maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Nên làm gì khi bị đồng nghiệp cô lập?

Nên làm gì khi bị đồng nghiệp cô lập?

Bạn có cảm thấy khó hòa nhập với đồng nghiệp trong công ty? Hoặc là, bạn cảm thấy đồng nghiệp đang cố gắng cô lập bạn?

Để biết bản thân có đang bị cô lập hay không và nên làm gì khi bị đồng nghiệp cô lập, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây của Quân sư TalentBold.

MỤC LỤC:
1- Bị cô lập nơi công sở là gì?
2- Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị cô lập nơi công sở
3- Lý do khiến bạn bị cô lập
4- Giải pháp giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị cô lập nơi công sở

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

1- Bị cô lập nơi công sở là gì? 

Bị cô lập nơi công sở là khi bạn cảm thấy lạc lõng, không tìm được tiếng nói chung với đồng nghiệp trong cùng một nhóm hay bộ phận. Đôi lúc, bạn cảm thấy như mình không phải là một thành viên trong nhóm, cũng không thuộc về công ty.

Tuy nhiên, bạn cần phân biệt được cảm giác bị cô lập với hành vi bắt nạt. Tức là, bạn có thể cảm thấy mình bị cô lập nhưng không hề có ai đang bắt nạt bạn, trong khi bắt nạt được xem là hành vi cố ý cô lập.

Mặt khác, có những nhân viên bản tính hướng nội. Họ có thể không để tâm nhiều vào việc giao tiếp với đồng nghiệp xung quanh nhưng vẫn cảm thấy rất gắn kết với đội nhóm của mình.

2- Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị cô lập nơi công sở 

Bạn có thể nhận ra mình đang bị cô lập tại nơi làm việc vào dựa vào một số dấu hiệu điển hình sau:

- Nhóm của bạn có một nhóm chat khác và bạn không ở trong đó. Khi bạn muốn được thêm vào nhóm chat thì đồng nghiệp liền từ chối.

Những việc làm hấp dẫn

Equipment Sales Advisor (Open for Chinese/Taiwanese Expat)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng (Khác)

- Bạn luôn là người nhận được thông tin sau cùng.

- Các đồng nghiệp đang tụ tập nói chuyện thường lảng đi chỗ khác khi bạn xuất hiện.

- Đồng nghiệp của bạn tung ra nhiều tin đồn ác ý, nói xấu sau lưng bạn.

- Đồng nghiệp thường né tránh bạn. Nếu gặp bạn đang chờ thang máy họ sẽ đi thang bộ, bạn đang ở phòng nghỉ chung của công ty họ sẽ đợi đến khi bạn rời đi rồi mới vào,…

- Đồng nghiệp không quan tâm đến sự xuất hiện của bạn, khi vô tình gặp bạn họ sẽ lờ đi, bạn có chào họ cũng không đáp lại.

- Đồng nghiệp của bạn có những cử chỉ thể hiện sự khó chịu với bạn rất rõ ràng như nhăn mày, bĩu môi, khoanh tay trước ngực hoặc không nhìn trực diện khi nói chuyện cùng bạn.

- Đồng nghiệp thường xuyên thể hiện sự bất đồng với quan điểm của bạn. Bất cứ ý kiến nào đưa ra đều bị họ phản đổi.

- Đồng nghiệp không xem trọng công việc bạn đang làm. Trong khi đó, công việc của người khác lại đặc biệt xem trọng.

- Tần số cuộc trò chuyện có bạn tham gia ngày càng thưa thớt.

- Đồng nghiệp không ngần ngại buông lời đả kích, châm chọc bạn.

Bị cô lập nơi công sở là gì?

>>> Quan tâm: Nên làm gì khi đồng nghiệp ghét mình?

3- Lý do khiến bạn bị cô lập 

Nguyên nhân khiến bạn bị cô lập tại nơi làm việc có thể rất khác nhau. Sau đây là một số lý do điển hình nhất:

- Bạn không giỏi giao tiếp, cư xử thiếu khéo léo, không biết cách lắng nghe hay thể hiện sự quan tâm, tôn trọng với đồng nghiệp.

- Bạn thường hay than phiền, chỉ trích hoặc có những cảm xúc tiêu cực. Toàn bộ những điều này đều khiến đồng nghiệp cảm thấy khó chịu với bạn, không muốn tiếp xúc nhiều hơn với bạn.

- Bạn là người nhàm chán, không có sở thích, đam mê hay hứng thú nào với những thứ đang diễn ra quanh mình. Ví dụ, đồng nghiệp có thể thích bàn tán về phim ảnh, âm nhạc, du lịch, ăn uống hay các hoạt động thể thao nào đó nhưng bạn lại chẳng có hứng thú với bất cứ thứ gì.

- Bạn tự ti, dè dặt và quá khép kín.

- Bạn không thích giao lưu với mọi người, không dám thể hiện ý kiến cá nhân cũng không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể.

- Bạn quá kiêu ngạo, ích kỷ, không thích chia sẻ hay giúp đỡ đồng nghiệp.

4- Giải pháp giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị cô lập nơi công sở 

4.1- Tâm sự với người đáng tin cậy

Việc bị cô lập tại nơi làm việc có thể khiến bạn sợ hãi, lo lắng và buồn khổ. Lúc này, giải pháp hữu hiệu nhất là hãy tâm sự cùng người mà bạn có thể tin tưởng được. Người đó có lẽ cũng không thể cho bạn lời khuyên hay giải pháp nào khả thi, nhưng lại có thể giúp bạn gạt bỏ đi những cảm xúc tiêu cực.

Trong trường hợp bạn phải trải qua cảm giác bị cô lập trong thời gian dài thì hãy ngay lập tức tìm cho mình một chuyên gia hay bác sĩ tâm lý. Bởi sự cô đơn và việc bị cô lập quá lâu có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe lẫn tinh thần.

Bằng cách tâm sự, trò chuyện với người có chuyên môn, bạn sẽ dần buông bỏ được những cảm xúc tiêu cực, gia tăng suy nghĩ tích cực và biết cách kiềm chế những suy nghĩ tự phê phán bản thân.

Lý do bạn bị cô lập

4.2- Tự đánh giá các hành động của bạn

Nếu phát hiện đồng nghiệp đang dần xa lánh, cô lập bạn thì hãy suy nghĩ lại xem những hành động của mình có gì không đúng hay không. Cụ thể, hãy cân nhắc xem bạn có hành vi hoặc ngôn ngữ cơ thể nào khiến đồng nghiệp khó chịu không.

Chẳng hạn, bạn quá tập trung vào công việc mà không bắt kịp những sự việc đang diễn ra, bạn thường khoanh tay khi trò chuyện cùng đồng nghiệp, hoặc là mọi người cùng trò chuyện về chuyến đi chơi cuối tuần nhưng bạn không có phản hồi nào,…

Khi bạn dự đoán nguyên nhân mình bị cô lập là do hành động của bản thân thì hãy sửa đổi ngay lập tức để sự việc không trở nên trầm trọng hơn.

4.3- Học cách kiểm soát cảm xúc cá nhân

Bị đồng nghiệp hiểu lầm, đánh giá sai con người bạn có thể làm bạn buồn phiền, bực bội hoặc chán nản. Tuy nhiên, bạn không nên vì vậy mà tự nghi hoặc bản thân hay tức giận với chính mình. 

Thay vì để người khác dễ dàng kiểm soát cảm xúc của mình thì bạn nên chủ động duy trì thái độ, tâm tình luôn ổn định. Nếu để cảm xúc của mình liên tục bị người khác ảnh hưởng, chắc chắn bạn sẽ khó mà làm việc hiệu quả.

4.4- Tập trung hết sức cho công việc

Theo Quân sư, thay vì quá để tâm vào việc bị đồng nghiệp cô lập thì bạn nên tập trung nhiều hơn cho công việc. Hãy dùng kết quả công việc tốt nhất để khiến đồng nghiệp cô lập bạn không thể tiếp tục nói lời chỉ trích bạn.

Ngoài ra, nếu làm việc tốt, bạn càng trở nên giỏi hơn, cơ hội thăng tiến cũng mở rộng hơn. Đến khi đó, mọi lời nói xấu bạn sẽ trở nên vô giá trị.

4.5- Mở rộng việc kết giao với đồng nghiệp

Sở dĩ bạn cảm thấy bị cô lập tại nơi làm việc là vì bạn không thường xuyên giao tiếp với mọi người. Vì vậy, bạn nên chủ động phát triển các mối quan hệ cá nhân để không cảm thấy bị cô lập.

Trong trường hợp bạn là nhân viên mới, hãy tìm kiếm một đồng nghiệp hợp ý, tử tế và kết giao với họ. Bạn có thể tìm hiểu các sở thích, tính cách của họ để mối quan hệ giữa hai người càng thêm gắn bó hơn.

Tại sao bi cô lập

>>> Tham khảo: "Drama" công sở là gì? Có nên dùng Drama làm bước đệm thăng tiến?

4.6- Học cách quan tâm và cư xử tử tế với đồng nghiệp

Những lời nói, hành động tử tế rất hữu ích trong việc phát triển tình cảm, sự gắn kết giữa các mối quan hệ tại môi trường công sở. 

Chẳng hạn, bạn có thể gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp vì đã giúp đỡ bạn việc gì đó, mua nước, đồ ăn vặt mời mọi người trong văn phòng, gửi tặng một món quà nho nhỏ vào dịp lễ tết hoặc đơn giản hơn là khen ngợi khi họ đạt thành tích công việc tốt.

Sự tử tế luôn có sức mạnh rất lớn. Nó khiến cả bạn lẫn đồng nghiệp của bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và nhờ vậy mà mối quan hệ sẽ càng thêm khăng khít.

4.7- Tìm cách để bản thân được thư giãn, thoải mái hơn

Đôi khi đồng nghiệp cô lập bạn không vì sai lầm của bạn mà chỉ bởi bản thân họ không thích bạn. Nếu đã là như vậy thì đây lại là vấn đề nan giải. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc của đồng nghiệp bạn và bạn cũng không thể thay đổi cách suy nghĩ của họ.

Với tình huống này, tốt nhất bạn nên tự tìm cho mình những thứ khác có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác bị cô lập. Bạn có thể dành thời gian để tự chăm sóc bản thân hoặc cũng có thể rủ người bạn thân thiết của mình đi ăn, xem phim, đi mua sắm,…

4.8- Báo cáo với sếp của bạn

Nếu có một hoặc một nhóm đồng nghiệp liên tục dùng những lời nói, hành vi có tính xúc phạm khiến bạn cảm thấy bị cô lập thì hãy trình bày với sếp của bạn về việc này.

Dĩ nhiên trước khi quyết định báo cáo với sếp bạn vẫn nên tự mình xử lý vấn đề. Bạn nên trực tiếp trò chuyện cùng đồng nghiệp có ý cô lập mình, yêu cầu họ ngừng hành vi đó. Nếu họ vẫn không thay đổi, hãy dứt khoát tìm đến sự trợ giúp của cấp trên.

4.9- Chuyển đổi nơi làm việc

Bị đồng nghiệp cô lập tại nơi làm việc sẽ khiến bạn gặp nhiều áp lực hơn. Mặt khác, nếu điều này kéo dài quá lâu, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giải pháp hữu hiệu nhất khi phải làm việc trong môi trường tiêu cực trong khoảng thời gian dài chính là thoát ra khỏi nơi đó. Dù bạn nỗ lực ra sao thì với môi trường làm việc độc hại bạn cũng không thể làm ra thay đổi gì lớn. Lúc này, bạn nên cân nhắc tìm cho mình cơ hội việc làm tốt hơn.

Nếu chọn được môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, hứng khởi hơn. Hơn nữa, môi trường làm việc tốt còn là chất xúc tác hữu hiệu giúp bạn nâng cao năng suất cũng như kết quả công việc.

giải pháp thoát cô lập

Lời kết

Mỗi ngày bạn sẽ phải trải qua ít nhất từ 8 – 9 giờ đồng hồ tại công ty. Bạn cũng phải phối hợp, thảo luận cùng đồng nghiệp về dự án hoặc rất nhiều công việc liên quan khác. Nếu bạn không thể hợp tác cùng đồng nghiệp, thậm chí là bị cô lập thì mọi thứ sẽ rất tồi tệ.

Để thoát khỏi tình trạng này, bạn cần nỗ lực hơn nữa trong việc giao tiếp, ứng xử, tự xác định những thói quen xấu và thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Quan trọng hơn là bạn phải nhận thức rõ đam mê, niềm yêu thích của bản thân và luôn giữ vững sự lạc quan, vui vẻ tại nơi làm việc.

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi của Quân sư TalentBold đã giúp bạn biết được bản thân có bị cô lập tại môi trường công sở hay không và hiểu rõ nên làm gì khi bị đồng nghiệp cô lập. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập và trở thành một phần trong công ty nhanh hơn. Chúc bạn thành công!


Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


 


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng