maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mẫu mô tả công việc

Một ngày làm việc của kỹ sư cơ khí như thế nào

Một ngày làm việc của kỹ sư cơ khí như thế nào

Ngành cơ khí có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Vì sản phẩm của ngành cơ khí chính là nền tảng cung cấp tư liệu, công cụ cho hoạt động sản xuất. Các thống kê nguồn nhân lực cho thấy, ngành cơ khí của nước ta luôn trong tình trạng thiếu nhân lực. Đặc biệt là thiếu các Kỹ sư cơ khí có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Bài viết này TalentBold sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về công việc của Kỹ sư cơ khí.

Kỹ sư cơ khí là gì?

Kỹ sư cơ khí (Mechanical Engineer) là người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí. Họ là những người có chuyên môn cao trong các lĩnh vực như: chuyển động học, động học, tĩnh học, điều khiển học, sức bền vật liệu, khí động học, cơ học, nhiệt động lực học, thủy lực, khí nén… Ngoài ra các Kỹ sư cơ khí cũng phải có kiến thức và khả năng vận dụng các khái niệm trong môi trường kỹ thuật điện và hóa học.

Các kỹ sư cơ khí là người có khả năng tạo dựng hình dạng, kích thước các chi tiết của các loại máy móc, thiết bị. Họ am hiểu cách gia công, lắp ráp và vận hành nhiều loại máy móc thiết bị nên họ đóng vai trò rất quan trọng trong các nhà máy, công ty chế tạo. Các Kỹ sư cơ khí cũng có thể trở thành các chủ doanh nghiệp kinh doanh tư vấn lắp đặt, hay cung cấp dịch vụ bảo hành bảo trì các máy móc thiết bị. Với kiến thức về quản lý và điều hành sản xuất, Kỹ sư cơ khí cũng có thể tham gia vào bộ máy lãnh đạo của chính phủ, tham gia vào các bộ và cơ quan nhà nước tại các cấp.


>>> Xem thêm: Làm cách nào để trở thành Kỹ sư cơ khí

Một ngày làm việc của Kỹ sư cơ khí

Bằng kiến thức chuyên môn và khả năng của mình, Kỹ sư cơ khí có thể đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau. Công việc chính của họ là nghiên cứu, thiết kế, phát triển, tạo dựng và thử nghiệm các thiết bị cơ khí, động cơ, công cụ và máy móc.

1. Phát triển các sản phẩm cơ khí mới 

Phát triển các sản phẩm cơ khí mới là công việc chính của các Kỹ sư cơ khí. Nhiệm vụ của họ là phác thảo ra các thiết kế, tiến hành bóc tách bản vẽ chi tiết kỹ thuật của sản phẩm cơ khí mới hay các máy móc, thiết bị, công cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng.

Kế tiếp Kỹ sư cơ khí sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra các sản phẩm mới hoặc là chịu trách nhiệm giám sát quá trình gia công các sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm làm ra đúng với thiết kế và kịp thời khắc phục các sai sót trong bản thiết kế.

Khi sản phẩm hoàn thành, tham gia vào việc lắp đặt, chạy thử, kiểm tra tính năng của sản phẩm đã đạt yêu cầu hay chưa, chất lượng có đảm bảo hay không. Sau đó tiến hành nghiệm thu sản phẩm.

2. Lắp đặt, vận hành hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty

Kỹ sư cơ khí chịu trách nhiệm thực hiện việc lắp đặt các hệ thống máy móc, thiết bị mới được mua sắm cho các công trình, dự án mới hay cho các quy trình sản xuất sản phẩm mới của công ty. Họ cũng tham gia lên phương án bố trí vị trí máy móc sao cho phù hợp và an toàn trong quá trình sử dụng.

Thường xuyên theo dõi, quản lý quá trình vận hành của các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Đảm bảo hiệu quả hoạt động tối đa. Kịp thời phát hiện các sự cố do vận hành không đúng cách.

3. Sửa chữa, bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị trong nhà máy của công ty

Thường xuyên kiểm tra các thành phần của hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của công ty. Kịp thời phát hiện các hư hỏng, phân tích tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa thích hợp. Tiến hành sửa chữa các hư hỏng, không để xảy ra gián đoạn trong quá trình sản xuất.

Lập kế hoạch bảo trì định kỳ cho các máy móc thiết bị của công ty theo khuyến cáo của nhà cung cấp và theo thực tế sử dụng tại công ty. Triển khai thực hiện việc bảo trì theo đúng kế hoạch đã đặt ra khi đến thời điểm quy định.

4. Nghiên cứu và đưa ra biện pháp cải tiến hệ thống máy móc, thiết bị 

Kỹ sư cơ khí có trách nhiệm tích cực và chủ động nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp cải tiến hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị phục quá trình sản xuất của công ty. Qua đó nâng cao năng suất quá trình sản xuất.

Khi các ý tưởng cải tiến được Ban Giám đốc chấp thuận, Kỹ sư cơ khí cần nhanh chóng lập ra kế hoạch chi tiết về nguồn nhân lực, vật lực cũng như tiến trình thực hiện các giải pháp đó.

5. Thực hiện các nhiệm vụ công việc khác

Với vai trò phụ trách các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cơ khí trong công ty, các Kỹ sư cơ khí cần thường xuyên tìm hiểu nâng cao kiến thức chuyên môn để có thể đưa ra các sáng kiến, ý tưởng mới liên quan đến công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực cơ khí cho Ban lãnh đạo.

Kỹ sư cơ khí có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn công việc cho các công nhân mới, hỗ trợ họ các kỹ thuật cần thiết trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị.

Định kỳ lập báo cáo theo quy định của công ty, hoặc lập báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.


>>> Có thể bạn quan tâm: Top ngành nghề cần tuyển kỹ sư quản lý chất lượng

Trên đây là những thông tin về mô tả công việc của Kỹ sư cơ khí mà TalentBold muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp.

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng