maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phỏng vấn "Là phải trúng"

Nhà tuyển dụng chú ý điều gì ở mục tiêu nghề nghiệp của bạn?

Nhà tuyển dụng chú ý điều gì ở mục tiêu nghề nghiệp của bạn?

Muốn chinh phục nhà tuyển dụng, bước đầu tiên phải qua vòng sàng lọc CV. Để đáp ứng đủ nội dung yêu cầu trong CV hiện đại chắc chắn không thể thiếu nội dung “Mục tiêu nghề nghiệp”. Nội dung chỉ súc tích trong vài dòng, vậy nhà tuyển dụng chú ý điều gì ở mục tiêu nghề nghiệp của bạn? Quân sư TalentBold sẽ bật mí với bạn ngay đây.

MỤC LỤC

1- Mục tiêu nghề nghiệp là gì
2- Tại sao mục tiêu nghề nghiệp lại cần thiết trong CV
3- Nhà tuyển dụng chú ý điều gì trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn
4- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn trong CV

 

Tuyển dụng việc làm hấp dẫn

1- Mục tiêu nghề nghiệp là gì 

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) chính là định hướng tương lai sự nghiệp mà mỗi ứng viên mong muốn đạt được. Định hướng này thể hiện đích đến và lộ trình chinh phục đích đến đó theo năng lực thực tế của ứng viên.

2- Tại sao mục tiêu nghề nghiệp lại cần thiết trong CV 

Thông qua nội dung mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên có thể giới thiệu cho nhà tuyển dụng:

2.1. Ưu thế chính trong năng lực

Những nội dung trước đó trong CV đã mô tả rất nhiều ưu thế của bạn trong vai trò ứng viên. Ở mục tiêu nghề nghiệp sẽ là sự súc tích ưu điểm lớn nhất cho thấy bạn phù hợp cao cho vị trí tuyển dụng. Đây như một sự nhắc lại để nhà tuyển dụng không bị lãng quên ưu điểm lớn của bạn.

2.2. Tinh thần nhiệt huyết đối với công việc

Mục tiêu nghề nghiệp gắn liền với chuyên môn mà vị trí công việc đặt ra cho thấy bạn đã xác định và nghiêm túc gắn kết sự nghiệp với mình cùng chuyên môn ứng tuyển.

2.3. Nỗ lực trở thành thành viên của doanh nghiệp

Mong muốn phấn đấu tại doanh nghiệp lâu dài. Dù hiện tại bạn không chắc môi trường làm việc có phù hợp với mình không nhưng thể hiện điều này trong mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp nhà tuyển dụng thêm an tâm khi cân nhắc lựa chọn bạn.

2.4. Thể hiện tinh thần trách nhiệm

Những việc làm hấp dẫn

Product Development Expert (Automotive)

Hà nội, Hải Dương, Hưng Yên Sản Xuất , Ôtô / Xe Máy, Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Chăm sóc khách hàng

Vũng Tàu Báo chí/ Truyền hình, Chăm sóc sức khỏe/Thiết bị Y tế, Dịch vụ khách hàng

Trưởng Phòng Chất Lượng (Điện Tử)

Hà nội, Hà Nam, Hải Dương Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Product Manager (Building Material)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Vật liệu xây dựng, Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Export Sales Director (Food)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Xuất nhập khẩu

Nỗ lực học tập, trau dồi năng lực để vươn cao, vươn xa hơn trong sự nghiệp là điều cần thể hiện trong nội dung này. Qua đó cho thấy bạn là người có tinh thần cầu tiến, có trách nhiệm với công việc được giao.

mục tiêu nghề nghiệp
>>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

3- Nhà tuyển dụng chú ý điều gì trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn 

Về phía nhà tuyển dụng, mỗi dòng mỗi chữ súc tích trong mục tiêu nghề nghiệp đều được đánh giá, phân tích kỹ lưỡng để sàng lọc ứng viên đạt chất lượng cao nhất. Những tiêu chí khai thác mà nhà tuyển dụng hướng đến gồm :

3.1. Sự tương đồng giữa mục tiêu và vị trí ứng tuyển

Bạn đang muốn chinh phục nhà tuyển dụng nên những gì bạn hướng đến nên là điều mà nhà tuyển dụng mong đợi. Và điều họ mong muốn thấy nhất chính là mục tiêu của bạn gắn kết cùng vị trí tuyển dụng.

Bạn mong muốn học nhiều, làm nhiều để hoàn thành nhiệm vụ ngày càng tốt. Mục tiêu này rất ổn. Nhưng nếu bạn muốn thành công cùng vị trí này để tích lũy tiền thực hiện mục tiêu đi du lịch, khám phá thế giới thì dù bạn vẫn đáp ứng tốt công việc đó nhưng tâm trí bạn lại là mục tiêu khác, nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng.

3.2. Sự chín chắn trong định hướng mục tiêu

Mục tiêu là tương lai thành công mà chúng ta muốn hướng đến. Và ai cũng mong muốn có được thành công thật nhanh, thật vĩ đại, tuy nhiên, năng lực mỗi người một khác. Nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn quá xa rời thực tế, ví dụ ứng tuyển nhân viên mà 03 năm sau muốn lên trưởng phòng hay giám đốc chuyên môn, thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên thiếu sự chín chắn, không hiểu rõ vị thế của mình đang ở đâu. Những ứng viên này rất dễ ảo tưởng sức mạnh, bất mãn trước những quy định quản lý, dễ chuyển việc.

mục tiêu nghề nghiệp là gì
>>> Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

3.3. Tinh thần nhiệt huyết gắn bó cùng chuyên môn

Bạn ứng tuyển là chuyên môn nào thì mục tiêu dài hạn cũng nên thuộc về chuyên môn đó.  Trường hợp ứng viên thiếu nhất quán trong chuyên môn mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy họ là người không kiên định, có ý định dùng chuyên môn ứng tuyển để làm bàn đạp cho chuyên môn tương lai, vậy thì cũng có thể sẽ dùng kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp để làm bàn đạp cho vị trí cao cấp hơn ở một doanh nghiệp khác.

3.4. Mức độ gắn kết giữa ứng viên và doanh nghiệp

Mối quan hệ gắn kết giữa đôi bên không chỉ phụ thuộc vào phía ứng viên, mà còn phụ thuộc phía doanh nghiệp với môi trường làm việc, quy trình quản lý... Vì vậy, các bạn ứng viên không phải quá nặng lòng khi thể hiện lời cam kết nhiệt huyết đồng hành cùng doanh nghiệp trong các chiến lược phát triển. Hãy cứ thể hiện trong mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng an tâm về phía bạn trước về tinh thần sẵn sàng gắn kết.

4- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn trong CV 

Dưới đây là những kinh nghiệm thể hiện nội dung mục tiêu nghề nghiệp hay và chuẩn nhất mà quân sư TalentBold đã đúc kết thành cẩm nang ứng tuyển:

4.1. Loại mục tiêu nghề nghiệp

Phần mục tiêu nghề nghiệp hoàn chỉnh nên có cả mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Như vậy nhà tuyển dụng vừa nhận thấy sự chín chắn của bạn trong tương lai gần, vừa định hướng lộ trình thăng tiến cho bạn trong tương lai xa.

4.1.1. Mục tiêu ngắn hạn

Đưa ra những dự định, kế hoạch công việc trong thời gian dưới 01 năm, vì vậy các bạn ứng viên nên hướng đến việc thuần thục quy trình công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, ứng viên không nên nêu chung chung, mà cần lựa chọn một trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất trong bản tin đăng tuyển, như vậy, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn có nghiên cứu vị trí tuyển dụng, là ứng viên thật sự nhiệt huyết khi ứng tuyển.

Gợi ý :

Trong vòng 02 tháng đầu thử việc, tôi sẽ cố gắng làm quen quy trình công việc và sử dụng thuần thục phần mềm chuyên dụng đặc thù của công ty. Khi trở thành nhân viên chính thức, tôi sẽ áp dụng mọi kỹ năng, kinh nghiệm có được để tiếp quản công việc trong thời gian sớm nhất.

trả lời mục tiêu nghề nghiệp
>>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh

4.1.2. Mục tiêu dài hạn

Thường là mục tiêu trong 2 – 5 năm tới. Nếu bạn chưa chắc chắn về những nhiệm vụ mình đảm nhận thì tốt nhất chỉ nên đặt mục tiêu dài hạn tối đa 03 năm, như vậy sẽ có tính thuyết phục cao hơn. Nội dung mục tiêu cần thể hiện sự kiên định của bạn gắn bó làm việc và phát triển chuyên môn cùng doanh nghiệp. Đây là yếu tố chú trọng hàng đầu mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm thông qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV.

Gợi ý :

Trong 02 năm tới tôi sẽ chuyên tâm trau dồi nghiệp vụ, hoàn thành khóa học thạc sĩ kinh tế và trở thành chuyên viên chủ chốt trong doanh nghiệp. Nếu có cơ hội, tôi rất mong gặt hái nhiều thành tích trong các chiến lược phát triển của doanh nghiệp, trở thành phó phòng kinh doanh sau 03 năm làm việc và cống hiến.

4.2. Kinh nghiệm viết CV cho sinh viên mới tốt nghiệp

Đối với những bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì bất lợi chính là kinh nghiệm, còn ưu thế chính là sức trẻ, sự thức thời và lòng nhiệt huyết. Hãy sử dụng ưu thế để xóa nhòa bất lợi của chính mình

4.2.1. Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Tập trung thể hiện sự quan tâm của bạn đến chuyên môn công việc, thêm vào đó là những nền tảng sẽ giúp bạn đáp ứng nhanh chương trình đào tạo của nhà tuyển dụng. Không cần quá vội vàng, lúc này bạn chỉ cần hướng đến tốc độ tiếp cận công việc ở mức cơ bản.

Gợi ý :

Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh tế, và có hơn 01 năm làm bán thời gian với vai trò tư vấn bán hàng thời trang trẻ em. Tôi tin tưởng với nền tảng này tôi sẽ nhanh chóng tiếp cận nghiệp vụ và quy trình làm việc tại vị trí nhân viên Marketing thời trang tại công ty trong năm đầu tiên.

4.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Nếu làm trái ngành, bạn nên thể hiện nỗ lực đầu tư chuyên môn của mình thông qua khóa học ban đêm hay các khóa đào tạo nội bộ. Nếu làm đúng ngành thì khoan hãy kỳ vọng những vị trí quản lý cao cấp, phấn đấu là chuyên viên hay trưởng nhóm sẽ phù hợp hơn.

Gợi ý :

Trong 2 – 3 năm tới, tôi sẽ tham gia khóa học đào tạo Marketing văn bằng 02 để nâng cao năng lực chuyên môn. Đồng thời nỗ lực hoàn thành những nhiệm vụ được giao, tham gia dự án cùng tập thể. Định hướng chinh phục vị trí quản lý Marketing ngành hàng thời trang trẻ em trong 03 năm tới, gặt hái nhiều thành tích cho doanh nghiệp.

cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp

4.3. Lưu ý khi soạn mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Chăm chút cho nội dung nhưng bạn cũng đừng quên mặt hình thức nhé, những lưu ý sau sẽ giúp mục tiêu nghề nghiệp của bạn càng hoàn hảo hơn

- Tuyệt đối không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, nhất là ngữ pháp tiếng Việt.

- Nội dung trích lọc súc tích, đi ngay vào trọng tâm, không mô tả dài dòng, lan man

- Văn phong thể hiện sự tự tin nhưng khiêm tốn, tôn trọng người đọc

- Trình bày mục tiêu ngắn hạn trước, làm tiền đề cho mục tiêu dài hạn

- Mục tiêu cụ thể, khả thi cao, có mức độ để đo lường (thời gian, cấp bậc...)

- Phải luôn gắn kết mục tiêu với vị trí tuyển dụng và với lợi ích của nhà tuyển dụng.

Nội dung mục tiêu nghề nghiệp trong CV có lẽ là phần ngắn gọn nhất nhưng những gì nhà tuyển dụng chú ý ở mục tiêu nghề nghiệp của bạn cho thấy giá trị của vài dòng thông tin này không hề nhỏ. Sở hữu một CV hoàn chỉnh với mục tiêu nghề nghiệp tương thích với vị trí công việc ứng tuyển luôn là ưu tiên mà quân sư TalentBold khuyến khích bạn thực hiện.

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng