- 420k
- 1k
- 870
Chắc hẳn bạn từng nghe tới người cầu toàn? Vậy thực chất người cầu toàn là gì? Ưu và nhược điểm của người cầu toàn? Làm sao kiểm soát tính cầu toàn? Hãy cùng tìm câu trả lời cho những điều này qua bài viết sau đây của Quân sư TalentBold nhé!
MỤC LỤC :
1- Người cầu toàn là gì?
2- Nhận biết người cầu toàn
3- Ưu nhược điểm của người cầu toàn là gì?
4- Một số giải pháp hữu ích dành cho người cầu toàn
Cầu toàn (perfectionism) là một loại hình tính cách thường thấy ở con người. Tính cầu toàn đi cùng với những tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe từ những việc tưởng chừng như rất nhỏ.
Theo đó, bạn có thể hiểu người cầu toàn là người luôn đặt ra các tiêu chuẩn rất cao về mọi thứ. Họ tìm kiếm sự hoàn hảo đối với bản thân và cả những người xung quanh mình.
Vì quá xem trọng sự hoàn hảo mà trong một vài trường hợp người cầu toàn có thể sẽ phải thất vọng. Nếu hậu quả nghiêm trọng, họ có thể gặp phải những vấn đề không tốt về mặt tâm lý.
Người cầu toàn hiện được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm 1 – Cầu toàn bình thường
Người cầu toàn bình thường yêu thích sự hoàn hảo một cách đơn thuần. Họ có thể đặt ra các tiêu chuẩn rất cao cho bản thân nhưng vẫn chấp nhận điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
+ Nhóm 2 – Cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh
Kiểu người cầu toàn này thường đi kèm với những biểu hiện bất thường về tâm lý. Họ không bao giờ cảm thấy hài lòng với bản thân. Họ cố chấp, bảo thủ với mọi việc và thường xuyên tự phê bình chính mình và người khác.
Từ khái niệm người cầu toàn là gì chúng ta có thể nhận thấy điểm chung của họ là chạy theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ mong muốn từng chi tiết nhỏ nhất đều phải tốt nhất, không được có sai sót.
Để nhận biết nhóm người có tính cầu toàn cao bạn có thể dựa vào các đặc điểm nổi bật thường thấy dưới đây của họ:
Vì chạy theo sự hoàn hảo mà người cầu toàn luôn cố gắng kiểm soát tốt mọi thứ liên quan đến bản thân và cả những người xung quanh. Họ sẽ tự mình đảm đương mọi việc cho dù không đủ sức gánh vác chỉ để đảm bảo mọi việc diễn ra theo đúng ý mình.
Dưới sự ám ảnh của chủ nghĩa hoàn hảo, người có tính cầu toàn tự lập ra một quy trình làm việc vô cùng chi tiết và khắt khe. Theo họ, chỉ khi tuân thủ tốt quy trình đó thì kết quả làm việc mới tốt nhất và đạt được thành công.
Thực ra việc xây dựng quy trình làm việc không phải điều xấu. Nhưng vì cách làm tiêu cực, cứng nhắc quá mức, không chấp nhận bất cứ thay đổi nhỏ nào mà họ dễ rơi vào tình trạng khó khăn khi gặp phải tình huống cần sự linh hoạt.
Người cầu toàn thường sử dụng kết quả công việc và sự thành công làm thước đo giá trị bản thân. Hệ lụy của điều này là họ sẽ trở nên chán nản, mất niềm tin vào chính mình nếu kết quả không được như mong đợi.
Bên cạnh đó, người chạy theo sự hoàn hảo cũng thường bỏ qua những thứ đã làm được để tập trung vào việc chưa hoàn thành. Họ liên tục thôi thúc bản thân phải vượt qua giới hạn của chính mình. Đây là điều tốt nhưng không được kiểm soát đúng cách lại trở thành tiêu cực.
Thất bại với người cầu toàn là điều rất đáng sợ. Với họ, cho dù chỉ là sai sót rất nhỏ cũng là điều không thể chấp nhận. Đồng thời, họ còn rất bảo thủ, khó tiếp thu những lời chỉ trích hay ý kiến đóng góp từ người khác.
Có thể bạn quan tâm>>>Làm chủ công việc, giải phóng tâm trí, chiến thắng Hiệu ứng Zeigarnik
Trong công việc, người cầu toàn rất thích nhận được lời khen từ cấp trên và đồng nghiệp. Điều này khiến họ càng thêm khắt khe với bản thân và gò ép chính mình phải thực hiện thành công các mục tiêu bằng bất cứ giá nào.
Nếu quen biết một người có tính cầu toàn, bạn sẽ nhận thấy họ chỉ thực sự cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi có thể làm bản thân và người khác hài lòng.
Vì luôn cố gắng làm hài lòng người khác mà người cầu toàn trở nên nhạy cảm quá mức với những lời chê bai, nói xấu từ những người xung quanh. Nếu phát hiện bất cứ ai nói gì không tốt về mình, họ sẽ sợ hãi và ngay lập tức yêu cầu bản thân phải làm tốt hơn nữa.
Người cầu toàn thường chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Họ dành nhiều thời gian hoàn thành công việc và đặt ra các tiêu chuẩn rất cao cho chính mình cũng như người khác.
Nếu không đạt được sự hoàn hảo như mong đợi, người cầu toàn sẽ cảm thấy căng thẳng, áp lực. Họ rơi vào tâm trạng buồn bực, chán nản khi phát hiện ra sai sót, dù là rất nhỏ.
Những người chạy theo sự hoàn hảo thường làm việc rất tận tình và chăm chỉ. Họ có thể dành rất nhiều thời gian cho công việc chỉ để mọi thứ luôn diễn ra đúng cách và hiệu quả nhất.
Vì có yêu cầu cao với kết quả công việc mà người cầu toàn thường tiêu tốn quá nhiều thời gian để chỉnh sửa, kiểm tra. Họ làm việc này nhiều đến mức khó có thể hoàn thành công việc theo như thời gian đã định.
Hiểu được đặc điểm của người cầu toàn là gì sẽ giúp bạn nhận ra họ không hoàn toàn tiêu cực. Thực tế, chỉ cần có thể kiểm soát tốt tính cầu toàn họ còn dễ đạt tới sự thành công hơn người khác.
Nói cách khác, người cầu toàn cũng có những ưu nhược điểm của riêng họ. Chỉ cần quản lý tốt yêu cầu của bản thân họ sẽ không gặp phải rắc rối gì mà càng thành công, hạnh phúc hơn.
Sau đây là những ưu nhược điểm thường thấy ở người cầu toàn:
Người cầu toàn có những ưu điểm sau:
- Có thể hoàn thiện công việc với chất lượng tốt nhất
Với quy trình làm việc chặt chẽ, chú ý từng chi tiết nhỏ và luôn hướng đến việc hoàn thiện công việc tốt nhất nên người cầu toàn thực sự có thể đạt được kết quả làm việc cao hơn so với người khác.
- Gia tăng hiệu suất làm việc
Việc coi trọng sự hoàn hảo và khả năng xem xét cặn kẽ từng chi tiết nhỏ giúp người cầu toàn kịp thời phát hiện ra các sai sót trong quá trình làm việc. Điều này chính là nguyên nhân mang lại hiệu suất làm việc cao hơn cho họ.
- Có uy tín cao, được người khác tin tưởng
Sự tận tâm, chăm chỉ của người cầu toàn khi làm việc khiến mọi người đều phải tôn trọng, ngưỡng mộ. Từ đó, họ có thể dễ dàng tạo dựng được lòng tin và uy tín trong lòng người khác.
- Liên tục phát triển, hoàn thiện kỹ năng
Chạy theo sự hoàn hảo khiến người cầu toàn có thêm động lực để không ngừng học hỏi, cải thiện kỹ năng. Nhờ vậy, bộ kỹ năng của họ ngày càng trở nên hoàn thiện, chất lượng hơn.
Nội dung liên quan>>>Vùng phát triển là gì? Cần chuẩn bị gì khi tiến vào vùng phát triển?
Cùng với những ưu điểm thì người cầu toàn cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể:
- Họ dễ bị căng thẳng, áp lực
Mưu cầu sự hoàn hảo, chú ý đến từng chi tiết là điều tốt trong công việc. Tuy nhiên, người cầu toàn lại có xu hướng bị ám ảnh bởi chúng và thường xuyên căng thẳng, áp lực vì những điều này.
- Dễ bị chậm tiến độ
Vì dành quá nhiều thời gian để kiểm tra, hoàn thiện công việc mà người cầu toàn có thể khiến bản thân bị chậm tiến độ công việc. Đây chính tác dụng ngược của việc cầu toàn quá mức.
- Đánh mất tầm nhìn tổng thể
Người cầu toàn tập trung quá mức vào các chi tiết nhỏ. Hệ quả là họ tự làm mất đi khả năng nhìn tổng thể và tạo nên nhiều chi tiết dư thừa.
- Khó chấp nhận sai sót, thất bại
Người theo chủ nghĩa hoàn hảo rất khó chấp nhận sai sót, dù đó chỉ là rất nhỏ. Đồng thời, họ cũng không chịu được sự thất bại vì điều đó làm ảnh hướng tới tính hoàn hảo.
- Khiến người khác khó chịu
Người cầu toàn không chỉ yêu cầu cao với bản thân mà còn cả những người quanh họ. Điều này vô hình chung đã khiến người khác cảm thấy khó chịu với họ.
Từ việc tìm hiểu những ưu nhược điểm của người cầu toàn là gì bạn sẽ thấy tính cầu toàn thực chất có thể giúp họ đạt được thành công nếu kiểm soát tốt.
Vậy phải làm sao để kiểm soát được tính cầu toàn?
Theo Quân sư, có một số giải pháp thực sự hữu ích với người cầu toàn. Chẳng hạn như:
Thay vì đòi hỏi mọi thứ phải hoàn hảo, người cầu toàn nên cân nhắc xem đâu là mục tiêu quan trọng, cần được ưu tiêu. Tốt nhất, hãy tự xác định cho mình bộ tiêu chuẩn cụ thể để xác định công việc ưu tiên. Điều này sẽ làm giảm thời gian dành cho những việc nhỏ nhặt.
Luôn có nhiều việc cần hoàn thành. Để không lãng phí thời gian quá mức cho một công việc nào đó, hãy xác định thời gian cụ thể cho từng công việc và tuân thủ giới hạn đã lập ra.
Sai sót là một phần quan trọng của quá trình học hỏi, phát triển bản thân. Vì vậy, đừng quá căng thẳng, áp lực với những sai sót mà nên xem đó là cơ hội để hoàn thiện chính mình.
Thay vì tự dằn vặt mình và người khác vì những sai sót nhỏ thì nên học cách tha thứ. Nếu biết cách tha thứ cho chính mình và mọi người, những căng thẳng, áp lực sẽ giảm bớt rất nhiều.
Để giảm bớt những áp lực về sự hoàn hảo, hãy học cách tiếp thu và vận dụng những ý kiến đóng góp từ người khác một cách thiện chí.
Mọi việc không thể luôn theo như những gì đã dự đoán. Vì vậy, hãy học cách thích nghi linh hoạt với từng tình huống và sẵn sàng thay đổi để không cảm thấy thất vọng khi không đạt được sự hoàn hảo.
Quá tập trung vào chi tiết sẽ làm mất đi khả năng nhận biết về các mục tiêu lớn. Do đó, hãy học cách cân bằng giữa chi tiết và tổng thể để không rơi vào tình trạng này.
Tích cực làm việc nhóm, hợp tác cùng người khác trong công việc để không bị ám ảnh quá mức về sự hoàn hảo.
Đừng cố gắng làm mọi thứ một cách hoàn hảo. Thay vào đó, hãy giảm bớt các tiêu chuẩn, kỳ vọng với mọi việc để kiểm soát tốt tính cầu toàn của bản thân
Mải miết chạy theo sự hoàn hảo, gắng sức hoàn thiện mọi thứ tốt nhất chỉ làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn.
Nếu cảm thấy tính cầu toàn đang gây ra ảnh hưởng nặng nề với mình, hãy tìm tới sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè và chuyên gia tâm lý.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Quân sư TalentBold đã giúp bạn hiểu được người cầu toàn là gì, ưu nhược điểm của họ và cách khắc phục tính cầu toàn. Chỉ cần biết cách kiểm soát tốt tính cầu toàn, chắc chắn mọi người đều sẽ thành công và hạnh phúc hơn.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet