maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Nghệ thuật quản lý

Phân tích mô hình SWOT tại các doanh nghiệp lớn

Phân tích mô hình SWOT tại các doanh nghiệp lớn

Giá trị mô hình SWOT trong hoạch định chiến lược của doanh nghiệp đã được chia sẻ trong bài viết trước. Hôm nay, quân sư TalentBold sẽ cùng bạn đọc phân tích mô hình SWOT tại các doanh nghiệp lớn để hiểu rõ hơn vai trò, mục đích và cách thức phân tích SWOT hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của riêng mình.

MỤC LỤC:
1- Vai trò của mô hình SWOT trong doanh nghiệp
2- Ví dụ mô hình SWOT các doanh nghiệp lớn

2.1. Mô hình SWOT của Vinamilk 
2.2. Mô hình SWOT của Vinfast
2.3. Mô hình SWOT của Apple
2.4. Mô hình SWOT của TH true milk

3- Câu hỏi thường gặp về phân tích SWOT

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm lương cao

1- Vai trò của mô hình SWOT trong doanh nghiệp 

1.1. Định hình chiến lược kinh doanh

Muốn vượt trội trong kinh doanh, mỗi tổ chức cần hiểu rõ yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có tác động tương hỗ ra sao, đối lập thế nào thì mới biết được những chiến lược nào là quan trọng và phù hợp, cần ưu tiên triển khai trước.

1.2. Trực quan nắm bắt toàn cục

Những nội dung phân tích riêng lẻ sẽ làm cho doanh nghiệp khó liên kết dữ liệu, dễ gây sự chệch hướng trong hoạch định chính sách. Thông qua mô hình SWOT, nội dung phân bổ rõ ràng, súc tích, cùng cách bố cục khoa học sẽ không bỏ sót bất cứ chi tiết nhỏ nào.

1.3. Phát triển nguồn lực tương lai

Nhà quản lý cần có tầm nhìn xa, nắm bắt cơ hội tốt, hiểu rõ mối đe dọa để xúc tiến dần những nguồn lực còn chưa hoàn thiện trong tổ chức. Mô hình SWOT sẽ hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu này.

2- Ví dụ mô hình SWOT các doanh nghiệp lớn 

2.1. Mô hình SWOT của Vinamilk

2.1.1. Điểm mạnh

Thương hiệu nổi tiếng

Chiến lược Marketing hiệu quả

Mạng lưới phân phối rộng khắp

Những việc làm hấp dẫn

Sales Manager (Logistics, Chinese & English Speaking)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Warehouse Manager (Automation)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên CNTT-Phần mềm , Kho vận

QA Manager (Garment, open to Local & Expat)

Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Business Development Manager (FMCG/Home Appliance)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Bán hàng Đồ Gia dụng, Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng

Head of Art (3D Video)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Báo chí/ Truyền hình, Nghệ thuật/Thiết kế , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR

Ứng dụng công nghệ cao

2.1.2. Điểm yếu

Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu

Thị phần sữa bột chưa cao

2.1.3. Cơ hội

Chính phủ hỗ trợ

Lượng khách hàng tiềm năng lớn

Nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt tăng

Xu hướng tiêu dùng sản phẩm có lợi cho sức khỏe tăng

2.1.4. Mối đe dọa

Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều

Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định

Người tiêu dùng Việt có xu hướng chuộng sữa ngoại

Mô hình SWOT của Vinfast

>>> Bạn có thể xem thêm: SWOT là gì? Ứng dụng mô hình SWOT để phát triển

2.2. Mô hình SWOT của Vinfast

2.2.1. Điểm mạnh

Ban lãnh đạo quy tụ nhiều nhân tài trong nước và quốc tế

Nguồn lực tài chính mạnh

Hình ảnh thương hiệu tích cực

Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn cao, đáp ứng nhiều thị trường quốc tế

Mạng lưới phân bổ sản phẩm dày đặc khắp các tỉnh và nhiều quốc gia khác.

2.2.2. Điểm yếu

Mức độ nổi tiếng của thương hiệu chưa cao bằng các dòng xe nhập khẩu

Mức độ phổ biến linh kiện Vinfast chưa cao, thiếu tiện lợi khi cần thay thế

Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng chưa đáp ứng trọn vẹn yêu cầu từ khách hàng

Năng lực Marketing, PR cho sản phẩm chưa cao

2.2.3. Cơ hội

Hợp tác, trao đổi công nghệ sản xuất hiện đại từ các đối tác quốc tế

Thu hút lượng lớn khách hàng Việt với giá hợp lý, mẫu mã đẹp, tôn vinh thương hiệu Việt

Nhu cầu sở hữu ô tô cá nhân của người Việt tăng cao

2.2.4. Mối đe dọa

Đối thủ cạnh tranh đều là những thương hiệu ô tô lâu năm

Ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô trong nước còn thấp, đa phần phụ tùng, linh kiện… phải nhập khẩu.

Áp lực mở rộng thị trường để tăng lượng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Mô hình SWOT tại Apple

2.3. Mô hình SWOT của Apple

2.3.1. Điểm mạnh

Thị phần lớn toàn cầu

Công nghệ hiện đại, cải tiến liên tục

Cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ người dùng Apple như AppleCare, Apple Card, Apple TV +,…

Đa dạng hóa các dòng sản phẩm mang thương hiệu Apple

Mẫu mã đẹp, hiện đại, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế

Số lượng khách hàng trung thành lựa chọn sản phẩm của Apple cao

2.3.2. Điểm yếu

Không đầu tư nhiều cho quảng cáo

Mức độ cải tiến mẫu mã không cao

Mức giá sản phẩm cao

Chỉ có thể sử dụng tương thích với phần mềm của Apple

Nhiều dòng sản phẩm nhưng doanh thu chính vẫn phụ thuộc vào Iphone

Cáo buộc công ty Apple theo dõi thông tin và tương tác của người dùng trên sản phẩm

2.3.3. Cơ hội

Công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển

Xu hướng sản phẩm thân thiện với môi trường

Vận dụng thực tế ảo trong các tính năng sản phẩm

Mức độ phụ thuộc công nghệ của xã hội ngày một lớn

2.3.4. Mối đe dọa

Cạnh tranh thị phần gay gắt

Công nghệ cải tiến liên tục

Ảnh hưởng của đại dịch và chiến tranh đến nguồn thu tiêu thụ

Mô hình SWOT tại TH true milk

2.4. Mô hình SWOT của TH true milk

2.4.1. Điểm mạnh

Nguồn cung vốn ổn định từ ngân hàng Bắc Á

Xây dựng quy trình sản xuất ổn định từ chăn nuôi đến phân phối

Tự chủ về trang trại, nhà máy sản xuất

Nhận diện thương hiệu phát triển tốt, tôn chỉ hướng đến lợi ích cộng đồng

Nhân sự giỏi từ cấp lãnh đạo đến nhân viên

Văn hóa tổ chức thân thiện môi trường và xã hội

2.4.2. Điểm yếu

Giá thành sản phẩm cao so với mặt bằng giá sữa tại Việt Nam

Chi phí vận hành sản xuất cao

Hệ thống xử lý nước thải nơi sản xuất chưa hoàn thiện

2.4.3. Cơ hội

Nhu cầu tiêu thụ sữa toàn cầu luôn hiện hữu

Thị phần quốc tế tiềm năng

Ưu tiên lựa chọn sản phẩm chú trọng sức khỏe người dùng

2.4.4. Mối đe dọa

Cạnh tranh gay gắt với cả thương hiệu sữa trong nước và hàng nhập khẩu

Số lượng sản phẩm thay thế ngày một tăng với nhiều phân khúc giá

Áp lực trước những cam kết doanh nghiệp đặt ra

3- Câu hỏi thường gặp về phân tích SWOT 

3.1 Ai đã phát minh ra phân tích SWOT?

Mô hình SWOT được phát triển mạnh mẽ vào những năm 1960 – 1970 và Albert Humphrey  được xem là tiên phong dẫn lối nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện mô hình này. Dự án nghiên cứu SWOT được thực hiện tại đại học Stanford, Mỹ, dựa trên số liệu thống kê từ 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ được tạp chí Fortune 500 bình chọn vào thời điểm đó.

Tên gọi đầu tiên của mô hình là SOFT – Strengths (Điểm mạnh), Opportunity (Cơ hội), Fault (Lỗi), Threat (Mối đe dọa). Nhưng vào năm 1964, tại Zurich, Thụy Sĩ, sau khi giới thiệu mô hình cho Urick và Orr, Albert đã cùng các cộng sự thay đổi F (Fault) thành W (Weakness) và mô hình SWOT chính thức ra đời.

Áp dụng lần đầu tiên tại tập đoàn Erie Technological (1966). Đến năm 1973, khi sử dụng tại J W French Ltd, mô hình SWOT mới thực sự được phát triển. Đầu năm 2004, SWOT được hoàn thiện trọn vẹn, mang lại giá trị định hướng chiến lược theo mục tiêu của tổ chức bằng chính nhân lực nội tại, không cần tốn kém thuê dịch vụ ngoài.

Câu hỏi thường gặp về SWOT

3.2 Phân tích SWOT dùng để làm gì?

Dựa trên phân tích 4 yếu tố của mô hình SWOT, doanh nghiệp sẽ xác định được những:

  • Điểm mạnh hiện tại thông qua yếu tố Strengths

  • Điểm mạnh tương lai thông qua yếu tố Opportunities

  • Điểm yếu hiện tại thông qua yếu tố Weakness

  • Điểm yếu tương lai thông qua yếu tố Threats

Từ đó làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định những yếu tố khách quan – chủ quan ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó. Góp phần quan trọng trong các nhiệm vụ

  • Lập kế hoạch chiến lược

  • Lên ý tưởng cải tiến

  • Đưa ra quyết định đầu tư

  • Phát huy thế mạnh nội tại

  • Loại bỏ, hạn chế và dự phòng phương án ứng phó rủi ro do điểm yếu gây ra…

3.3 Làm cách nào để viết một bản phân tích SWOT?

Để hoàn thành một bản phân tích SWOT chất lượng, chúng ta nên thực hiện theo các bước:

Bước 01: Xác định mục tiêu chúng ta mong muốn hiểu rõ thông qua mô hình SWOT

Mỗi người sẽ có rất nhiều mục tiêu muốn chinh phục. Mục tiêu khác nhau, nội dung phân tích SWOT sẽ khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất cân điện tử:

  • Mục tiêu cải tiến sản phẩm mới thì điểm mạnh sẽ là kinh nghiệm sản xuất lâu năm, hiểu rõ nhu cầu khách hàng

  • Mục tiêu mở rộng thị phần thì điểm mạnh sẽ là mối quan hệ với nhiều đại lý uy tín, đội ngũ Sales thông thạo nhiều thị trường

Bước 02: Khách quan phân tích SWOT

Xác định đúng mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng tổng hợp nội dung liên quan đến 4 yếu tố SWOT phù hợp với mục tiêu đó.

Bước 03: Kết hợp phân tích SWOT

Cứ lần lượt kết hợp từng 2 yếu tố lại với nhau. Bạn sẽ nhận ra:

  • SO: Sức mạnh + Cơ hội -> Kế hoạch ngắn hạn, phát huy nhanh lợi thế sẵn có

  • WO: Điểm yếu + Cơ hội -> Xây dựng chiến lược lâu dài, cải thiện điểm yếu

  • ST: Sức mạnh + Mối đe dọa -> Kế hoạch ứng phó ngắn hạn

  • WT: Điểm yếu + Mối đe dọa -> Chiến lược cải thiện, ứng phó trong tương lai.


SWOT là gì

3.4 So sánh Phân tích SWOT và Ma trận TOWS như thế nào?

Các chữ cái trong mô hình SWOT và ma trận TOWS rất giống nhau nhưng ý nghĩa tiềm ẩn thì khác nhau:

3.4.1. Thứ tự phân tích

Mô hình SWOT ưu tiên phân tích điểm mạnh và điểm yếu trước.

Ma trận TOWS ưu tiên phân tích cơ hội và mối đe dọa trước.

3.4.2. Quan điểm thiết lập chiến lược

Mô hình SWOT coi trọng năng lực nội tại của doanh nghiệp, tin tưởng chỉ cần phân bổ, sắp xếp, cải tiến năng lực phù hợp là có thể ứng phó mọi cơ hội và mối đe dọa bên ngoài.

Ma trận TOWS coi trọng tác động của môi trường bên ngoài, nên ưu tiên phân tích cơ hội và mối đe dọa để nội bộ doanh nghiệp có sự điều chỉnh tương thích theo thời cuộc.

3.4.3. Quy mô doanh nghiệp áp dụng

Mô hình STOW phù hợp cho doanh nghiệp quy mô lớn, năng lực nội tại cao, tầm ảnh hưởng rộng.

Ma trận TOWS thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần nương theo thị trường để thích ứng và phát triển.

3.5 Sai lầm lớn nhất khi phân tích SWOT là gì?

3.5.1. Tiết chế nội dung phân tích yếu tố

Nhất là khi thấy điểm mạnh / cơ hội quá ít mà điểm yếu / mối đe dọa lại nhiều, người phân tích sẽ có xu hướng tiết chế, giảm bớt những nội dung phân tích để tạo sự cân bằng số lượng nội dung từng yếu tố trong mô hình SWOT. Điều này là sai lầm, vì thiếu sự khách quan nghiêm trọng, sẽ khiến kết quả phân tích bị sai lệch, lãng phí công sức.

3.5.2. Diễn giải dài dòng

Mô hình SWOT chia thành các ô liên kết nhau nhằm tạo cái nhìn trực quan, súc tích cho người phân tích dễ nắm bắt. Vì vậy, mỗi ý trong nội dung không nên trình bày dài dòng, gây khó khăn cho quá trình nắm bắt và kết hợp phân tích.

3.5.3. Thiếu chuẩn xác khi phân tích Cơ hội và Mối đe dọa

Điểm mạnh và điểm yếu thuộc về bản thân nên dễ nhận thấy và liệt kê. Còn cơ hội và mối đe dọa là yếu tố bên ngoài, tự mình ngồi tổng hợp sẽ khó đầy đủ. Bạn có thể lấy nội dung này từ những mô hình SWOT của doanh nghiệp lớn cùng ngành, hoặc thực hiện bài phân tích PEST.

Thông qua những phân tích mô hình SWOT tại các doanh nghiệp lớn mà quân sư TalentBold vừa chia sẻ, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của quá trình đánh giá khách quan các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đây luôn là bước đi quan trọng cho mọi giai đoạn hoạch định chiến lược phát triển, và cũng là yếu tố chủ chốt nâng tầm giá trị cho mô hình SWOT.

 Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng