maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Move on là gì? Những dấu hiệu cho thấy bạn nên move on công việc

Move on là gì? Những dấu hiệu cho thấy bạn nên move on công việc

Move on – một cụm từ tiếng Anh được dùng để thể hiện sự bước tiếp, bắt đầu điều gì đó mới mẻ hay chuyển đến nơi nào đó. Hiện nay, cụm từ này đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, bao gồm từ cuộc sống, tình yêu, các mối quan hệ và cả công việc. 

Trong bài viết này, Quân sư sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn move on là gì, cũng như đào sâu về khía cạnh move on trong công việc. Bạn đọc hãy theo dõi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

MỤC LỤC:
1- Move on là gì?
2- 3 bước của quá trình move on
3- Ý nghĩa của move on trong công việc
4- Những dấu hiệu cho thấy bạn nên move on công việc
5- Những điều bạn cần làm trước khi move on công việc

   5.1- Đánh giá cơ hội và rủi ro khi nghỉ việc
   5.2- Tiền lương
   5.3- Kỳ vọng của bạn có khả thi?
   5.4- Đây có phải thời điểm move on phù hợp?
   5.5- Tiếp tục làm việc đến khi có công việc mới
   5.6- Hoàn thành những việc còn dang dở
   5.7- Thông báo với sếp
   5.8- Sắp xếp chỗ làm việc trước khi chính thức nghỉ việc

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

1- Move on là gì? 

Trong tiếng Anh, “move on” có nghĩa là bắt đầu làm 1 điều gì đó mới vẻ hoặc là di chuyển đến đâu đó. Cụ thể hơn, cụm từ này sẽ được sử dụng để diễn tả những tình huống sau:

- Nghỉ việc, bắt đầu một công việc mới.

- Bước tiếp, sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.

- Chuyển sang nội dung, chủ đề mới.

- Chuyển đi, dọn đi nơi khác.

Move on thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy và hành động của mỗi người. Nó cũng cho thấy sự tự tin và quyết tâm muốn vượt qua quá khứ để tiến tới tương lai tốt đẹp hơn.

Những việc làm hấp dẫn

Phiên Dịch Tiếng Trung & Tiếng Nhật (Sản Xuất)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Kế Toán Trưởng (Sản xuất, Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Kế Toán Trưởng (Sản xuất, Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Phiên Dịch Tiếng Trung

Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long Hành chánh/Thư ký , Nông nghiệp/Lâm nghiệp

KỸ SƯ SẢN XUẤT (TIẾNG TRUNG)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Nghệ thuật/Thiết kế , Sản Xuất , Ôtô / Xe Máy

Trong công việc, sẽ không có ai cố chấp theo đuổi một sự nghiệp không phù hợp hoặc không có cơ hội phát triển. Chắc chắn, khi nhận thấy những dấu hiệu bất ổn trong công việc, bạn sẽ nghĩ đến việc rời đi để tìm kiếm cho mình một sự nghiệp thăng tiến, thành công hơn.

2- 3 bước của quá trình move on 

Quá trình move on công việc chưa bao giờ dễ dàng. Bạn nhất định sẽ phải trải qua các bước, các giai đoạn khác nhau để có thể chấp nhận thực trạng và tìm ra phương án chuyển việc phù hợp nhất.

Thông thường, quyết định move on sẽ trải qua các bước sau:

2.1- Nhìn nhận thực tế công việc hiện tại

Khi bắt đầu đảm nhận công việc hiện tại, chắc chắn bạn rất hào hứng, hăng say và tràn đầy tinh thần nhiệt huyết. Nhưng, thời gian trôi qua, bạn nhận ra mình đã không còn những cảm xúc như lúc đầu.

Dù khó khăn nhưng bạn không thể phủ nhận đây là sự thật. Và điều bạn cần làm lúc này là tiếp nhận, đối mặt với sự thay đổi cũng như có hành động thiết thực để học hỏi, phát triển một cách tích cực.

Move on là gì

>>> Quan tâm thêm: Nghỉ việc và những điều bạn nên làm

2.2- Đối mặt với những cảm xúc tiêu cực và xử lý chúng

Nếu ý nghĩ move on công việc xuất hiện trong đầu bạn đã lâu thì ắt hẳn nó sẽ mang tới cho bạn nhiều cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể cảm thấy thiếu động lực, chán nản, mệt mỏi, thất vọng,… vì công việc không như mong muốn.

Những gì bạn trải qua đều sẽ trở thành kinh nghiệm quý giá trong hành trình sự nghiệp sau này. Vì vậy, bạn đừng né tránh mà hãy đối mặt và xử lý chúng một cách triệt để nhất.

2.3- Thay đổi bản thân, thiết lập mục tiêu công việc mới

Move on khỏi công việc hiện tại không chỉ là giải pháp cho sự bế tắc trong sự nghiệp của bạn mà nó cũng giúp bạn phát triển, hoàn thiện bản thân hơn trước.

Do đó, bạn nên chuyên chú đầu tư, phát triển bản thân và thiết lập cho mình mục tiêu công việc mới. Đồng thời, bạn cũng cần có quyết tâm và kiên trì để có thể trưởng thành hơn trong công việc và cả cuộc sống cá nhân.

3- Ý nghĩa của move on trong công việc 

Hiểu được move là gì bạn sẽ thấy đây là một hành trình biến đổi tâm lý vô cùng phức tạp. Trong quá trình đó, bạn sẽ phải chấp nhận thực tế và thay đổi bản thân một cách tích cực.

Move on trong công việc không chỉ giúp bạn thăng tiến sự nghiệp mà còn là cơ hội tốt để bạn hoàn thiện, phát triển năng lực cá nhân. Đồng thời, quá trình chuyển việc cũng cung cấp cho bạn bài học quý giá về cách đối mặt, kiểm soát và xử lý những thay đổi và khó khăn trong công việc.

Trong công việc, move on là quyết định rất quan trọng. Nó không đơn giản là việc bạn ngừng làm công việc nào đó mà còn giúp bạn xây dựng lại sự tự tin, tính kiên nhẫn và lòng nhiệt huyết với công việc.

Để khám phá những khía cạnh mới trong công việc, bạn nhất định phải thật dũng cảm bởi thay đổi vị trí công việc cũng giống như bạn đang tiến vào cuộc thử thách mới. 

Qúa trình move on

4- Những dấu hiệu cho thấy bạn nên move on công việc 

Khi đã hiểu được ý nghĩa của move on là gì bạn sẽ thấy nghỉ việc không phải lúc nào cũng là hành vi nông nổi. Có những trường hợp nghỉ việc là lựa chọn đúng đắn giúp bạn trở thành một nhân viên tốt và thành công hơn.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu dưới đây thì hãy cân nhắc đến việc move on công việc hiện tại nhé.

4.1- Công việc quá dễ, không có tính thử thách

Nếu công việc trở nên quá dễ dàng với bạn hoặc là không còn tính thử thách như trước đó thì chứng tỏ bạn đang làm một công việc thấp hơn so với năng lực của mình. Lúc này, công việc chính là yếu tố cản trở tiềm năng phát triển của bạn.

4.2- Không còn đam mê

Phải làm một công việc không còn đam mê sẽ chỉ khiến bạn sao nhãng. Bạn cũng không còn dành thời gian, công sức cho công việc đó như trước kia nên hiệu quả làm việc không cao.

4.3- Môi trường làm việc toxic

Bạn có đang làm việc trong môi trường thiếu lành mạnh, đồng nghiệp thường xuyên soi mói, ganh ghét nhau? Đây là dấu hiệu rất rõ cho thấy bạn nên tránh xa nơi đó.

4.4- Không tìm thấy cơ hội phát triển

Cơ hội phát triển ở đây không nhất thiết phải là được thăng chức. Thực tế, nó đơn giản chỉ là bạn có được tham gia vào các dự án, nhiệm vụ mới hay có được đầu tư phát triển kỹ năng, chuyên môn hay không.

Nếu không có những điều này, bạn nên đòi quyền lợi cho mình. Trường hợp không được đáp ứng, bạn nên nghĩ đến việc rời đi.

4.5- Khả năng phát triển của công ty

Bạn nên tìm hiểu một chút về tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của công ty. Nếu nhận thấy chỉ số này không tốt, hãy tìm kiếm cơ hội tại những công ty có khả năng phát triển tốt hơn.

4.6- Đạo đức nghề nghiệp của bạn có đang bị tổn hại?

Mỗi nghề nghiệp đều cần tuân thủ những quy tắc đạo đức nhất định. Chắc chắn một môi trường làm việc chuyên nghiệp, phù hợp sẽ không xâm phạm đến điều này.

Ý nghĩa move on

4.7- Bạn không được thể hiện ý kiến 

Quá trình làm việc có thể xuất hiện những vật cản làm bạn không thể hoàn thành công việc tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn được quyền đưa ra ý kiến về điều đó thì hãy tiếp tục ở lại, còn không thì hãy rời đi vì bạn không thể bị gò ép như vậy trong thời gian dài.

4.8- Bạn không đủ năng lực làm việc

Bạn có đang gặp phải nhiều việc không thể giải quyết? Hoặc là bạn đang gặp vấn đề gì đó về sức khỏe? Nếu vậy, bạn nên cân nhắc move on vì chính bản thân và vì công ty.

4.9- Thu nhập không tương xứng

Trong một số trường hợp bạn có thể đồng ý với mức lương thấp để nhận lấy cơ hội phát triển. Nhưng nếu không có bất cứ điều gì thì bạn nên yêu cầu mức lương xứng đáng với năng lực của mình.

4.10- Bạn gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi phải tới công ty làm việc thì hãy nghĩ đến việc thay đổi công việc hiện tại đi nhé. Tình trạng này kéo dài sẽ chỉ khiến bạn thêm stress, thậm chí là trầm cảm mà thôi.

4.11- Bạn có cơ hội làm việc tốt hơn tại công ty khác

Bạn nhận được đề nghị làm việc tốt hơn tại công ty khác và bạn cũng cảm thấy công việc đó phù hợp với mình. Vậy thì, hãy chọn cách nghỉ việc một cách văn minh nếu công ty hiện tại vẫn đang rất tốt.

4.12- Bạn không muốn người thân, bạn bè của mình làm việc tại công ty

Nếu đang làm việc tại một công ty tốt, nhất định bạn sẽ muốn kéo những người thân quen của mình đến làm cùng. Nhưng, nếu bạn có thể tìm ra cả đống lý do để không làm việc tại đó thì hãy xem xét lại xem mình có nên rời đi.

5- Những điều bạn cần làm trước khi move on công việc 

Chuyển việc không phải điều đơn giản. Bạn nên đảm bảo bản thân đã hiểu rõ những vấn đề liên quan đến move on là gì và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có quyết định sau cùng.

Dưới đây là những điều bạn nên làm để move on công việc một cách an toàn:

5.1- Đánh giá cơ hội và rủi ro khi nghỉ việc 

Không ai có thể chắc chắn công việc mới của bạn sẽ tốt hơn công việc hiện tại. Vì vậy, bạn cần tự mình cân nhắc lý do nghỉ việc một cách lý trí nhất. Đừng nên cư xử cảm tính vì biết đâu bạn sẽ hối hận sau khi move on.

5.2- Tiền lương 

Bạn cho rằng mình không nhận được mức lương xứng đáng? Nếu vậy, bạn hãy thử yêu cầu được tăng lương. Trong trường hợp không được đáp ứng, hãy cân nhắc đến việc thay đổi công việc.

Điều cần làm khi move on

5.3- Kỳ vọng của bạn có khả thi? 

Thường thì người nhảy việc sẽ mong muốn nhận được mức lương cao hơn hiện tại. Nhưng, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Do đó, bạn nên đánh giá lại xem kỳ vọng bản thân có hợp lý, bằng không bạn có thể sẽ thất vọng khi không nhận được mức lương gấp hai, ba lần như mong mong đợi.

5.4- Đây có phải thời điểm move on phù hợp? 

Bạn nên cân nhắc đến các yếu tố cá nhân, thị trường lao động, thực trạng ngành nghề trước khi quyết định. Bởi vì bạn sẽ khó tìm việc mới nếu thị trường đang suy thoái hoặc là bạn sẽ gặp căng thẳng nhiều hơn nếu nghỉ việc khi vừa sinh con.

5.5- Tiếp tục làm việc đến khi có công việc mới 

Đừng nghỉ việc rồi mới tìm việc mới. Điều này có thể khiến bạn gặp áp lực tài chính nếu thời gian tìm việc kéo dài quá lâu. Hơn nữa, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn không tốt khi bạn thất nghiệp trong thời gian dài.

5.6- Hoàn thành những việc còn dang dở 

Dù đã quyết định nghỉ việc thì bạn cũng đừng nên chểnh mảng trong công việc. Hãy cố gắng hoàn thành những việc bạn đang làm dở và bàn giao lại cho công ty trước khi nghỉ việc. Điều này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp cũ.

5.7- Thông báo với sếp 

Thông báo với sếp mình sẽ nghỉ việc là điều khá khó với mỗi người. Sếp cũ sẽ là mối liên hệ nhà tuyển dụng tìm tới để xác minh về bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc lý do nghỉ việc và thời điểm thông báo phù hợp để sếp của bạn có thể đồng ý trong vui vẻ. 

5.8- Sắp xếp chỗ làm việc trước khi chính thức nghỉ việc 

Bạn nên dọn dẹp vật dụng cá nhân, trang thiết bị từng sử dụng cho gọn gàng, ngăn nắp. Những thông tin, tài liệu không liên quan đến công ty cần được loại bỏ khỏi máy tính. Và tuyệt đối đừng để lại một đống bừa bộn tại văn phòng khi bạn nghỉ việc.

Tóm lại, quyết định move on công việc sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của bạn. Vì vậy, bạn cần đảm bảo đã cân nhắc kỹ lưỡng và hành động đúng mực để thuận lợi rời đi nhé.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Quân sư TalentBold đã giúp bạn hiểu rõ hơn move on là gì và bạn cũng biết cách phải làm sao để thay đổi công việc hiệu quả. Chúc bạn thành công! 

 

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng