- 420k
- 1k
- 870
Sự sáng tạo mang đến những nét mới mẻ, gợi mở những thách thức mới, đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn hướng đến, nhất là khi thị hiếu người tiêu dùng ngày một tăng cao, số lượng doanh nghiệp cùng ngành cũng nhiều hơn. Thách thức đó đòi hỏi bộ phận tuyển dụng phải trang bị kinh nghiệm để phát hiện người có tư duy sáng tạo có những đặc điểm nào, tương thích yêu cầu công việc ra sao. Quân sư TalentBold sẽ gửi đến bạn cẩm nang hữu ích, hỗ trợ tìm ra giải pháp cho thách thức này.
Tư duy sáng tạo (Creativity Thinking) là khả năng tạo ra sự mới mẻ, làm cho vấn đề vận dụng tư duy sáng tạo đó trở nên tốt hơn, hoàn hảo hơn. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu khi định nghĩa tư duy sáng tạo đó là phải luôn gắn liền với thực tế, nếu quá xa vời, không thể thực hiện được, thì đó mãi là suy nghĩ viễn vông, không thể hiện thực hóa.
Mỗi cá nhân chúng ta đều có năng lực tư duy sáng tạo, tuy nhiên mật độ sử dụng năng lực đó, cũng như mức độ vượt trội thì mỗi người mỗi khác. Vì vậy, khi tuyển dụng, doanh nghiệp luôn cố gắng phát hiện đánh giá đúng tư duy sáng tạo ở từng ứng viên. Như vậy mới có thể tối ưu hóa tầm quan trọng của tư duy sáng tạo trong doanh nghiệp:
>>> Những ngành nghề đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo
Sự sáng tạo dù là từ một cá nhân cũng đủ sức lan tỏa, khích lệ tinh thần làm việc của cả nhóm. Bởi lẽ, tư duy sáng tạo như là nấc thang đầu tiên, chưa thể leo lên cao được. Muốn lên đến đỉnh, cần một tập thể nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện những nấc thang còn lại, nối tiếp từ vị trí nấc thang đầu tiên đã được hình thành.
Mỗi nhân sự được khuyến khích áp dụng tư duy sáng tạo vào công việc thực tế, không gò bó theo lối mòn chính là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện chất lượng công việc hơn. Họ an tâm làm việc, an tâm cống hiến, tin tưởng nỗ lực sáng tạo của mình luôn được tổ chức ghi nhận. Như vậy, phòng tuyển dụng sẽ không phải vất vả nữa vì nhân viên rất ít khi chuyển việc.
>>> Tư duy sáng tạo là gì? Tình huống ví dụ về Tư duy sáng tạo
Mỗi nhân viên là một cá thể đẩy sự sáng tạo, từ những kinh nghiệm tích lũy trong công việc thực tế, khi được khích lệ, chính họ sẽ là người đề xuất những giải pháp xử lý sự cố tốt hơn bất cứ quản lý cấp cao nào.
Tư duy sáng tạo giúp cuộc sống chúng ta ngày càng hoàn hảo hơn, giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị cạnh tranh hơn. Vì vậy, săn đón những nhân tài có tư duy sáng tạo vượt trội luôn được nhà tuyển dụng quan tâm. Và đây là những đặc điểm luôn bộc lộ ở những ứng viên giàu tư duy sáng tạo:
Người có tư duy sáng tạo không bao giờ cảm thấy nhàm chán với cuộc sống cả. Những điều quen thuộc mỗi ngày, qua suy nghĩ của họ luôn hiện diện điều mới mẻ, vì vậy, trong mắt họ mọi thứ luôn mới mẻ, thôi thúc nguồn năng lượng tinh thần và thể chất tích cực.
Tích cực ở đây không có nghĩa là cười nói giao lưu suốt ngày, mà muốn nhấn mạnh sự tươi trẻ trong tâm hồn, trong suy nghĩ. Vì bản thân người có tư duy tích cực vẫn có thể ngồi yên, lặng nhìn cuộc sống và thả hồn theo những sáng tạo mới mẻ.
>>> Mách bạn cách phát triển tư duy sáng tạo gặt hái thành quả
Tinh thần vui tươi thể hiện kéo dài theo suốt quá trình họ chinh phục sự sáng tạo mà bản thân đã định hướng. Họ hạnh phúc khi chinh phục thành quả, luôn nỗ lực kiên định với tâm thế háo hức đón chờ thành công từ tư duy sáng tạo trong công việc của mình.
Bởi vậy, rất ít khi người có tư duy sáng tạo bị xuống tinh thần, mặc dù khi làm việc cũng có những điều xảy ra ngoài dự tính, nhưng khi đó, với năng lực sáng tạo mạnh mẽ, họ lại “bẻ lái” theo một định hướng sáng tạo mới, lại tiếp tục vui vẻ đi về đích.
Như định nghĩa ở đầu bài viết, tư duy sáng tạo phải luôn gắn liền với thực tế. Vì vậy, người sở hữu tư duy này luôn phát kiến ra nhiều ý tưởng táo bạo, độc đáo nhưng chắc chắn không phải là điều hão huyền. Họ luôn liên kết chặt chẽ với sự phân tích, đánh giá mức độ khả thi trước khi quyết định lựa chọn triển khai sự sáng tạo đó.
Tương đồng với đầu óc thực tế khi sáng tạo,người có tư duy sáng tạo luôn tỉnh táo nhận thức vị trí và vai trò của mình. Đứng trước lời khen ngợi, họ tự hào, hạnh phúc nhưng sẽ không buông lời kiêu ngạo, tự cao , tự đại. Họ giữ thái độ khiêm tốn, điềm tĩnh, không ngủ quên trên chiến thắng mà sẽ tiế tục nỗ lực cho những sáng tạo mới.
Những tư duy sáng tạo đều mới mẻ, có thể mở đường cho những điều tương tự nối tiếp, nhưng trong quá khứ thì chưa có tiền lệ. Điều này khiến cho việc khẳng định một tư duy sáng tạo mới là đúng hay sai, tốt hay xấu chỉ có thể ở mức tương đối, không thể chắc chắn 100%. Vì vậy, nhiều người sáng tạo tin tưởng mạnh mẽ tư duy của mình sẽ mang tính tiên phong, rất khó thuyết phục họ thay đổi.
Sáng tạo phải gắn với thực tiễn, muốn thực tiễn chuẩn xác đòi hỏi phải có thông tin chuẩn xác. Đó là lý do những người sáng tạo thường rất tập trung khi làm việc, họ luôn chủ động khám phá, tổng hợp thông tin chứ không đợi nhắc, không đợi cầm tay chỉ việc.
Một khi họ đã có ý tưởng sáng tạo thì không gian, thời gian như ngừng lại, họ sẽ toàn tâm toàn ý nghiên cứu để vận dụng sự sáng tạo vào công việc thực tế. Đây cũng là nguyên nhân nhiều công ty thiên về lĩnh vực sáng tạo thường bố trí những không gian làm việc riêng, yên tĩnh cho nhân viên, thậm chí cho phép họ làm việc từ xa, tự chọn không gian mà họ thấy thoải mái nhất.
Tư duy sáng tạo mang tính đặc thù lĩnh vực ngành nghề rất cao. Ví dụ một người sáng tạo, pha chế nguyên liệu nấu ăn rất giỏi nhưng chưa chắc có thể trang trí món ăn đẹp mắt, chưa chắc bày trí bàn ăn khoa học. Vì vậy, khi doanh nghiệp cần tuyển ứng viên cho vị trí sáng tạo nào, hãy cho họ cơ hội đề xuất, thực hiện ý tưởng sáng tạo theo đúng vị trí công việc đang tuyển, đừng chỉ đánh giá theo mức độ phòng ban, mà nên là vị trí/ bộ phận.
Tư duy sáng tạo đôi lúc đòi hỏi sự mạo hiểm. Là những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, doanh nghiệp nên khích lệ, động viên và định hướng cho nhân viên khi họ đề xuất sự sáng tạo của mình. Đừng để đến khi triển khai không như kỳ vọng lại quay qua đổ thừa nhân viên sáng tạo ra định hướng triển khai đó thì về sau sẽ chẳng còn ai tự tin chia sẻ tư duy sáng tạo của mình nữa. Tệ hơn, nhân viên có thể nhảy sang doanh nghiệp khác, nơi sẵn sàng cùng họ đương đầu khó khăn.
>>> Ý nghĩa, tầm quan trọng của tư duy sáng tạo
Doanh nghiệp hoạt động không thể thiếu tính kỷ luật, nhưng khắt khe đến từng chi tiết vận hành sẽ bóp nghẹt tư duy sáng tạo. Hãy tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tư duy sáng tạo trong quản lý công việc được giao phó, chỉ cần những tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được họ tuân thủ thì quá trình hoàn thành như thế nào hãy để họ chủ động sáng tạo.
Chính sách khen thưởng đột xuất hay theo quy định đều cần thiết khi doanh nghiệp muốn khuyến khích tư duy sáng tạo mạnh mẽ trong tổ chức. Nhân sự không ngại cống hiến, họ chỉ không muốn nỗ lực của mình không được ghi nhận mà thôi.
Vì vậy, hãy luôn quan tâm động viên nhân viên, họ chính là tài sản sáng tạo vô giá của doanh nghiệp. Việc ghi nhận đừng chỉ là lời nói, “có thực mới vực được đạo”, có khích lệ tốt thì sẽ có tư duy sáng tạo chất lượng.
Mức độ tư duy sáng tạo ở mỗi nhân sự có thể khác nhau, nhưng bất cứ vị trí công việc nào cũng cần khả năng này. Vì vậy, nắm bắt bí kíp phát hiện đặc điểm của người có tư duy sáng tạo một cách nhanh, nhạy, chuẩn nhất sẽ giúp nhà tuyển dụng rất nhiều trong quá trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài. Những chia sẻ trên đây là kinh nghiệm quân sư TalentBold đã tích lũy trong quá trình tư vấn tuyển dụng và quản lý nhân lực trong nhiều ngành nghề, hiệu quả mang lại khá cao, khả thi áp dụng rộng rãi, đặc biệt giá trị vận dụng luôn trường tồn ở mọi thời đại.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet