- 420k
- 1k
- 870
Có một số đồng nghiệp ghét bạn vì bạn giỏi hơn họ, được sếp tín nhiệm hơn họ. Nhưng, cũng có người ghét bạn chẳng vì lý do gì cả. Họ ghét bạn chỉ vì họ thích như vậy.
Bạn có từng bị đồng nghiệp thù ghét không? Bạn đã xử lý như thế nào? Hãy để Quân sư TalentBold mách bạn biết nên làm gì khi đồng nghiệp ghét mình một cách tinh tế nhất nhé!
MỤC LỤC:
1- Bạn có đang bị đồng nghiệp ghét?
2- Cách xử lý tinh tế khi có đồng nghiệp ghen ghét bạn
2.1- Đừng để tâm đến người ghét mình
2.2- Thể hiện năng lực chuyên môn của mình
2.3- Không ngừng phát triển các mối quan hệ tốt đẹp
2.4- Khiêm tốn, chăm chỉ, tập trung hết mình cho công việc
2.5- Cho thấy mình là một thành viên thực sự trong nhóm
2.6- Tìm kiếm sự trợ giúp
2.7- Đừng nhảy vào các cuộc đàm tiếu, nói xấu người khác
2.8- Biết tự bảo vệ chính mình
2.9- Thẳng thắn, can đảm đối mặt với đồng nghiệp ghét mình
2.10- Đừng nổi giận hay gây ra hành vi bạo lực
2.11- Có quan điểm rõ ràng, mạch lạc
2.12- Học cách bỏ qua và tha thứ
Trước khi tìm giải pháp cho việc bị đồng nghiệp thù ghét thì bạn cần xác định được có đúng họ đang đố kỵ với mình không nhé.
Để nhận biết điều này bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
Nếu một ai đó liên tục phủ nhận những thành quả bạn đã đạt được thì có lẽ họ đang thực sự sinh lòng đối kỵ với bạn rồi đấy.
Thông thường những người như vậy sẽ luôn cố chấp cho rằng bạn chỉ đang “ăn may” mà thôi, chẳng phải tài giỏi hay có năng lực gì cả. Hoặc họ có thể cho rằng bạn đạt được điều đó là nhờ có sự giúp đỡ của họ.
Một biểu hiện khác của sự đố kỵ là người đó luôn tìm cách “dìm” bạn trước đám đông. Họ luôn cố gắng hết sức để nổi bật hơn bạn, khiến bạn phải lu mờ. Đặc biệt, họ còn ra sức giành giật sự ưu ái từ cấp trên bất kể là trong tình huống như thế nào.
Sự cạnh tranh trong môi trường làm việc là điều tất yếu. Tuy nhiên, nó lại có tính hai mặt. Nếu cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy công ty phát triển, còn ngược lại sẽ chỉ mang đến phiền toái và những ảnh hưởng tiêu cực cho cả doanh nghiệp lẫn từng cá nhân làm việc tại đó.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng bức bối khi phải làm việc cùng một người luôn tìm cách trở nên nổi bật hơn những người khác trong nhóm. Họ thậm chí còn cố gắng giành cho được mọi thứ. Đây là điều rất tồi tệ trong một đội nhóm.
>>> Bạn có thể quan tâm: Drama" công sở là gì? Có nên dùng Drama làm bước đệm thăng tiến?
Nếu phát hiện ai đó đang thù ghét mình bạn đừng nên nổi nóng hoặc có hành vi, lời nói tiêu cực. Thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh, tự tin và can đảm đối mặt với họ.
Sau đây là một số tip xử lý khéo léo khi bị đồng nghiệp thù ghét mà Quân sư tin rằng sẽ hữu ích với bạn:
Thay vì tỏ ra khó chịu với người thù ghét mình thì bạn nên triệt để bỏ qua họ. Đừng nên cho họ có cơ hội chi phối hay làm bạn dâng lên những cảm xúc tiêu cực. Nếu để điều này kéo dài người chịu tổn thương chắc chắn sẽ là bạn.
Với những kẻ cố tình gây chuyện hay có hành vi, lời nói nhằm thu hút sự chú ý của bạn, hãy quyết tuyệt bỏ qua họ.
Nhưng, không phải lúc nào bỏ qua cũng là cách giải quyết tốt. Trong trường hợp họ có hành vi bạo lực thể xác với bạn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ những người có thẩm quyền trong công ty.
Người ghét bạn thường cho rằng bạn không có năng lực, không xứng đứng “chung mâm” với họ. Vậy thì, bạn hãy làm việc tốt gấp hai, gấp ba họ. Hãy tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn để hoàn thành tốt nhất công việc của mình thay vì để những kẻ ghen ghét chi phối bạn.
Bạn hoàn toàn có quyền tiến đến thành công, cũng không ai có thể ngăn cản được bạn. Nhưng, bạn cũng đừng nên quá phô trương, kiêu ngạo. Chỉ cần nhớ rằng, những gì bạn đã làm được công ty đều biết rõ, người đố kỵ với bạn có nói gì sau lưng cũng không thể lay chuyển được sự thật này.
Sự thù ghét, đố kỵ tại nơi công sở là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải buông xuôi hay không làm gì cả. Nếu phải làm việc trong môi trường vừa phải chịu áp lực từ công việc vừa phải gánh chịu sự ganh ghét từ đồng nghiệp sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi, mất đi động lực làm việc.
Theo Quân sư, khi phải đối mặt với sự đố kỵ từ ai đó, bạn càng nên nỗ lực tìm kiếm cho mình những “đồng minh” hợp cạ. Bạn có thể tụ tập cafe hay rủ rê đồng nghiệp cùng tham gia hoạt động nào đó. Chỉ với những việc làm nhỏ này, bạn sẽ dần rút ngắn khoảng cách với mọi người hơn rất nhiều.
Không những thế, việc mở rộng, bồi dưỡng các mối quan hệ sẽ giúp bạn làm giảm bớt những đố kỵ, ganh ghét tại nơi làm việc. Bạn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn những tiêu cực này nhưng có thể giảm bớt chúng để môi trường làm việc bớt ngột ngạt, áp lực hơn.
Sự ganh ghét, đố kỵ phát sinh từ việc ai đó không công nhận năng lực của bạn. Vì vậy cách tốt nhất bạn nên làm để gạt bỏ chúng là hãy chăm chỉ, tập trung hết sức mình cho công việc.
Bằng cách làm việc chăm chỉ, bạn sẽ được sếp đánh giá cao, được các đồng nghiệp khác công nhận và tôn trọng. Lâu dần, nó không chỉ giúp bạn thăng tiến sự nghiệp mà còn là công cụ hiệu quả đập tan những nghi ngờ, đố kỵ từ đồng nghiệp.
Tuy nhiên, bạn nên duy trì thái độ khiêm tốn, đừng nên phô trương hay quá sức kiêu căng. Điều này sẽ khiến người vốn ghét bạn càng thêm oán ghét bạn hơn mà thôi.
Bạn đừng nên quá tập trung vào công việc mà bỏ quên việc hòa nhập cùng mọi người. Cho dù bạn có tài năng đến đâu thì thành công của một tổ chức cũng đến từ sức mạnh tập thể.
Vì vậy, hãy chứng mình là một thành viên của ngôi nhà chung, luôn thăm hỏi, tôn trọng ý kiến từ mọi người. Quân sư tin rằng điều này có thể giúp bạn phá tan sự đố kỵ từ những đồng nghiệp ghét mình nhất.
>>> Bạn có thể xem thêm: Bí quyết kiềm chế cảm xúc tại nơi làm việc
Khi nhận thấy có đồng nghiệp luôn thù ghét mình, bạn có thể khéo léo trò chuyện cùng cấp trên. Đôi lúc, sếp lại là người hiểu rõ nguyên nhân của việc này và có thể dàn xếp mọi thứ hiệu quả nhất.
Người đố kỵ với bạn thường bàn tán những điều họ nghĩ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu cho bạn. Với những tình huống như vậy, tốt nhất bạn chỉ nên lắng nghe thay vì để bị cuốn vào.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng để bản thân lạc vào vòng xoáy chính trị, tranh đấu trong công ty. Hãy nhớ không một vị sếp nào có thể mang đến sự thăng tiến nhanh chóng cho bạn. Thực tế, bạn chỉ có thể đạt tới thành công bằng sự chăm chỉ và sự nỗ lực của bản thân.
Đồng nghiệp ghét bạn đôi khi không chỉ nói xấu mà còn có những hành vi xấu xa nhằm phá hoại sự nghiệp, danh dự của bạn. Vì vậy, bạn nên có tâm thái đề phòng, tránh để họ nắm được sai lầm hay sở hở của mình.
Nếu tình hình xấu hơn, bạn cần chắc chắn bản thân có sẵn công cụ hay giải pháp thiết thực để tự bảo vệ chính mình cho thật tốt.
Rất khó để bạn thay đổi suy nghĩ, tính ghen tị của đồng nghiệp ghét mình. Quân sư cho rằng, giải pháp tốt nhất là bạn nên thẳng thắn, chân thành đối mặt với vấn đề gặp phải, suy tính mọi việc thấu đáo và xử lý nó một cách khéo léo, tinh tế nhất.
Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì thái độ lạc quan, thoải mái. Nó chắc chắn có thể giúp bạn nhìn thấu mọi việc và trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn.
Hãy nhớ, đồng nghiệp ghét bạn không thể mãi mãi ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Họ chỉ nhất thời lướt qua đời bạn. Điều bạn cần làm là đừng khiến họ trở thành “hành trang” của đời mình.
Đồng nghiệp ghét bạn sẽ rất vui mừng khi bạn nóng giận hoặc có hành động bạo lực ngu ngốc nào đó. Vì vậy, bạn đừng nên biểu lộ sự tức giận hay thất vọng. Nó sẽ chỉ khiến kẻ đó thêm thỏa mãn, vui vẻ.
Việc tốt nhất bạn nên làm là giữ bình tĩnh, cân nhắc mọi việc, sau đó tìm ra phương án hành động thích hợp nhất. Bạn là người trong cuộc nhưng đừng để đối phương chi phối hay làm tổn thương đến bạn. Hãy luôn tự chủ, mạnh mẽ để bảo vệ bản thân một cách chính đáng nhất.
Như Quân sư có nói, đồng nghiệp ghét bạn chỉ có thể ảnh hưởng đến bạn ở thời điểm, không gian nào đó. Trong trường hợp bạn có thể duy trì quan điểm bản thân một cách vững chắc thì nhất định họ không thể tạo ra ảnh hưởng gì lớn tới cuộc sống cũng như sự nghiệp của bạn.
Tha thứ cho đồng nghiệp luôn thù ghét, đố kỵ với bạn nhất định là điều không hề dễ dàng gì. Thế nhưng, sự thù hận cũng không giúp ích được cho bạn. Nó chỉ khiến bạn thêm lạc lối, lãng phí thời gian và cả tâm sức.
Hơn nữa, sự khoan dung, tha thứ còn giúp bạn dễ dàng gạt bỏ đi những lời nói, hành vi ganh ghét từ đồng nghiệp. Suy cho cùng đồng nghiệp của bạn cũng là một con người bình thường. Họ cũng có những cảm xúc, cách suy nghĩ của riêng mình.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Quân sư TalentBold đã giúp bạn biết nên làm gì khi đồng nghiệp ghét mình. Quân sư tin rằng, với sự khéo léo, chân thành của mình, bạn có thể hóa giải những đố kỵ, ganh ghét từ đồng nghiệp và hướng tới môi trường làm việc thực sự lành mạnh. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet