maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Nguyên nhân khiến cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân trở nên khó khăn

Nguyên nhân khiến cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân trở nên khó khăn

Cân bằng cuộc sống là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp chúng ta duy trì trạng thái tâm lý tích cực. Có tâm lý tích cực, tinh thần và thể chất mới nhiệt huyết hoàn thành hiệu quả các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cuộc sống vội vã ngày nay khiến chúng ta rất dễ mất cân bằng. Muốn giải quyết tình trạng này, cần nhanh chóng xác định chuẩn xác nguyên nhân khiến cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân của chính mình trở nên khó khăn. Xác định bằng cách nào, quân sư TalentBold sẽ chia sẻ đến bạn ngay đây.

MỤC LỤC
1. Mất cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân là như thế nào?
2. Dấu hiệu cho thấy bạn đang mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân
3. Nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng
    3.1. Ôm đồm quá nhiều việc
    3.2. Cầu toàn trong mọi chi tiết
    3.3. Sắp xếp thời gian chưa hiệu quả
    3.4. Thiếu nghiêm khắc với bản thân
    3.5. Thiếu sự hỗ trợ từ các cộng sự
    3.6. Đặt trọng tâm thiếu cân bằng


Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

>>> Xem thêm: Việc làm lương cao

1. Mất cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân là như thế nào? 

Khái niệm về sự mất cân bằng đôi khi khá trừu tượng, hiểu nôm na, mất cân bằng là trạng thái thiếu hụt, sa sút, giảm chất lượng so với tiêu chuẩn mong muốn ở một khía cạnh nào đó. Tinh thần cảm thấy mất đi sự tự tin, sự bình yên, thanh thản. Tình trạng mệt mỏi, lo âu xuất hiện nhiều hơn và ở lại trong tâm trí càng lúc càng lâu hơn.  

Ví dụ bạn phải dành quá nhiều thời gian cho công việc nên buộc phải giảm bớt thời gian chăm sóc sức khỏe, chăm sóc gia đình. Như vậy là bạn đang thiếu hụt thời gian cho cuộc sống cá nhân, đồng nghĩa bạn đang mất cân bằng về khía cạnh cuộc sống cá nhân.

Để giải quyết tình trạng mất cân bằng, bạn cần ngồi xuống cùng “đàm đạo” với cả hai khía cạnh

  • Một là khía cạnh đã lấy đi sự cân bằng - ở đây chính là công việc

  • Hai là khía cạnh bị mất sự cân bằng - ở đây chính là cuộc sống cá nhân

Mục đích là để tìm ra nguyên nhân thật sự để giải quyết tận gốc rễ, vì nếu xác định sai hoặc thiếu trọng tâm sẽ không có một giải pháp triệt để đúng đắn. Tình trạng mất cân bằng sẽ vẫn tiếp diễn hoặc tái diễn, khiến cho tâm sức suy tư tìm giải pháp bị lãng phí. Đây cũng chính là lý do cốt lõi thôi thúc quân sư chia sẻ bài viết hôm nay.

2. Dấu hiệu cho thấy bạn đang mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân 

Những việc làm hấp dẫn

Những vấn đề về tâm lý thường khó nhận biết, đôi khi chúng ta cảm thấy mình vẫn ổn nhưng thực chất những dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện rồi. Phát hiện càng sớm, tìm ra nguyên nhân càng nhanh thì hiệu quả tái tạo sự cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân càng hiệu quả.

Nếu bạn thấy mình đang gặp một trong những biểu hiện sau, dù ở cấp độ thấp cũng đừng nên bỏ qua nhé:

2.1. Qua loa việc nhà cho xong

Cảm giác mệt mỏi sau khi tan sở, về đến nhà bạn chỉ muốn vệ sinh cá nhân rồi lăn ra ngủ một giấc. Việc nhà bấy lâu nay luôn chỉnh tề thì giờ đây phải chọn cách giải quyết qua loa như: mua thức ăn sẵn bên ngoài về hâm lại, để con cái tự học tự chơi, quần áo dồn cả tuần mới giặt…

2.2. Thân xác ở nhà nhưng tâm trí ở công sở

Những trách nhiệm, những công việc dang dở, những việc chưa kịp kiểm tra lại không biết đúng hay sai … cứ quanh quẩn trong đầu khiến bạn lo lắng, hồi hộp ngay cả khi đã về nhà. Thế là phải theo dõi tiếp, chập chờn ngủ, mong cho trời mau sáng để đến công ty làm cho xong.

2.3. Không chăm sóc bản thân

Bạn chỉ mong có đủ thời gian để ngủ lấy lại sức chứ chẳng còn tha thiết dùng kem dưỡng da ban đêm, kem chống nắng ban ngày, quần áo túi xách phải đồng bộ… Nói chung chẳng còn tâm trí để chăm chút cho hình thức và sức khỏe bản thân nữa.

2.4. Tinh thần chán nản, uể oải

Làm việc mà tâm trí mệt mỏi, chán nản, riết rồi bạn chỉ ngồi tập trung làm việc cho xong, chẳng còn cảm xúc để giao lưu trò chuyện với mọi người xung quanh nữa. Những sai sót cũng xuất hiện nhiều hơn, tâm lý luôn cảm thấy sợ sệt vì không biết còn lỗi nào không, liệu có bị sai phải bồi thường không…

3. Nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng 

Áp lực công việc là tình trạng không thể tránh, điều chúng ta có thể làm là giảm thiểu thấp nhất những yếu tố gây ra tình trạng mất cân bằng mà mình đang phải đối mặt. Hành trình đó luôn sẽ bắt đầu từ việc xác định nguyên nhân rồi mới đến giai đoạn tìm giải pháp.

Thông qua quá trình quản lý và tư vấn giải pháp nhân sự cho nhiều loại hình doanh nghiệp, dưới đây là những nguyên nhân gây trở ngại cho mong muốn cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân của đông đảo người lao động:

3.1. Ôm đồm quá nhiều việc 

Việc nước, việc nhà, việc cá nhân, tất cả bạn đều muốn đến tay mình và phải do mình trực tiếp hoàn thành. Nếu bạn trong nhóm đối tượng này thì hãy bình tâm ngồi xuống, hít thở sâu và tự nói với chính mình rằng “Tôi không phải là siêu nhân”.

Sự tận tâm và trách nhiệm của bạn khiến mọi người xung quanh đều cảm thấy rất an tâm khi giao nhiệm vụ, gửi công việc cho bạn. Bản thân bạn cũng luôn cố gắng hoàn thành nhưng chúng ta không thể ôm hết tất cả vào mình. Đến khi bạn mệt mỏi, gục ngã ra đó, liệu có mấy ai hiểu rằng bạn vì họ mà khổ sở thế này, hay đa phần sẽ là trách móc nếu thấy không kham nổi sao không từ chối, để giờ lỡ việc của họ. Hãy luôn yêu thương bản thân và dũng cảm nói “không” khi cần thiết bạn nhé.

3.2. Cầu toàn trong mọi chi tiết 

Cầu toàn là một đức tính tốt nhưng cầu toàn thái quá lại gây ra một số vấn đề trái chiều. Đầu tiên chính là cảm giác luôn tự ti vì cho rằng mình chưa đủ tốt, chưa đủ giỏi, mọi sai sót bạn đều cảm thấy có phần lỗi của mình, trong khi những gì bạn làm tốt gấp mấy lần người khác.

Kế đến là việc dùng quá nhiều thời gian để hoàn thiện một chi tiết trong hàng nghìn chi tiết công việc phải hoàn thành, dẫn đến thiếu thời gian, nên bản thân luôn bận rộn hơn, về trễ hơn

Chúng ta chỉ nên cầu toàn ở những chi tiết mang tính trọng điểm, có giá trị quyết định, còn những phần việc phụ trợ không cần quá tỉ mỉ. Chẳng hạn, hồ sơ làm xong bạn có thể dồn một góc bàn, cuối tuần soạn lại, không nhất thiết cứ xong một cái lại mở tủ để cất một cái.

3.3. Sắp xếp thời gian chưa hiệu quả 

Mỗi ngày chúng ta có 24 tiếng đồng hồ, dành cho công việc ít nhất cũng 8 – 10 tiếng, còn lại là cho cuộc sống cá nhân, gia đình và nghỉ ngơi. Nhịp sống tất bật như hiện nay đòi hỏi một khả năng quản lý, sắp xếp thời gian tốt ở từng cá nhân. Một số bạn có thói quen:

  • Giải quyết công việc theo trình tự được giao, hoặc trình tự đã lên kế hoạch

  • Xong hết việc này mới làm tiếp việc khác, dù cho việc trước đó có thời gian trống thì vẫn để chờ

Kết quả công việc không hiệu quả mà thời gian còn bị lãng phí. Cách tốt nhất chúng ta cần ưu tiên giải quyết việc gấp trước, sau đó an tâm từ từ giải quyết các việc còn lại mà không lo bị hối thúc. Đồng thời dùng thời gian chờ để đan xen những việc có thể làm trước, chẳng hạn nhắc nhở đồng nghiệp đưa tài liệu cho phần việc tiếp theo, đặt nhu yếu phẩm online giao về nhà…

3.4. Thiếu nghiêm khắc với bản thân 

Khi rảnh bạn làm gì? Có nhiều người sẽ tranh thủ làm những việc không bó buộc thời gian, nhưng cũng có rất nhiều người sẽ lướt facebook, tiktok, chat zalo cùng bạn bè… Có thể bạn nghĩ mọi việc đã được lên kế hoạch, tới thời gian làm việc gì thì làm việc đó, thậm chí nhiều bạn còn nghĩ cứ thong thả, cả một ngày dài chỉ có bao nhiêu đó việc làm trễ chút cũng không sao.

Tuy nhiên, thực tế luôn có những tình huống bất ngờ, những việc phát sinh ngoài kế hoạch, khiến bản thân phải “chạy có cờ” để giải quyết. Dẫn đến bận tối mặt mày, mà chất lượng hoàn thành thì không thể hoàn hảo được. Vì vậy, hãy luôn tranh thủ hoàn thành công việc ngay khi có thể, bạn không phải canh cánh còn việc chưa xong, mà còn có thêm thời gian cho cá nhân.

3.5. Thiếu sự hỗ trợ từ các cộng sự 

Mở lời nhờ cậy, mở lời yêu cầu những việc khác với thường ngày như việc nhờ đồng nghiệp chuyển hồ sơ hộ, nhờ vợ/ chồng về đón con thay mình, nói con cái chủ động dọn dẹp phòng riêng… có thể là việc rất khó thực hiện với những bạn luôn tự tay giải quyết mọi việc, dù mệt dù khổ cũng chưa từng than vãn.

Hãy tự tin và hãy thử một lần nhờ cậy sự hỗ trợ từ các cộng sự xung quanh bạn. Bạn có quyền làm điều này, vì đồng nghiệp cũng sẽ có lúc nhờ bạn giúp họ, vì mọi thành viên gia đình đều hưởng hạnh phúc cả nên không nên để bạn một mình gánh hết. Bạn sẽ thiệt thòi, còn mọi người xung quanh lâu dần lại xem đó là điều hiển nhiên.  

3.6. Đặt trọng tâm thiếu cân bằng 

  • Thu nhập từ công việc, lo cơm áo gạo tiền cho bản thân và gia đình – Quan trọng

  • Sức khỏe của bản thân – Quan trọng

  • Sự nề nếp, đầm ấm trong gia đình – Quan trọng

Tất cả khía cạnh cuộc sống đều quan trọng nhưng mỗi người trong chúng ta chắc chắn đã có những lúc chú trọng nhiều hơn về một khía cạnh, mà quên mất hoặc tin tưởng những khía cạnh còn lại sẽ dựa vào trọng tâm mà ta chọn để hoàn thiện theo. Điển hình nhất chính là đặt nặng vấn đề tài chính mà tạm gác hạnh phúc bản thân và gia đình.  

Thực tế, cái gì quá cũng không tốt, bạn nên cân đối tỷ lệ 50:50 hoặc 70:30 để luôn dung hòa mọi thứ cùng lúc. Cái gì bạn thiếu quan tâm lâu quá hoặc quan tâm ít quá có thể sẽ mất đi lúc nào không hay, rất đáng tiếc.

Hiểu được nguyên nhân là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng trước khi đưa ra giải pháp cho mọi vấn đề. Những nguyên nhân khiến cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân trở nên khó khăn không chỉ có một mà có thể là toàn bộ những nguyên nhân mà quân sư TalentBold đã chia sẻ trên đây. Sàng lọc đúng nguyên nhân mà mình đang gặp phải, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn giải pháp tái tạo sự cân bằng nhanh, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn tìm thấy những luồng năng lượng tích cực cho chính mình!


Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng