- 420k
- 1k
- 870
Một công việc ổn định để phấn đấu và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn luôn là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, tình trạng nghỉ việc vẫn diễn ra mỗi ngày. Nguyên nhân nghỉ việc thường thấy của dân văn phòng không nhất thiết từ chính nhân viên, mà có thể là từ doanh nghiệp tuyển dụng họ. Cụ thể là những nguyên nhân nào, TalentBold sẽ tổng hợp đến bạn ngay sau đây.
Dù là ở lĩnh vực nào, việc chúng ta tìm kiếm nguyên nhân của một vấn đề đều không ngoài mục đích rút ra những bài học cho chính mình để bản thân làm tốt hơn trong tương lai. Tìm hiểu nguyên nhân nghỉ việc của dân văn phòng cũng vậy
Từ những nguyên nhân nghỉ việc được chia sẻ, bạn sẽ nhận thức sớm hơn những tình huống mà mình nên lên tiếng để cải thiện điều kiện làm việc. Trường hợp bạn đã phản ánh nhưng sự phản hồi từ cấp quản lý không mang lại hiệu quả tích cực thì việc cố níu kéo để hy vọng chỉ làm bạn thất vọng và thiệt thòi hơn mà thôi.
Một khía cạnh khác, những nguyên nhân nghỉ việc của người khác cũng là cơ hội bạn nhận ra những yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc mà người khác không có được, trong khi doanh nghiệp của bạn đang mang đến cho bạn. Hãy trân trọng và tiếp tục cống hiến !
Cuộc cạnh tranh tìm kiếm nhân lực tài năng đang ngày càng gay gắt. Trước khi tìm thêm những nhân tài cho doanh nghiệp thì việc giữ những người tài đã và đang cống hiến là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, hiểu được những nguyên nhân dân văn phòng nghỉ việc sẽ giúp cho người quản lý không phải thốt lên “giá như” khi cầm thư xin nghỉ việc của nhân viên trong tay.
>>>> Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết nhân viên sắp nghỉ việc
Lý do nghỉ việc muôn màu muôn vẻ, nhưng tựu chung lại nguyên nhân tổng quát là đều ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động, cụ thể ở đây là dân văn phòng. Khi họ nhận thấy công sức mình bỏ ra không được công nhận và đánh giá đúng mức, họ sẽ rời đi.
Thị trường kinh doanh cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải khai thác triệt để hiệu suất làm việc của nhân viên để tiết kiệm chi phí. Thời gian làm việc 8 tiếng/ngày, 5 ngày / tuần đã trở thành điều xa xỉ với nhiều người.
Làm việc liên tục 10 – 12 tiếng, thậm chí 14 tiếng mỗi ngày vào thời gian cao điểm, liên tục từ thứ 2 đến thứ 6. Hai ngày cuối tuần cũng phải thường xuyên theo dõi công việc để giải quyết sự vụ. Một số doanh nghiệp tính thêm lương làm ngoài giờ nhưng số giờ cũng bị giới hạn, và luôn luôn thấp hơn số giờ làm thêm thực tế.
Gần như nhân viên văn phòng không còn thời gian chăm sóc cho sức khỏe của chính mình, chứ đừng nói đến gia đình, con cái hay các mối quan hệ xã hội. Để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống lâu dài, họ phải tìm một công việc khác.
Một trong những yếu tố khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên chính là cơ hội thăng tiến. Dân văn phòng có thể hy sinh thời gian, sức lực của họ cho doanh nghiệp vì họ muốn đạt được thành tích, được ghi nhận và có cơ hội vươn lên vị trí cao hơn, không còn phải vất vả vì những công việc chi tiết nữa.
Ấy vậy mà sau bao nỗ lực, những cống hiến của họ chỉ được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ ở mức bình thường, chiếc ghế quản lý lại dành cho một người ít cố gắng hơn hoặc một người lạ từ bên ngoài. Tất cả như một gáo nước lạnh dành cho họ và một khi niềm tin đã không còn, họ cũng không muốn phí thời gian cống hiến tài năng của mình cho doanh nghiệp nữa.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Top 06 lý do hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc
Khi gặp khó khăn hay mâu thuẫn, nhân viên rất cần sự hỗ trợ, động viên, cải thiện từ người quản lý. Nhưng không phải lúc nào quản lý cũng là nơi đáng tin cậy để bạn gửi gắm tâm sự, gút mắc trong lòng.
Quản lý có thể im lặng, phớt lờ, tệ hơn có thể đổ lỗi hoặc làm lộ tâm sự của bạn cho người thứ ba. Một môi trường làm việc như vậy khiến bạn sẽ rất bất an và bất mãn, do vậy, việc rời đi chỉ còn là yếu tố thời gian mà thôi.
Chấm công bằng tay và sai sót không có bằng chứng đối chất
Đi ra ngoài, dù là vì công việc vẫn phải làm giấy xin phép ra ngoài với thời gian đi và về cụ thể.
Đi trễ 5 – 10 phút bị trừ nửa ngày lương…
Đây chỉ là những tình huống kiểm soát nhân viên khắc khe phổ biến, thực tế còn rất rất nhiều quy định, chính sách bất hợp lý và lỗi thời mà nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng.
Nhân viên văn phòng rời đi vì lý do này không hẳn vì bị kiểm soát chặt chẽ, mà vì họ cảm thấy sự thiếu nhạy bén, linh hoạt của doanh nghiệp. Nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp chắc chắn không thể theo kịp xu hướng phát triển liên tục đang diễn ra, và nhân viên có đủ cơ sở nghĩ rằng cơ hội nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của họ cũng chẳng cao hơn được.
>>> Bạn đọc thêm: Làm gì khi xin nghỉ việc và thất nghiệp một thời gian
Ngược lại với trường hợp số 4, rất nhiều doanh nghiệp lại hay thay đổi chính sách khi nhận thấy sự chuyển biến từ môi trường kinh doanh bên ngoài. Điều này tác động nhiều đến tâm lý ổn định của người lao động, bởi lẽ, ngoài việc phải căng óc ra xử lý những công việc hằng ngày, họ còn phải thường xuyên cập nhật chính sách của công ty, chính sách này chưa hoàn thiện thì chính sách khác đã ra đời.
Nhiều trường hợp, chính sách mới đi ngược lại với sự thỏa thuận ban đầu khi họ ứng tuyển vào làm việc. Một số người chấp nhận thỏa hiệp và cố gắng thích nghi, nhưng một số người không đồng ý với sự thay đổi liên tục, họ cảm thấy công ty đang lúng túng với đường lối của chính mình. Vì vậy, họ quyết định rời đi.
Đây là 5 nguyên nhân nghỉ việc thường thấy của dân văn phòng, tất cả cho thấy đa phần đều có sự tác động lớn từ chính doanh nghiệp nơi họ làm việc. Vì vậy, những chia sẻ của TalentBold không chỉ cần thiết cho các nhân viên văn phòng, mà còn là lời nhắn gửi đến các doanh nghiệp sử dụng lao động.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa