- 420k
- 1k
- 870
Mỗi ứng viên là một ẩn số mà nhà tuyển dụng cần khai phá, và để tìm hiểu tốt nhất, đánh giá hoàn hảo nhất sự phù hợp của từng ứng viên với vị trí công việc yêu cầu, kỹ năng phỏng vấn là một nghệ thuật mà mỗi nhà tuyển dụng phải trau dồi. Cụ thể, kỹ năng dành cho nhà tuyển dụng, tầm quan trọng của từng kỹ năng ra sao? Mời bạn cùng TalentBold theo dõi bài viết sau.
Nói riêng về công tác tuyển dụng, mỗi doanh nghiệp, cụ thể là nhân sự tại phòng tuyển dụng sẽ đảm trách những trọng trách quan trọng sau:
Tiếp nhận thông tin yêu cầu bổ sung nhân lực từ phòng chuyên môn
Tìm hiểu cụ thể mô tả công việc chi tiết
Lựa chọn nguồn tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất
Soạn và đăng tin tuyển dụng
Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ ứng viên
Lên kế hoạch phỏng vấn, đánh giá ứng viên
Thông báo ứng viên trúng tuyển, tạo thuận lợi cho ứng viên tiếp quản công việc
Báo cáo kết quả tuyển dụng với ban lãnh đạo…
Mỗi nhiệm vụ đòi hỏi những kỹ năng riêng, nhà tuyển dụng sở hữu kỹ năng càng thuần thục, chất lượng tuyển dụng càng nâng cao.
>>>> Xem thêm: Cách chọn được ứng viên đi làm trong shortlist chính xác
Từ những nhiệm vụ không thể thiếu của một nhà tuyển dụng mà TalentBold nêu ra trên đây, những kỹ năng sau sẽ là yếu tố then chốt giúp nhà tuyển dụng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc:
Nhờ công nghệ mạng trực tuyến, việc giới thiệu thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp đến các ứng viên, thu hút hồ sơ ứng tuyển không còn gây khó khăn cho nhà tuyển dụng nữa.
Tuy nhiên, cái khó nằm ở chỗ tìm thấy nguồn ứng viên :
Mang lại lượng hồ sơ có tỷ lệ phù hợp cao nhất
Chi phí mà doanh nghiệp trả cho nơi cung cấp ứng viên thấp nhất
Thời gian sở hữu lượng hồ sơ ứng tuyển ngắn nhất
Việc nộp hồ sơ trực tuyến thường không thu phí của ứng viên, chính vì vậy, rất nhiều ứng viên chưa đáp ứng đủ yêu cầu tuyển dụng nhưng vẫn muốn thử vận may. Số lượng hồ sơ ứng tuyển mà nhà tuyển dụng nhận được vì vậy mà tăng đáng kể, trong khi độ tương thích lại thấp.
Lúc này, nhà tuyển dụng cần sử dụng kỹ năng sàng lọc hồ sơ hiệu quả để loại bỏ những hồ sơ không phù hợp, hạn chế sàng lọc sai khiến doanh nghiệp mất nhân tài.
Ngày nay, với xu hướng ứng dụng phần mềm tuyển dụng chuyên nghiệp, việc trau dồi kỹ năng sàng lọc hồ sơ không còn là trăn trở của nhà tuyển dụng nữa. Thông qua nguồn dữ liệu ứng viên được ghi nhận tự động vào phần mềm, cùng với danh mục những tiêu chí yêu cầu tuyển dụng, người phụ trách chỉ cần lựa chọn tiêu chí mong muốn là hệ thống tự động lọc danh sách ứng viên phù hợp chỉ trong vòng 01 nốt nhạc.
Giai đoạn phỏng vấn là sự phối hợp nhiều bước công việc :
Chốt danh sách ứng viên mời phỏng vấn
Liên lạc và thống nhất lịch hẹn
Bố trí nhân sự phụ trách phỏng vấn trực tiếp
Xây dựng bảng câu hỏi, thang điểm vào phần mềm tuyển dụng…
Nếu suôn sẻ như vậy thì thật tuyệt nhưng thực tế, nhà tuyển dụng sẽ luôn phải theo dõi và điều chỉnh kế hoạch phỏng vấn sao cho phù hợp tình hình thực tế, ví dụ : ứng viên không đến đúng ngày được, người phỏng vấn bận việc đột xuất…
Kỹ năng phỏng vấn hay còn gọi là kỹ năng khai thác thông tin ứng viên là nhiệm vụ chủ chốt mà phòng tuyển dụng phải thực hiện.
Mỗi ứng viên đều sở hữu những năng lực vượt trội khác nhau, làm cách nào khám phá được năng lực vượt trội mà ứng viên sở hữu trùng khớp với năng lực mà nhà tuyển dụng đang tìm chính là cảnh giới mà nhà tuyển dụng cần đạt được trong kỹ năng phỏng vấn ứng viên.
Nhà tuyển dụng giỏi kỹ năng phỏng vấn không hẳn là người khám phá nhiều câu hỏi phỏng vấn và với ứng viên nào cũng hỏi những câu hỏi đó. Kỹ năng phỏng vấn có thể chỉ là những câu giao tiếp, trò chuyện thông thường, tưởng rằng vô hại nhưng lại có sức mạnh khiến ứng viên vô tình thốt ra sự thật về năng lực của mình.
Nhà tuyển dụng và ứng viên luôn mong muốn sở hữu điều tốt nhất, phúc lợi cao nhất cho mình, chính vì vậy, một sự trung hòa lợi ích đôi khi khó đạt được, khiến cho doanh nghiệp mất đi nhân tài hoặc ứng viên mất đi cơ hội việc làm tốt.
Do vậy, ở phía nhà tuyển dụng, kỹ năng đàm phán, thương lượng hiệu quả những chính sách lương thưởng, phúc lợi tương xứng với khối lượng công việc đặt ra, thuyết phục ứng viên đồng ý chấp nhận trên cơ sở cân nhắc quyền và nghĩa vụ là điều kh6ng thể thiếu, thậm chí rất quan trọng.
Với kỹ năng đàm phán hiệu quả, nhà tuyển dụng vừa đảm bảo ngân sách nhân sự cho doanh nghiệp, vừa chiêu mộ thành công nhân tài, vẹn cả đôi đường.
>>>> Có thể bạn quan tâm: 10 kỹ năng tuyển dụng tuyệt vời mà nhà tuyển dụng nào cũng cần biết
Dù không sử dụng thường xuyên nhưng một khi dùng đều yêu cầu ở cấp độ cao, đó chính là kỹ năng thuyết phục, giải trình của nhà tuyển dụng – cụ thể là phòng tuyển dụng - trước ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Những bản kế hoạch tuyển dụng đòi hỏi phải bổ sung thêm ngân sách
Kết quả tuyển dụng không như kỳ vọng
Sự chênh lệch giữa phúc lợi chuẩn và phúc lợi thực tế cho ứng viên trúng tuyển…
Tất cả đều sẽ đòi hỏi phòng tuyển dụng thuyết phục, giải trình trước ban lãnh đạo. Nếu không đủ cơ sở thuyết phục, đánh giá KPI của phòng tuyển dụng sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo là những cá nhân trực tiếp tham gia đến kỳ phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng sở hữu những kỹ năng trên đây chưa đủ, điều quan trọng là phải vận dụng thuần thục trong nhiệm vụ thực tế. Với thâm niên tư vấn tuyển dụng, TalentBold luôn mong muốn chia sẻ thật nhiều kinh nghiệm hữu ích, không chỉ với ứng viên mà còn với cả nhà tuyển dụng. Và bài viết hôm nay là một trong những chia sẻ đó.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa