- 420k
- 1k
- 870
Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng mẫu CV riêng, ứng viên sẽ điền thông tin theo từng mục dữ liệu quy định trong mẫu quy định. Trong đó, rất nhiều mẫu CV yêu cầu ứng viên cung cấp thông tin người tham chiếu. Dù mục này chỉ khoảng 1-2 dòng nhưng giá trị phục vụ quá trình đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng không hề nhỏ. Nhằm giúp ứng viên nâng cao giá trị cạnh tranh khi ứng tuyển, bài viết này, quân sư TalentBold sẽ giải thích tường tận đến bạn đọc người tham chiếu trong CV là ai, và làm thế nào để thể hiện nội dung này hoàn hảo nhất.
Tham chiếu hiểu đơn giản, đó là sự tham khảo, là việc thu thập thông tin để kiểm chứng độ chuẩn xác của một thông tin khác. Người tham chiếu trong CV cũng vậy, đó có thể là đồng nghiệp cũ, là khách hàng cũ, là quản lý cũ… của ứng viên. Thông qua họ, nhà tuyển dụng mong muốn hiểu hơn về năng lực, tính cách thực sự của ứng viên trong môi trường công sở.
Người tham chiếu đều là những người đã tiếp cận, hợp tác cùng ứng viên trong một khoảng thời gian dài. Dù ít hay nhiều, họ đều đã chứng kiến, ghi nhận nỗ lực làm việc thực tế của ứng viên, đều có thể đưa ra những đánh giá khách quan về ứng viên, giúp doanh nghiệp tuyển dụng có thêm thông tin nhận định và đưa ra quyết định tuyển dụng chuẩn xác.
Mọi thông tin trong CV riêng đều mang ý nghĩa cụ thể cho các tiêu chí tìm kiếm ứng viên của nhà tuyển dụng. Với thông tin về người tham chiếu, nhà tuyển dụng kỳ vọng:
Để chinh phục nhà tuyển dụng, ứng viên đôi khi sẽ nói quá về năng lực của mình, hoặc giấu đi những khuyết điểm có ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ công việc. Nếu không phát hiện sớm, nguy cơ tái tuyển dụng sẽ rất cao, gây lãng phí lớn, quan trọng nhất là có thể khiến doanh nghiệp đánh mất ứng viên thật sự phù hợp. Để hạn chế những nguy hại này, nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với người tham chiếu để hiểu rõ hơn tố chất, tích cách thực sự nơi ứng viên.
Không cần phải là CV riêng của nhà tuyển dụng, nếu bạn hoàn toàn tự tin với những thông tin mình cung cấp thì vẫn có thể dành phần cuối CV do chính mình soạn thảo để ghi thông tin người tham chiếu. Những ứng viên chủ động thực hiện việc này sẽ tạo ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng trong những nhận định, đánh giá về sự trung thực, minh bạch.
Khả năng hòa nhập cùng tập thể rất cần thiết trong môi trường làm việc gắn kết chặt chẽ giữa các cá nhân, các phòng ban như hiện nay. Thông qua người tham chiếu, nhà tuyển dụng phần nào biết được kỹ năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ, kỹ năng xử lý vấn đề… của ứng viên.
Trong quá trình ứng tuyển, các bạn ứng viên phải luôn nỗ lực nâng cao khả năng chiến thắng của mình. Vì vậy, đừng lựa đại một cộng sự cũ để làm người tham chiếu cho xong, mà bạn phải cân nhắc, sàng lọc thật chuẩn :
Không ai là không có khuyết điểm nhưng bên cạnh đó, họ cũng có những ưu điểm vượt trội. Người thương sẽ đề cao ưu điểm, còn người không thương thì sẽ tích lũy mọi khuyết điểm của bạn. Đó là lý do, quân sư TalentBold luôn khuyến khích mọi người giữ mối quan hệ tốt đẹp với nơi làm việc cũ ngay cả trước và sau khi nghỉ việc.
Với cấp bậc đồng nghiệp, bạn sẽ dễ tìm ra người phù hợp để tham chiếu. Còn cấp quản lý đôi khi khó khăn hơn nên không nhất thiết phải chọn Sếp cao nhất, bạn có thể chọn trưởng nhóm, trưởng bộ phận đều được.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Những ai cần biết về Reference Check?
Bạn có thể ứng tuyển trái ngành, không sao cả, chỉ cần người tham chiếu có thâm niên, có chuyên môn tốt tại vị trí công việc của bạn ở công ty cũ là được. Bởi lẽ, những nhận định về năng lực chuyên môn, thái độ khi làm việc, khả năng đối mặt áp lực, kỹ năng giao tiếp… có rất nhiều nét tương đồng giữa các vị trí công việc. Lời nhận định chất lượng của người giỏi chuyên môn sẽ giúp bạn nâng cao điểm số ứng tuyển đáng kể.
Không phải ai cũng nhiệt tình, đồng ý làm người tham chiếu.
Không phải ai cũng có thể gợi mở, chủ động sàng lọc thông tin tốt của bạn để cung cấp cho nhà tuyển dụng.
Chỉ có những người giao tiếp tốt, quảng giao mới mang đến cho bạn những quyền lợi này. Bạn có thể biết được những người có tính cách này thông qua sự hoạt ngôn, nhanh nhạy, óc phân tích trong giao tiếp của họ. Lựa chọn họ làm người tham chiếu, bạn tốt 01, họ có thể giới thiệu bạn tốt đến 02 – 03, sẽ rất có lợi.
Tối ưu hiệu quả người tham chiếu mang lại là điều ứng viên nào cũng mong muốn, nhưng chỉ ghi thông tin người tham chiếu trên CV rồi ngồi yên chờ đợi sẽ không phải là cách hay. Bạn rất cần linh hoạt áp dụng những điều nên làm và không nên làm sau đây:
Một số nhà tuyển dụng, khi ứng viên đến phỏng vấn vòng đầu tiên, họ sẽ đưa ra bảng CV sơ lược được doanh nghiệp thiết kế riêng, trên đó có nội dung thông tin người tham chiếu. Lúc này, ứng viên thường sẽ ghi luôn mà không liên lạc với người tham chiếu. Trường hợp này ta sẽ liên lạc sau.
Nếu có thời gian chuẩn bị, không cần vội, bạn nên liên hệ trước với người mà bạn mong muốn làm người tham chiếu để hỏi họ liệu có nhận lời hay không. Đây là phép lịch sự, vừa tránh phiền nhiễu người tham chiếu, vừa giúp bạn an tâm có trợ thủ tham chiếu đắc lực, vừa giúp người tham chiếu thoải mái trò chuyện khi được liên lạc.
Dù có thể liên lạc để xin phép người tham chiếu hay không thể liên lạc trước khi ghi vào CV thì bạn cũng nên thiết lập cuộc trò chuyện với người tham chiếu đó, thông qua café gặp mặt, chat zalo hay gọi điện thoại đều được. Đây là mẹo nhỏ khi ứng tuyển, vì thực tế, chúng ta ít nhiều đều xoay chuyển nội dung CV để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của nhà tuyển dụng, ví dụ:
Bạn sẽ đề cập ít hơn về số lượng nơi làm việc để không bị đánh giá hay nhảy việc, như vậy khoảng thời gian làm việc tại công ty cũ (ghi trong CV) sẽ dài hơn so với thực tế.
Bạn ứng tuyển công việc hành chính nên bạn đề cập nhiều hơn về những công việc giấy tờ, thủ tục mà trước đây, khi làm Sales, thỉnh thoảng bạn mới trải nghiệm …
Nếu như vậy, hãy liên lạc trước với người tham chiếu để nhờ họ hỗ trợ cung cấp thông tin theo hướng mà bạn đã trình bày với nhà tuyển dụng.
Mục người tham chiếu cần ghi rõ họ tên, chức vụ, điện thoại/ email liên lạc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cung cấp điện thoại/ email tại nơi làm việc, không nên cung cấp thông tin liên lạc riêng, trừ khi được sự đồng ý của người tham chiếu.
Bạn giỏi, bạn nhiệt tình, bạn chăm chỉ… hãy để nhà tuyển dụng tự liên lạc với người tham chiếu để có được những đánh giá đó. Mỗi đợt tuyển dụng có hàng trăm CV ứng tuyển, một bản CV quá dài sẽ khiến người đọc mệt mỏi, đôi khi phát sinh những nhận định không tốt về khả năng súc tích, truyền đạt thông tin của bạn.
Yêu cầu thông tin người tham chiếu trong CV đã không còn xa lạ trong quy trình tuyển dụng tại nhiều doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp không chắc sẽ liên lạc tới tất cả người tham chiếu của các ứng viên nhưng đây được xem như một thủ thuật tuyển dụng, thúc đẩy ứng viên nâng cao tính trung thực trong CV và cả khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng dùng cách này để tạo thuận lợi cho mình khi tìm kiếm ứng viên, do vậy, ứng viên cũng rất cần tìm hiểu cách thể hiện người tham chiếu để nâng cao lợi thế ứng tuyển. Và bài viết hôm nay của quân sư TalentBold chính là cẩm nang phục vụ cho mục tiêu này.
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
------------------------------------
Nguồn ảnh: internet