maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phát triển sự nghiệp

Những nguyên tắc trong việc đối nhân xử thế

Những nguyên tắc trong việc đối nhân xử thế

Mỗi người có cách đối nhân xử thế của riêng mình, thậm chí có nhiều người luôn cho rằng cách ứng xử của mình là hoàn hảo nhất nhưng thực tế có đúng vậy không? Để biết được điều này, chúng ta hãy làm phép so sánh với những nguyên tắc trong việc đối nhân xử thế mà TalentBold chia sẻ ngay dưới đây, chắc chắn sẽ có nhiều khám phá thú vị.

I. Nền tảng xây dựng nguyên tắc đối nhân xử thế

Muốn xây dựng một nguyên tắc chuẩn mực đều cần những nền tảng được thực thi, kiểm định trong suốt nhiều thập kỷ, thế kỷ. Với nguyên tắc đối nhân xử thế,những nền tảng ấy hội tụ trong những triết lý sau:

  • Điều gì bạn không muốn người khác đối xử với mình thì đừng lấy điều đó đối xử với người khác

  • Hành động gặt thói quen, thói quen gặt tính cách, tính cách gặt số phận.

  • Nhân chi sơ, tính bổn thiện - môi trường sống tác động rất lớn đến cách ứng xử của mỗi người

II. Những nguyên tắc đối nhân xử thế cần rèn luyện

Đây là danh sách những nguyên tắc trong việc đối nhân xử thế giúp chúng ta thành công nhanh nhất trong việc đắc nhân tâm

1. Không ai là không thể thay đổi

Như đã nói ở trên, con người khi sinh ra đều là tờ giấy trắng, môi trường sống và tác động xung quanh đã hình thành những nhân cách khác nhau. Tính cách đôi khi chỉ là cách họ phản ứng lại với xã hội để bảo vệ mình, tâm hồn thiện lương bên trong mới là điều quan trọng.

Do vậy, đừng vì những gì tiêu cực bạn từng thấy, từng nghe mà luôn giữ một cái nhìn không tốt về người khác. Người đối nhân xử thế tốt là người có khả năng nhìn thấy sự thánh thiện và chân thành nơi người khác, giúp họ lấy lại niềm tin và cải thiện bản thân theo hướng tích cực hơn.


►► Đọc thêm: Đối nhân xử thế là gì? Cách đối nhân xử thế trong công việc

2. Thể hiện sự tôn trọng qua việc lắng nghe

Những việc làm hấp dẫn

Nhân Viên Dự Án Đầu Tư

Hải Dương, Nam Định, Thái Bình Ngân hàng/Đầu tư , Xây dựng

Nhân Viên Vận Hành Lò Hơi (Thực Phẩm)

Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Viễn Thông / Điện tử

Quản Lý Vận Hành Lò Hơi (Thực Phẩm)

Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Viễn Thông / Điện tử

Kỹ sư xây dựng

Hà nội, Hà Nam, Nam Định Kiến trúc/ Thiết Kế , Xây dựng

General Manager (Hospitality)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Nhà hàng / Nghỉ dưỡng

Bạn họp tại công ty, nói chuyện với bạn bè, nghe ca sĩ hát… hãy học cách lắng nghe mọi người vì đó là cách thể hiện sự tôn trọng tối thiểu đối với người khác.

Lắng nghe không phải là nhìn chằm chằm vào người khác, mà bạn cần có những động thái thể hiện sự đồng cảm (như gật đầu, ghi chép lời họ nói…), phản ứng với những tình tiết cao trào trong lời nói (như cười nhẹ, vỗ tay …) để người nghe nhận thấy sự tôn trọng bạn gửi đến họ.

3. Mang niềm vui đến cho mọi người

Niềm vui không nhất thiết là tiền bạc, của cải hay một lợi ích vật chất nào đó, niềm vui đôi khi chỉ là một lời nói khiến người nghe ấm lòng, một lời động viên mang đến nghị lực cho người đối diện, hay thậm chí chỉ là một nụ cười tin tưởng mà bạn dành cho một ai đó.

Tất cả những gì có thể giúp người khác cảm thấy họ là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, họ đáng được quan tâm, tin tưởng đều là những liều thuốc tinh thần quý báu mà người đối nhân xử thế giỏi mang đến cho xã hội.

4. Cân nhắc hiệu ứng mỗi lời mình nói ra

“Trước khi nói hãy uốn lưỡi bảy lần” là lời ông bà nhắc nhở chúng ta cần cẩn trọng trong lời nói của mình, ngay cả khi đang tức giận. Lời nói không mất tiền mua, nó có thể nâng người ta lên nhưng cũng có thể kéo người ta xuống sự tuyệt vọng, tự ti, mặc cảm.

Vì vậy, trước khi phát ngôn, hãy đặt mình vào vị trí người nghe, liệu lời nói đó có mang đến điều tích cực cho người nghe không, nếu có thể làm tổn thương họ thì hãy giữ lại. Tôi có một người thầy, khi thầy tức giận sẽ tự nhủ với mình rằng “đang tức giận, không nhắn tin, không gọi điện” và đó như một câu thần chú nhiệm màu.

5. Không phán xét người khác

Thế gian này không có gì là tuyệt đối, trước khi phán xét hành động của ai đó hãy tự hỏi mình

  • Bạn có biết hoàn cảnh hành động đó xảy ra không?

  • Bạn có hiểu cuộc sống và những áp lực của người thực hiện hành động đó không?

  • Bạn có trực tiếp chứng kiến hành động đó không?

  • Việc phán xét hành động đó có lợi cho bạn hay cho bất cứ ai không?

Sau khi giải đáp những câu hỏi này, bạn sẽ hiểu được mình nên im lặng, nên phát ngôn hay từ chối phát ngôn thì sẽ tốt hơn.


►► Có thể bạn quan tâm: Cách giao tiếp tốt với cấp trên

6. Không ai có trách nhiệm đối xử tốt với ta

Mong muốn mọi người đều yêu thương bạn theo cách bạn mong muốn là điều không thể. Vì mỗi người mỗi cá tính riêng, hơn nữa, họ không có trách nhiệm phải thay đổi bản thân vì bạn.

Do vậy, thay vì trách móc người khác vì họ không sống theo cách của bạn, không cư xử giống như bạn, tại sao bạn không dành thời gian yêu thương, quan tâm những người cùng tính cách, cùng quan niệm sống với mình, phát triển mối quan hệ thân thiết cùng họ. Cả nước ta hơn 90 triệu người, chỉ cần tìm thấy 1000 người đáng để bạn dành thời gian quan tâm cũng đủ hết 24 giờ mỗi ngày của bạn rồi.

7. Tha thứ cho những người làm tổn thương bạn

Điều này vì họ thì ít mà vì bạn thì nhiều, hãy nghĩ xem bạn sẽ khó chịu khi cứ mãi ôm cục tức trong lòng, trong khi người làm bạn tổn thương lại chẳng muộn phiền gì, thậm chí đang tổ chức vui chơi cùng bạn bè nữa.

Tự nhủ với lòng tha thứ cho họ, dành tâm sức cho những người quan tâm đến bạn sẽ có ý nghĩa hơn. Thời gian sẽ mang đến sự tốt đẹp cho lòng bao dung của bạn!

8. Hãy nói lời cảm ơn

Dành lời cảm ơn cho người giúp đỡ mình, người quan tâm mình, người dành thời gian cho mình và cho cả mỗi ngày tươi đẹp mà bạn đã trải qua sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn ngọt ngào nơi bạn. Khi đó, ánh mắt nhìn đời của bạn sẽ tràn đầy màu hồng, tâm an lành chính là nguồn cội cho việc đối nhân xử thế đắc nhân tâm.

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn người muôn tính cách nhưng sau tất cả, những nguyên tắc trong việc đối nhân xử thế tốt đẹp mà TalentBold nói đến đều hiện hữu trong mỗi con người. Áp dụng những nguyên tắc này cho chính mình và cho cả những người xung quanh, xã hội sẽ ngày càng ấm áp hơn !

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents

Hotline: 077 259 1080

Mail: sales@talentbold.com

Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet

Hình ảnh: mang tính chất minh họa


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng