- 420k
- 1k
- 870
Chất lượng sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một sản phẩm sản xuất ra mà không đáp ứng được yêu cầu chất lượng sẽ không được khách hàng tin dùng. Khi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và tăng trưởng bền vững của công ty. Chính vì vậy, công việc của kỹ sư quản lý chất lượng trong các công ty là hết sức cần thiết. Họ là những người làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, khiến khách hàng hài lòng và yêu thích sản phẩm hơn.
Kỹ sư quản lý chất lượng (Quality Control Engineer) hay Kỹ sư QC là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên quy trình tiêu chuẩn do bộ phận QA thiết lập nên. Họ là những người trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm tại tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu ra tuân theo các tiêu chuẩn định sẵn. Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, Kỹ sư quản lý chất lượng có vai trò phát hiện các sai sót tồn tại trên sản phẩm và yêu cầu bộ phận sản xuất sửa chữa, khắc phục các lỗi đó.
>>> Xem thêm: Trách nhiệm, chức năng của kỹ sư quản lý chất lượng (QC)
Mỗi Kỹ sư quản lý chất lượng thường đảm nhận một khâu trong quy trình sản xuất. Cụ thể IQC là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, PQC chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất, OQC chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra. Để hoàn thành vai trò của Kỹ sư quản lý chất lượng trong mỗi giai đoạn sản xuất, họ thường thực hiện các công việc cụ thể như sau:
Kỹ sư quản lý chất lượng cần lập kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu chất lượng sản phẩm định kỳ tại tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Việc này nhằm đảm bảo nhanh chóng phát hiện sản phẩm bị lỗi, kịp thời sửa chữa sản phẩm lỗi, không để sản phẩm lỗi xuất ra thị trường. Xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể sẽ giúp Kỹ sư quản lý chất lượng chủ động hơn trong công việc, dễ dàng theo sát quá trình sản xuất, không để xảy ra lỗ hổng đáng tiếc làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Tùy theo yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà định kỳ Kỹ sư quản lý chất lượng cần tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm soát, lập ra báo cáo cho ban lãnh đạo. Thông qua báo cáo này, ban lãnh đạo sẽ nắm được tình hình kiểm soát chất lượng sản phẩm có đang tiến hành đúng như quy trình đã được lập ra hay không. Đồng thời cũng đánh giá được mức độ hiệu quả và phù hợp của quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm đã lập.
Ngay từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào, Kỹ sư quản lý chất lượng đã phải tiến hành lấy mẫu để kiểm tra, đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn đã đặt ra.
Trong quá trình sản xuất, tiến hành lấy mẫu, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm. Nếu không đạt lập tức yêu cầu sửa chữa.
Trước khi cho xuất kho sản phẩm, kỹ sư quản lý chất lượng cần kiểm tra chất lượng lô hàng. Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, có quyền đình chỉ việc xuất hàng, gửi trả hàng lại cho quản đốc xưởng xử lý.
Kết quả kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra cần được tổng hợp và lập ra thành báo cáo. Dựa trên các báo cáo này ban lãnh đạo sẽ có cái nhìn bao quát về chất lượng nguồn cung ứng và sản phẩm đầu ra. Qua đó có biện pháp cải thiện chất lượng nguồn cung ứng và cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc phát triển sản phẩm mới.
Dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng do bộ phận QA lập ra, kỹ sư quản lý chất lượng cần tiến hành nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kiểm soát chất lượng cụ thể. Các biện pháp này phải phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty và phù hợp với từng sản phẩm cụ thể.
Dựa trên các biện pháp kiểm soát chất lượng đã được ban lãnh đạo phê duyệt, Kỹ sư quản lý chất lượng tiến hành triển khai thực hiện các biện pháp này tại tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất. Đồng thời, tiến hành đánh giá hiệu quả thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng, để tìm ra những điểm chưa hợp lý và điều chỉnh kịp thời.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng cần tích lũy của kỹ sư quản lý chất lượng
Kỹ sư quản lý chất lượng phải thường xuyên theo dõi, giám sát và đưa ra đánh giá liên quan đến việc thực hiện quy trình sản xuất. Mục đích của việc này là đảm bảo bộ phận sản xuất tuân thủ đúng quy trình sản xuất, kịp thời phát hiện ra các sai phạm và sửa chữa các sai phạm. Trong trường hợp không xử lý được cần báo cáo cho ban lãnh đạo tìm phương án giải quyết.
Có thể thấy rằng công việc của Kỹ sư quản lý chất lượng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm chất lượng sẽ tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tiếp cận được lượng khách hàng lớn hơn. Đặc biệt các sản phẩm có chất lượng cao luôn nhận được sự yêu thích và quan tâm của người tiêu dùng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến công việc của Kỹ sư quản lý chất lượng mà Hrchannels muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng với bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn công việc của một Kỹ sư quản lý chất lượng.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet