Profile đạt chuẩn “All Star” 

Nôm na như kiểu đạt chuẩn SEO cho bài viết trên website vậy. Hệ thống LinkedIn sẽ cung cấp danh sách các tiêu chuẩn cần tối ưu trên mục “Dashboard” ngay dưới Intro. Việc điều chỉnh không quá phức tạp nhưng lại mang đến lợi ích rất lớn. Điển hình là những tài khoản All Stars sẽ có cơ hội được gợi ý cao hơn trong danh sách tìm kiếm của các tài khoản tuyển dụng.

cách sử dụng linkedin
>>>> Bạn xem thêm: Ưu nhược điểm của kênh tuyển dụng mạng xã hội

3.3. Tận dụng tính năng Hashtag 

Đổi tài khoản từ Mode sang Creator Mode, như vậy bạn sẽ có thể theo dõi bao nhiêu người tiếp cận tài khoản của bạn mỗi tuần, bao nhiêu người xem bài viết, bao nhiêu lần bạn xuất hiện trong danh sách gợi ý của LinkedIn. Ngoài ra, bạn còn có thể gắn các Hashtag ngay dưới tên tài khoản theo nghề nghiệp hoặc theo những đặc điểm tìm kiếm của nhà tuyển dụng.

3.4. Phát triển hệ thống kết nối trên LinkedIn 

Tham gia kết bạn, theo dõi những tài khoản LinkedIn cá nhân hoặc tổ chức sẽ giúp bạn cập nhật nhanh mọi thông tin việc làm cũng như mọi chia sẻ hữu ích liên quan đến công việc từ họ thông qua mục Newsfeed. Điều này sẽ giúp bạn tiếp nhận thông tin tuyển dụng nhanh, đánh giá ngay và ứng tuyển sớm để giành lợi thế.

3.5. Tham gia hội nhóm trên LinkedIn 

Những hội nhóm ngành nghề là nơi cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cũng như thông tin tuyển dụng đúng chuyên môn, mở rộng thêm cơ hội tìm thấy công việc phù hợp nhanh và tiết kiệm cho bạn.

Nền tảng công nghệ giúp kết nối hiệu quả mọi nhu cầu trên phạm vi vô cùng rộng lớn, trong số đó không thể thiếu nhu cầu tìm việc và tuyển dụng. LinkedIn là mạng xã hội cho phép ứng viên tiếp cận nhanh nhu cầu tuyển dụng toàn cầu. Không những thế, hệ thống còn cung cấp những cách sử dụng Linkedin để tìm việc hiệu quả. Nền tảng này đã trở thành nguồn tìm việc ưa chuộng trên thế giới thì quân sư TalentBold tin chắc đây sẽ là xu hướng tìm việc và tuyển dụng trong tương lai không xa tại Việt Nam.

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng