maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Lòng tự trọng nơi công sở quan trọng như thế nào?

Lòng tự trọng nơi công sở quan trọng như thế nào?

Nói đến các yếu tố tự thúc đẩy tinh thần cho con người, lòng tự trọng luôn là điều được đề cập trong nhóm đầu tiên, đặc biệt là trong công việc. Muốn biết lòng tự trọng là gì, tại sao lòng tự trọng lại trở nên quan trọng tại nơi công sở, mời bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết quân sư TalentBold sắp chia sẻ sau đây.

MỤC LỤC:
1. Định nghĩa lòng tự trọng
2. Mối quan hệ giữa lòng tự trọng và hiệu quả công việc
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người lao động
4. Cách thức xây dựng và duy trì lòng tự trọng nơi công sở

   4.1. Gác lại trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ
   4.2. Mọi người đều bình đẳng như nhau
   4.3. Thiết lập kế hoạch cho nhu cầu bản thân
   4.4. Chấp nhận nhược điểm của bản thân
   4.5. Nói “Không” khi cần thiết

1. Định nghĩa lòng tự trọng 

1.1. Khái niệm chung

Lòng tự trọng chính là sự tự tôn trọng chính mình của mỗi cá nhân, thể hiện qua việc coi trọng danh dự, nhân phẩm và tư cách đạo đức của bản thân. Người có lòng tự trọng sẽ:

  • Không thỏa hiệp với những hành vi, điều hướng sai đạo đức hoặc sai pháp luật có thể làm tổn hại đến danh dự bản thân

  • Sẵn sàng tranh luận, thậm chí kiện tụng để bảo vệ nhân phẩm trước những lời dèm pha, vu khống của người khác.

  • Duy trì và bảo vệ tư cách đạo đức tốt đẹp theo tiêu chuẩn xã hội hiện đại, dùng nó như một “vũ khí” chống lại sự xúc phạm từ những người thiếu lòng tự trọng.

Tố chất này chính là “liều thuốc” tinh thần thức tỉnh sự chân – thiện – mỹ nơi con người, giúp con người tìm thấy sự tự tin, niềm lạc quan và tin tưởng vào giải pháp mình lựa chọn khi đối diện với các vấn đề trong cuộc sống.

1.2. Lòng tự trọng nơi công sở là gì?

Công sở là nơi dễ xuất hiện những thị phi từ mức độ nhu cầu lợi ích mà mỗi người định hình cho riêng mình. Vì vậy, lòng tự trọng nơi công sở đặc biệt đề cao giá trị bản thân, biết mình là ai, biết mình ở đâu, quan trọng nhất là biết mình phải làm, nên làm và không nên làm những gì.

Một khi lòng tự trọng được xác định đúng chuẩn mực, bản thân sẽ có sự tự tin, nhất quán trong suy nghĩ và hành động, không bị môi trường xung quanh tác động tiêu cực. Không chỉ bạn tự tôn trọng chính mình, mà những người xung quanh cũng tôn trọng bạn vì lập trường vững vàng và hợp đạo lý làm người.

Lòng tự trọng

2. Mối quan hệ giữa lòng tự trọng và hiệu quả công việc 

Những việc làm hấp dẫn

THỰC TẬP SINH KINH DOANH

TP.HCM Bảo hiểm

IT Manager

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm

Kỹ Sư IT Hệ Thống (Tiếng Trung, Sản Xuất)

Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Sản Xuất

Kỹ Sư IT Hệ Thống (Tiếng Trung, Sản Xuất)

Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Sản Xuất

IT Solutions Engineer (MES/ERP)

Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm

Lòng tự trọng tích cực sẽ luôn hướng con người đến những hành động tích cực trong công việc:

2.1.  Tin tưởng kỹ năng của bản thân

Lòng tự trọng cao luôn đồng hành năng lực chuyên môn tốt, bởi lẽ, không thiếu những trường hợp, đối tác sẽ nghi ngờ hoặc phản bác giá trị công việc mà bạn mang lại. Điều này đã xúc phạm đến năng lực của bạn, cũng chính là tổn thương lòng tự trọng của bạn.

Muốn bảo vệ lòng tự trọng, nhân viên buộc phải đính chính một cách chặt chẽ những gì mà bạn thực hiện. Và muốn đính chính chặt chẽ, bạn phải là người có chuyên môn tốt và tin tưởng vào chuyên môn của chính mình. Vòng xoay này chính là nền tảng để tạo nên hiệu suất làm việc chất lượng nơi người có lòng tự trọng cao.

2.2. Thiết lập mối quan hệ công việc hiệu quả

Người có lòng tự trọng luôn đối đãi với cuộc sống và mọi người một cách tốt đẹp, chính trực, vì họ biết, muốn người khác tôn trọng mình, trước hết mình phải tôn trọng bản thân và thực hiện lối sống “đẹp” theo chuẩn mực xã hội.

Cũng chính tư duy này mà những nhân viên giàu lòng tự trọng rất được lòng đồng nghiệp và đối tác. Tất cả mọi người đều cảm thấy an tâm và tin tưởng khi làm việc cùng họ. Quá trình thiết lập mối quan hệ tốt, hỗ trợ xử lý công việc nhanh và chuyên nghiệp nhờ vậy trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

2.3. Kỳ vọng thực tế, không tham vọng hão huyền

Người có lòng tự trọng có tham vọng không? Có chứ. Nhưng tham vọng của họ luôn đồng hành cùng nỗ lực tiến bộ của bản thân, dựa trên thực lực và tiêu chuẩn công khai của tổ chức để gặt hái thành tích, thu phục lòng người, đón nhận sự đề bạt, thăng tiến một cách minh bạch.

Những con đường thành công bằng cách tranh quyền đoạt vị, hãm hãi đồng nghiệp để giành lấy lợi ích cho mình, bất kể thiệt hại cho tổ chức hoặc đồng đội không phải là con đường bền vững, và tuyệt nhiên không phải là hướng lựa chọn của nhân sự có lòng tự trọng.

Lòng tự trọng là gì

2.4. Duy trì động lực làm việc tích cực

Lòng tự trọng giúp con người tự tin vào kiến thức, kỹ năng của bản thân, giúp mỗi người tìm thấy những phát kiến mới lạ từ những điều vốn dĩ quen thuộc. Bằng sự tự tin này, họ đã trở thành những nhân tố nòng cốt trong tổ chức, không để khó khăn trong công việc ngăn cản hành trình hoàn thành nhiệm vụ.

Tinh thần làm việc được cân bằng nhanh chóng trước những áp lực công việc, không chỉ duy trì động lực tích cực cho bản thân người tự trọng mà còn có thể lan tỏa đến cả tập thể xung quanh, khích lệ ý chí vượt khó, nỗ lực hoàn thành công việc.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người lao động 

Không chỉ người lao động mà cả các nhà quản lý doanh nghiệp cũng cần chú trọng để tìm ra nguyên nhân của tình trạng lòng tự trọng giảm sút tại nơi làm việc:

3.1. Tuổi tác người lao động

Người lao động lớn tuổi thường sợ bị giảm biên chế, vì với thâm niên cao, lương và các phúc lợi của họ luôn vượt trội so với những nhân viên ít tuổi hơn ở cùng vị trí. Điều này khiến nhân viên lớn tuổi lo ngại mất việc nên chấp nhận giảm lòng tự trọng, chọn cách thỏa hiệp, chịu sự bất công trong nội bộ phòng ban.

3.2. Hạn chế ngoại hình

Dù không phải làm việc trong giới giải trí nhưng nhiều người lao động cũng bị tâm lý tự ti về mặt ngoại hình dù chuyên môn giỏi. Cho dù không bị đồng nghiệp chế giễu nhưng việc không được chọn hoặc chọn rồi bị loại trong những hoạt động văn nghệ cần ngoại hình cũng đủ khiến lòng tự trọng của họ bị tổn thương.

3.3. Hạn chế sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất hạn chế có thể khiến tốc độ xử lý công việc của những nhân viên lớn tuổi hoặc nhân viên có khiếm khuyết chậm hơn đồng nghiệp. Vì vậy, những người hạn chế sức khỏe thường chọn những công việc yêu cầu thấp hơn năng lực chuyên môn mà họ có, chịu sự quản lý hà khắc hơn hoặc nhận mức lương thấp hơn.

Lòng tự trọng nơi công sở

3.4. Tình hình kinh tế xã hội

Kinh tế xã hội khó khăn, thất nghiệp tăng, việc làm giảm, để duy trì nguồn thu nhập, người lao động chấp nhận tạm gác lòng tự trọng, mong muốn kiếm tiền nuôi sống gia đình được đặt lên hàng đầu. Như hình ảnh công nhân may ráp giỏi bị thất nghiệp sẵn sàng đi bán vé số, chấp nhận giảm lương / không tăng ca để cầm cự với công việc…

3.5. Chủng tộc, tôn giáo, giới tính

Để tránh những xung đột do văn hóa công sở của quốc gia hoặc văn hóa của riêng tổ chức, nhiều doanh nghiệp cũng xét yếu tố chủng tộc, tôn giáo, giới tính khi tuyển dụng. Tiêu biểu như người da màu làm việc tại các nước Châu Mỹ nhận mức lương thấp hơn người da trắng, người đạo Hồi khó tìm việc ở nhiều lĩnh vực tại các nước phương Tây, làm việc ở công trường lương nữ giới thấp hơn vì sức khỏe không bằng nam giới…

4. Cách thức xây dựng và duy trì lòng tự trọng nơi công sở 

4.1. Gác lại trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ 

Ai cũng có quá khứ, ai cũng có sai lầm, chỉ có khác là người thì mãi gặm nhắm trải nghiệm tiêu cực đã qua, còn người thì biết tạm gác và xem đó như một bài học, sau đó bước tiếp một cách thông minh hơn. Người có lòng tự trọng chọn cách thứ hai, và quân sư khuyến khích bạn cũng chọn điều tương tự.

4.2. Mọi người đều bình đẳng như nhau 

Doanh nghiệp đã chấp nhận tuyển dụng bạn, đồng nghĩa bạn có năng lực và năng lực của bạn không hề thua kém bất cứ nhân sự nào trong phòng ban chuyên môn. Vì vậy, hãy tạm gác những ngờ vực năng lực bản thân, thay vào đó là sự chuyên tâm học hỏi, chủ động thực hành để nhanh chóng hòa nhịp vào tập thể.

Một khi bạn bước qua được cảm giác tự ti, não bộ sẽ có cảm giác như được tiếp thêm nguồn sinh khí mới, học cái gì cũng nhanh, làm cái gì cũng háo hức. Bởi vậy, người càng lạc quan lại càng dễ tiếp nhận những điều hay, điều mới, trong khi người cứ mãi dành thời gian cho sự tự ti thì não bộ không còn nhiều không gian và “dung lượng” để những điều tuyệt vời này chen chân vào nữa.

Xây dựng lòng tự trọng nơi công sở

4.3. Thiết lập kế hoạch cho nhu cầu bản thân 

Việc lên kế hoạch cho chính mình chính là vạch ra lộ trình phát triển một cách hợp lý và khoa học, đồng thời giúp bạn nhìn nhận một cách tổng thể mọi nguồn lực của bản thân theo từng giai đoạn. Nhờ vậy, tình trạng mất phương hướng hoặc định hướng quá sức sẽ không xảy ra.

Các mục tiêu dần được chinh phục, sự tự tin dần được nâng cao, lòng tự trọng vì vậy càng được khẳng định theo thời gian. Không chỉ bạn ngưỡng mộ chính mình, mà mọi người xung quanh cũng tôn trọng, kính nể bạn hơn.

4.4. Chấp nhận nhược điểm của bản thân 

Con người không ai là hoàn hảo, vì vậy, đừng quá chú tâm đến vài nhược điểm để rồi tạo áp lực cho chính mình, làm lu mờ vô số ưu điểm mà bản thân đang có. Đây là tình trạng chung của những bạn có lòng tự trọng quá cao, luôn muốn mình phải thật hoàn hảo, thật siêu giỏi trong mắt mọi người.

Chấp nhận nhược điểm không phải là chúng ta để mặc nhược điểm ảnh hưởng bản thân, mà là biết mức độ nhược điểm ra sao, từ đó dùng ưu điểm để khỏa lấp nhược điểm. Nếu có thể sẽ dần dần khắc phục nhược điểm trong khả năng cho phép.

4.5. Nói “Không” khi cần thiết 

Lòng tự trọng không phải là sự khuyến khích làm hài lòng tất cả mọi người, mà đây là tố chất giúp chúng ta giữ được lập trường, quan niệm sống tốt đời, đẹp đạo của chính mình trong môi trường công sở. Do đó, việc nói “Không” trước những yêu cầu trái chuẩn mực, trước những lời nói khiếm nhã, trước những hành vi lợi dụng lòng tốt của đồng nghiệp… hoàn toàn không làm giảm sút lòng tự trọng của bạn. Ngược lại, hành động này còn là lời khẳng định mạnh mẽ giúp bảo vệ bạn khỏi những tác động xấu, có nguy cơ gây thiệt hại, tổn thất từ tinh thần đến kết quả đánh giá công việc trong tương lai.

Lòng tự trọng được xem như một phần không thể thiếu trong mảng sức khỏe tinh thần nơi công sở. Như những phân tích quân sư TalentBold chia sẻ, có thể thấy lòng tự trọng tác động trực tiếp đến nỗ lực làm việc và hiệu quả công việc lớn như thế nào. Một khi doanh nghiệp biết quan tâm và tạo điều kiện để nhân viên giữ được lòng tự trọng của bản thân cũng chính là đang giúp tổ chức giữ chân nhân tài, phát triển môi trường làm việc lành mạnh bền vững.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng