maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Bản đồ Nhân sư cấp cao

Nguồn lực là gì? Những nguồn lực mà doanh nghiệp cần chú trọng

Nguồn lực là gì? Những nguồn lực mà doanh nghiệp cần chú trọng

Doanh nghiệp muốn phát triển phải có nguồn lực.

Doanh nghiệp muốn cạnh tranh phải tiết kiệm tối ưu nguồn lực.

Doanh nghiệp muốn bền vững phải xây dựng nguồn lực ổn định lâu dài...

Rất nhiều định hướng tương lai của doanh nghiệp đều gắn liền với cụm từ “nguồn lực”. Vậy nguồn lực là gì? Danh sách những nguồn lực mà doanh nghiệp cần chú trọng ra sao? Câu trả lời sẽ được quân sư TalentBold giải đáp ngay sau đây.

MỤC LỤC

1- Nguồn lực là gì
2- Những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp

   2.1. Nguồn lực con người
   2.2. Nguồn lực cơ sở vật chất
   2.3. Nguồn lực tài chính
   2.4. Nguồn lực thị trường tiềm năng
   2.5. Nguồn vốn kỹ năng quản trị doanh nghiệp
3- Cách doanh nghiệp quản trị các nguồn lực
4- Thời đại số doanh nghiệp cần làm gì để quản trị tối ưu nguồn lực


Tuyển dụng việc làm hấp dẫn

1- Nguồn lực là gì 

Nguồn lực là những sức mạnh bên trong mỗi doanh nghiệp, có thể kể đến như nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn khách hàng tiềm năng... Nguồn lực mỗi doanh nghiệp có thể giống nhau về nội dung nhưng mức độ lớn mạnh của nguồn lực chắc chắn sẽ khác nhau, đó là lý do sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường luôn có sự phân tranh cao thấp.

Nguồn lực doanh nghiệp càng mạnh, tốc độ phát triển càng nhanh, thành tích gặt hái càng to lớn. Muốn sở hữu được điều này, doanh nghiệp không chỉ cần xây dựng để có nguồn lực mà còn phải biết cách quản lý, linh hoạt xoay chuyển nguồn lực hiệu quả.

nguồn lực là gì
>>> 10 phương pháp tìm nguồn ứng viên hiệu quả

2- Những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp 

Tùy theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà số lượng và loại nguồn lực sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có một danh sách các nguồn lực mà chắc chắn doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu:

2.1. Nguồn lực con người 

Cụ thể ở đây chính là người lao động. Mỗi nhân sự đảm nhận một vị trí công việc cụ thể với vai trò và chức năng khác nhau. Mỗi người là một mắt xích trong chuỗi hoạt động liên hoàn trong tổ chức, đầu tư vào nguồn lực con người, mỗi mắt xích hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,  đồng nghĩa chuỗi mắt xích sẽ gặt hái được thành quả cao như kỳ vọng.

2.2. Nguồn lực cơ sở vật chất 

Những việc làm hấp dẫn

NHÂN VIÊN THU MUA - XUẤT NHẬP KHẨU

TP.HCM Xuất nhập khẩu

Chief Accountant

Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Academic Research and Development Team Leader (English Center)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Senior Sales Executive (Hand tools, Power tools)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng Vật liệu xây dựng, Điện/HVAC/MEP

Năng lực con người là yếu tố cốt lõi cho mọi thành công, tuy nhiên, sức người có hạn, năng suất lao động nếu chỉ dựa vào sức người sẽ không thể nâng cao số lượng và chất lượng. Lúc này, nguồn lực cơ sở vật chất sẽ mang đến giải pháp cho doanh nghiệp. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị cải tiến, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ góp phần hạn chế sai sót, giảm áp lực cho người lao động, đồng thời nâng cao hiệu suất đáng kể.

nguồn lực là gì của doanh nghiệp
>>> 4 bước xây dựng quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực

2.3. Nguồn lực tài chính 

“Có bột mới gột nên hồ”, không có nguồn lực tài chính tốt thì mọi kế hoạch chỉ có thể nằm trên giấy, không mang lại giá trị thực tế nào cả. Nguồn vốn đến từ nhiều nơi như vốn chủ sở hữu, đối tác góp vốn, vay ngân hàng... Nguồn vốn dồi dào cùng năng lực quản lý sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp chinh phục thành công thuận lợi.

2.4. Nguồn lực thị trường tiềm năng 

Mỗi doanh nghiệp có những định hướng thị trường tiêu thụ, khách hàng tiềm năng khác nhau. Xác định càng chuẩn xác yếu tố này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận đúng khách hàng và chốt đơn thành công. Doanh thu và lợi nhuận có được ngày càng cao, khả năng nhận diện thương hiệu, uy tín trên thương trường cũng được mở rộng.

2.5. Nguồn vốn kỹ năng quản trị doanh nghiệp 

Kỹ năng quản trị doanh nghiệp là một trong những tài sản vô hình quan trọng nhất trong tổ chức. Người đứng đầu doanh nghiệp và các quản lý cấp cao phải có năng lực lãnh đạo và tầm nhìn xa, mang đến cho doanh nghiệp những hướng đi đúng trong ngắn và dài hạn. Đồng thời kỹ năng quản lý sẽ là nền tảng tập hợp sức mạnh của toàn tập thể, khơi dậy tinh thần hướng đến mục tiêu chung.

3- Cách doanh nghiệp quản trị các nguồn lực 

Sở hữu nguồn lực tốt là yếu tố quan trọng nhưng nếu chỉ có mà không biết sử dụng sao cho hợp lý thì dù nguồn lực lớn đến mấy, hiệu quả mang lại cũng chỉ nhỏ giọt. Do đó, cách doanh nghiệp quản trị các nguồn lực sao cho hiệu quả mới thật sự là cốt lõi của vấn đề. Dưới đây là những cách quản trị nguồn lực chất lượng được tổng hợp từ chính thành công của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trình tự triển khai theo 03 giai đoạn:

nguồn lực doanh nghiệp
>>> Các nguồn tuyển dụng nhân sự hiện nay 

3.1. Đánh giá nguồn lực mà tổ chức có năng lực phân bổ

Trước khi muốn chia sẻ cho ai điều gì, chúng ta phải đánh giá năng lực bản thân có điều đó hay không. Trong doanh nghiệp cũng vậy, liệt kê những nguồn lực tổ chức sẵn có, cũng như nguồn lực mà tổ chức đủ năng lực thuê ngoài luôn là bước đi quan trọng đầu tiên. Công tác này giúp doanh nghiệp định lượng từng yếu tố nguồn lực khả thi để phân bổ. Như vậy, việc lựa chọn chiến lược kinh doanh trọng tâm cũng trở nên dễ dàng và chuẩn xác hơn, không để doanh nghiệp rơi vào tình trạng chủ quan, cứ triển khai rồi khi thiếu nguồn lực lại phải loay hoay xoay xở.

3.2. Định vị chiến lược phát triển kinh doanh

Cùng một lúc doanh nghiệp sẽ triển khai lồng ghép nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau, việc định vị tính chất, đặc thù của từng chiến lược nhằm giúp tổ chức xác định và phân loại mức độ quan trọng của từng chiến lược trong hệ thống các chiến lược triển khai.

Trên cơ sở đó, tỷ trọng phân bố nguồn lực cho mỗi chiến lược sẽ được nghiên cứu, phân tích và quyết định lựa chọn. Giai đoạn này rất quan trọng vì thực tế nguồn lực doanh nghiệp có thể đáp ứng không bao giờ là vô hạn cả, do đó, nguồn lực hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư đúng trọng tâm vào những chiến lược cần thiết nhất ở hiện tại. Nhu cầu tương lai sẽ có định hướng phát triển nguồn lực tương lai phù hợp.

Đơn cử như sự đồng hành giữa định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của tổ chức và định hướng chiến lược phát triển nhân lực.

- Những kế hoạch ngắn hạn sẽ chú trọng đầu tư, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực sẵn có

- Những kế hoạch dài hạn sẽ kết hợp cùng công tác tuyển dụng để bổ sung nhân lực cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu chiến lược kinh doanh.

3.3. Triển khai phân bổ nguồn lực

Bất cứ chiến lược kinh doanh thành công nào cũng là sự đồng lòng phối hợp của nhiều phòng ban chuyên môn trong tổ chức. Vì vậy, việc triển khai phân bổ nguồn lực sẽ lan tỏa khắp các phòng ban chuyên môn, theo tỷ trọng nguồn lực mà mỗi phòng ban cần có trong từng chiến lược. Chẳng hạn chiến lược phát triển hệ thống phân phối thì tỷ trọng nguồn lực phân bổ cho phòng Marketing sẽ nhiều hơn phòng nhân sự, phòng tài chính.

Nhiều hơn ở đây là về số lượng loại nguồn lực phân bổ (ví dụ nguồn lực nhân sự, máy móc, phương tiện, tài chính...) , chứ không phải nhiều hơn trong cùng một nguồn lực (ví dụ cùng là nguồn lực tài chính, phòng tuyển dụng vẫn có thể được giải ngân gần bằng phòng Marketing vì mỗi hệ thống phân phối mới đều cần nhiều nhân sự vận hành)

Tiêu chí này khẳng định nguồn lực sẽ không thể chỉ phân bổ cho phòng ban trọng điểm hoặc phân bổ đều cho mọi phòng ban mà cần  có sự phân tích, đánh giá tỷ trọng nguồn lực từng phòng ban cần có. Để xác định tỷ trọng này, người quản lý doanh nghiệp cần dựa trên kế hoạch chiến lược chung và kế hoạch triển khai chi tiết riêng do mỗi phòng ban thiết lập.

3.4. Kiểm soát chặt chẽ sau khi phân bổ nguồn lực

Tình hình triển khai chiến lược kinh doanh sẽ có những phát sinh ngoài kế hoạch do biến động thị trường thực tế, đồng nghĩa kế hoạch phân bổ nguồn lực cũng sẽ có những thay đổi phù hợp theo từng giai đoạn triển khai. Muốn biết cần điều chỉnh ra sao, thay đổi thế nào thì người lãnh đạo vào đội ngũ triển khai chiến lược phải luôn kiểm soát sát xao mọi diễn biến trong quá trình thực hiện.

Thông qua nhận thức, dự báo từ tình hình thực tế, các kế hoạch đề xuất thay đổi phân bổ nguồn lực sẽ được gửi lên cho ban lãnh đạo xem xét và phê duyệt. Tốc độ đánh giá và quyết định điều chỉnh phân bổ nguồn lực cần thực hiện nhanh, linh hoạt vì đa phần yếu tố dẫn đến tình huống cần điều chỉnh đều đến từ sự biến chuyển năng lực cạnh tranh của đối thủ cùng ngành. Nếu không phản ứng nhanh, cơ hội chiến lược kinh doanh đạt được thành công như kỳ vọng có thể vụt khỏi tầm tay.

nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp
>>> HR là gì? Các vị trí và công việc trong ngành HR 

4- Thời đại số doanh nghiệp cần làm gì để quản trị tối ưu nguồn lực 

Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp đã kéo dài hàng nghìn năm. Mỗi giai đoạn, cách thức quản trị nguồn lực đều cần sự thức thời, cải tiến theo kịp xu hướng. Trong thời đại số ngày nay, sự chuyển biến diễn ra liên tục, doanh nghiệp muốn quản trị tối ưu nguồn lực để có được hiệu quả cao nhất rất cần chú trọng những yếu tố sau:

4.1. Ứng dụng công nghệ phần mềm chuyên dụng

Công nghệ phát triển đã góp phần đẩy nhanh các kế hoạch sử dụng nguồn lực đa dạng của doanh nghiệp. Việc an phận với những cách thức quản trị thủ công sẽ khiến doanh nghiệp trở nên lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp, trong khi chi phí phát sinh lại rất cao.

Trang bị các phần mềm hỗ trợ quản lý doanh nghiệp chuyên dụng chính là giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Hiện nay, sản phẩm phần mềm có cả trong và ngoài nước, tính năng và chi phí đa dạng mang lại nhiều sự lựa chọn phù hợp nhất.

4.2. Tận dụng nguồn lực thuê ngoài

Một mình doanh nghiệp không tự mình sở hữu nguồn lực lớn để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh được. Trong khi cơ hội không đến nhiều trong đời, vì vậy, tận dụng lợi thế từ nguồn lực bên ngoài chính là thượng sách. Ngày nay những dịch vụ thuê ngoài nhân lực, tài chính, đến máy móc, thiết bị xuất hiện ngày một nhiều, cho thấy xu hướng này đang được đông đảo doanh nghiệp hướng tới. Ủy thác cho đơn vị dịch vụ những nhiệm vụ, chức năng không mang vai trò quan trọng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí nhân lực và thời gian. Từ đó, tập trung phần lớn nội lực cho việc định hướng và triển khai các quyết sách cốt lõi cho sự thành công.

Nguồn lực chính là sức mạnh mà mỗi doanh nghiệp tích lũy được. Những nguồn lực mà doanh nghiệp cần chú trọng trong bài viết quân sư TalentBold vừa gửi đến chỉ là yếu tố “cần”. Để đạt được giá trị cao trong kinh doanh, luôn cần phải có thêm yếu tố “đủ”, đó chính là năng lực quản trị nguồn vốn linh hoạt, khéo léo, phù hợp năng lực thực tế. Thành công nhanh, doanh nghiệp nào cũng mong muốn, nhưng tốc độ phải đi kèm sự chắc chắn mới thật sự có được sức mạnh cạnh tranh lâu dài và ổn định. 

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng