- 420k
- 1k
- 870
Sáng tạo là chìa khóa mở cánh cửa thành công trong mọi khía cạnh cuộc sống, nhất là trong công việc. Để sở hữu năng lực sáng tạo vượt trội phải sở hữu cả yếu tố “cần” và “đủ”. Trau dồi rèn luyện những kỹ năng, tố chất hỗ trợ quan trọng cho khả năng sáng tạo chỉ là yếu tố “cần”, việc lựa chọn những phương pháp tư duy sáng tạo hiệu quả nhất mới đáp ứng yếu tố “đủ”, vẽ ra con đường chạm đến đỉnh cao sáng tạo vừa nhanh lại cực kỳ hiệu quả. Yếu tố “đủ” này chính là nội dung mục tiêu mà quân sư TalentBold muốn chia sẻ hôm nay.
MỤC LỤC
1. Phương pháp tư duy sáng tạo là gì?
2. Phương pháp tư duy sáng tạo hiệu quả nhất
2.1. Phương pháp tư duy sáng tạo Brainstorming (Động não)
2.2. Phương pháp Mindmap (Bản đồ tư duy)
2.3. Phương pháp 6 chiếc mũ dư duy
Tư duy sáng tạo là khả năng nghiên cứu, tìm ra những cách làm mới mẻ trên cơ sở kinh nghiệm, kiến thức tích lũy và tình huống thực tế diễn ra. Khả năng sáng tạo vừa giúp con người năng động trong tư duy, vừa mở rộng những cách thức tiết kiệm nguồn lực tốt hơn mà vẫn đảm bảo kết quả như mong đợi.
Phương pháp tư duy sáng tạo là những công thức, trình tự thực hiện dẫn dắt con người ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống cần phát huy tư duy sáng tạo hiệu quả. Nhờ có phương pháp mà chất lượng tư duy sáng tạo ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống cũng cải thiện đáng kể.
>>>> Xem thêm: Tư duy sáng tạo là gì? Tình huống ví dụ về Tư duy sáng tạo
Trải qua quá trình nghiên cứu hàng trăm năm, rất nhiều cách thức hướng đến sự sáng tạo hiệu quả được vận dụng và đánh giá trong nhiều lĩnh vực, hoàn cảnh khác nhau. Chỉ những cách thức mang đến hiệu quả khả thi cao mới tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh và phát triển thành phương pháp tư duy sáng tạo.
Hiện nay có 03 phương pháp tư duy sáng tạo được toàn thế giới công nhận, làm kim chỉ nam cho mọi nhu cầu sáng tạo:
Phương pháp tư duy Brainstorming xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1948, trong quyển sách của ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn. Ưu điểm của phương pháp Brainstorming chính là khả năng kiến tạo nhiều giải pháp sáng tạo cho cùng một vấn đề. Cách thức triển khai dựa trên việc tập trung vào những khía cạnh thành phần của vấn đề và đưa ra nhiều câu trả lời cho mỗi khía cạnh đó.
Phương pháp này cho phép nhiều người cùng tham gia, mỗi người sáng tạo sẽ được tự do thoải mái đưa những suy nghĩ liên quan mọi khía cạnh vấn đề từ lớn đến nhỏ theo quan niệm, tư duy của chính mình. Bạn cứ thoải mái thả lỏng dòng suy nghĩ và thể hiện thông tin, không có bất cứ ràng buộc nào trong giai đoạn này.
Mọi góc độ được khai thác theo quan điểm của nhiều người sẽ càng nâng cao tính toàn diện, càng nhanh chóng tìm ra lời giải sáng tạo hiệu quả. Đó là nguyên lý khi áp dụng phương pháp này.
Thiết lập cơ cấu nhân lực nhóm
Các thành viên sẽ chọn ra trưởng nhóm điều khiển quá trình triển khia phương pháp. Thêm thư ký nhóm ghi lại những đóng góp ý kiến từ các thành viên. Còn lại sẽ là thành viên tham gia.
Người trưởng nhóm sẽ định hướng vấn đề cốt lõi để các thành viên góp ý. Trước những ý kiến, trưởng nhóm sẽ phân tích và thống nhất cốt lõi vấn đề để toàn nhóm tập trung phân tích.
Đưa ra nguyên tắc và trình tự triển khai
Trưởng nhóm kiểm soát cuộc thảo luận, quy định thời gian tối đa cho quá trình thảo luận
Thành viên thoải mái nêu ý kiến trả lời, không có ý kiến nào là sai
Các thành viên không được yêu cầu, cản trở, chỉ trích ý kiến của thành viên khác.
Thư ký tổng hợp tất cả ý kiến, loại bỏ sự trùng lặp
Thống nhất giải pháp tốt nhất.
Triển khai thực tế quá trình Brainstorming
Trưởng nhóm chỉ định từng thành viên chia sẻ ý kiến thông qua câu trả lời
Thư ký ghi nhận các câu trả lời trên văn bản hoặc công khai trên bảng
Nội dung ghi nhận tất cả ý kiến, không cho phép đánh giá phân tích ý kiến nào cả.
>>>> Bạn xem thêm: Người có tư duy sáng tạo có những đặc điểm nào?
Tiến hành đánh giá lựa chọn
Đánh dấu những câu trả lời giống hoặc gần giống
Phân nhóm những câu trả lời theo khía cạnh nội dung chung
Loại bỏ câu trả lời không phù hợp
Công bố danh sách các ý kiến trả lời đã được phân nhóm gọn gàng
Thảo luận thêm để tạm gác các nhóm ý kiến chưa khả thi (ít nhất là ở thời điểm hiện tại)
Lựa chọn định hướng triển khai sáng tạo dựa trên các nhóm ý kiến trả lời được giữ lại.
Tony Buzan được coi là người sáng lập phương pháp Mindmap hiện đại. Đây là phương tiện ghi lại hình ảnh suy nghĩ của não bộ. Thông qua sơ đồ nhánh được triển khai liên tục, các vấn đề được tổng hợp và chia nhỏ, nhờ vậy người sáng tạo dễ ghi nhớ và hình dung những chi tiết nhỏ trong từng khía cạnh lớn.
Phương pháp bản đồ tư duy vừa thể hiện thông tin dễ quan sát, vừa kích thích não bộ linh hoạt trong việc giao tiếp và liên kết dữ liệu. Các ý tưởng được thể hiện dưới dạng hình ảnh, mọi yếu tố dẫn đến giải pháp sáng tạo hiệu quả đều được hiển thị rõ ràng, dễ tư duy và lựa chọn.
Phân công nhân sự nhóm
Các thành viên sẽ bổ nhiệm một người làm trưởng nhóm, trực tiếp điều phối và ghi nhận ý kiến đóng góp luôn.
Sàng lọc, định hướng từ khóa
Từ khóa chính luôn là vấn đề mà bạn đang muốn cải tiến, sáng tạo. Từ khóa phụ sẽ là những nhánh tỏa ra từ từ khóa chính, phản ánh những khía cạnh lớn nhất hợp thành vấn đề đó. Ví dụ : Từ khóa chính “ món bánh flan “ thì sẽ có từ khóa phụ cấp 1 “dụng cụ làm bánh,nguyên liệu làm bánh, vật dụng đựng bánh...”.
Mỗi từ khóa phụ cấp 1 lại có những từ khóa phụ cấp 2 , ví dụ nguyên liệu làm bánh thì có trứng, sữa, đường. Xác định trước danh sách từ khóa sẽ giúp bạn nắm bắt được nội dung cơ bản của vấn đề.
Vẽ vấn đề chính
Trưởng nhóm sẽ dùng một tờ giấy A0 hoặc tấm bảng lớn, vẽ ngay trung tâm một hình bầu dục với nội dung bên trong chính là tên gọi của vấn đề chính (hay từ khóa chính) mà nhóm đang muốn sáng tạo.
Vẽ vấn đề nhánh cấp 1
Tiếp đến là các nhánh, mỗi nhánh tương thích với các từ khóa phụ cấp 1, cũng sẽ được thể hiện trong các hình bầu dục như cách đánh dấu đây là những nội dung cốt lõi, ít khi phải cải tiến.
Vẽ vấn đề nhánh cấp 2, cấp 3 ...
Từ những hình bầu dục thể hiện vấn đề nhánh cấp 1, tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ, số lượng tương đương các nội dung nhánh cấp 2, lúc này không cần hình bầu dục làm dấu nữa, trưởng nhóm chỉ cần ghi nội dung lên nhánh, viết tắt cũng được.
Cứ thể, triển khai bản đồ tiếp theo các nhánh cấp 3, cấp 4... Để dễ quan sát, trưởng nhóm có thể dùng nhiều màu sắc khác nhau, mỗi ý tưởng tẻ ra từ một nhánh chung sẽ đồng nhất một màu riêng.
Bổ sung thêm giải pháp nhánh
Thông thường nhánh cấp 1 sẽ không thay đổi, chỉ những nhánh ý tưởng từ cấp 2 trở lên sẽ được các thành viên đóng góp ý kiến sáng tạo, mang đến nhiều lựa chọn khả thi. Trưởng nhóm sẽ ghi lại hết để khi hoàn tất thảo luận,mọi người dễ dàng quan sát,nắm bắt vấn đề thông qua hình ảnh.
Phân tích và lựa chọn giải pháp
Mỗi nhánh cấp 1 sẽ có những cải tiến phù hợp. Thông qua mindmap, những ý kiến đóng góp nhánh 2 trở lên chưa phù hợp năng lực cải tiến,sáng tạo của nhóm sẽ tạm loại bỏ. Những ý kiến được giữ lại một lần nữa phân tích để hoàn thành giải pháp cải tiến tốt nhất cho mỗi nhánh cấp 1, cũng là hoàn tất việc sáng tạo cho vấn đề chính.
Phương pháp này được phát minh bởi tiến sĩ Edward de Bono vào năm 1980. Cuốn sách “06 chiếc mũ tư duy” của ông đề cập việc tìm kiếm sáng tạo thông qua việc hướng tập trung vào cùng một vấn đề từ cùng một góc cạnh. Đồng nghĩa những thảo luận liên quan đến những góc cạnh khác của vấn đề sẽ được loại bỏ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sáng tạo.
Nhiều cá nhân cùng hướng về một góc cạnh, không để tư duy bị phân tâm sẽ mang đến hiệu quả đóng góp ý tưởng tốt hơn việc một cá nhân đóng góp hoặc khi góc nhìn bị phân tán. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất bởi tính khả thi cao trong mọi mặt đời sống.
06 chiếc mũ đại diện cho 06 hình thức tư duy:
Mũ trắng (tư duy khách quan) lấy hình ảnh từ tờ giấy trắng (chưa có gì), mọi nội dung về dữ liệu liên quan vấn đề đều đang chờ thu thập thông qua các câu hỏi
Mũ đỏ (tư duy trực quan), hình ảnh từ ngọn lửa cháy trong lò, tỏa hơi ấm. Chỉ cần đưa ra tư duy trực quan như cảm xúc, tình cảm, trực giác của mỗi người đối với vấn đề, không cần chứng minh vì sao bạn lại có những tư duy trực quan đó.
Mũ vàng (tư duy tích cực) giống như hình ảnh ánh nắng mặt trời. Những ý kiến về sự lạc quan, ưu điểm, ích lợi ... của vấn đề sẽ được thể hiện.
Mũ đen (tư duy âm tính), một hình ảnh đêm đen như đất bùn. Những ý kiến về điểm yếu, bi quan, trì hoãn, thất bại, chống đối ... vấn đề sẽ được thể hiện.
Mũ xanh lá (tư duy sáng tạo) tượng trưng khả năng sinh sản và sự đổi mới. Các giải pháp và ý tưởng thay đổi, làm mới vấn đề theo hướng tích cực sẽ được mang ra thảo luận.
Mũ xanh da trời (tư duy quy trình) là chiếc mũ của người lãnh đạo, kiểm soát toàn bộ quá trình suy nghĩ của đội nhóm. Nhằm xác định mục tiêu thảo luận, thứ tự triển khai màu sắc các chiếc mũ trong thảo luận, tổng hợp ý kiến và quyết định.
Các thành viên chọn ra trưởng nhóm. Dựa theo yêu cầu vấn đề đang hướng đến, các thành viên sẽ gợi ý trưởng nhóm chọn màu mũ thống nhất để thảo luận.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Mách bạn cách phát triển tư duy sáng tạo gặt hái thành quả
Hành trình sáng tạo không nhất thiết phải tuần tự đi theo các màu mũ, người trưởng nhóm và các thành viên có thể nhảy bước để tránh lãng phí thời gian không cần thiết. Về phía quân sư TalentBold, toàn bộ các bước theo màu mũ sẽ được trình bày trong bài viết này để bạn đọc biết mình nên chọn và nên bỏ qua bước nào:
Thu thập thông tin dữ liệu
Mũ trắng tượng trưng cho quá trình tìm kiếm, khai thác thông tin tối đa. Chọn mũ trắng đồng nghĩa phải xóa bỏ mọi định kiến, cứ tìm thông tin dữ liệu liên quan sự cải tiến trước đã. Thông tin khả thi cao sẽ được sàng lọc lựa chọn sau.
Đề xuất giải pháp
Mũ xanh lá cây khích lệ các thành viên đóng góp ý tưởng giải quyết vấn đề. Có bao nhiêu cách thức triển khai sự sáng tạo cần nêu ra tối đa hết.
Phân tích, đánh giá giá trị giải pháp đề xuất
Mũ vàng đưa nhóm đến việc đánh giá tính khả thi của các giải pháp. Phân tích những cái hay, điều thuận lợi khi áp dụng từng giải pháp sáng tạo.
Mũ đen hướng đến việc đánh giá rủi ro, những mặt hạn chế mà quá trình triển khai giải pháp không đáp ứng kỳ vọng sáng tạo, cải tiến.
Thể hiện cảm xúc, trực giác cá nhân
Mũ đỏ cho phép mỗi thành viên có khoảng không gian riêng để ghi chép những cảm xúc, trực giác, suy nghĩ của cá nhân đối với giải pháp họ thích hoặc không thích. Chỉ cần dựa trên trực giác, không cần giải thích lý do.
Tổng kết, đưa ra giải pháp sáng tạo thống nhất
Mũ xanh da trời đưa cả nhóm quay tổng hợp các bước trên dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của trưởng nhóm. Tất cả các ý kiến và kết quả phân tích đánh giá đều sẽ được tổng hợp súc tích. Từ đó quyết định chọn giải pháp tốt nhất cho mong muốn sáng tạo hiệu quả vấn đề chung đặt ra.
Những phương pháp tư duy sáng tạo hiệu quả nhất mà quân sư TalentBold chia sẻ đều cần sự định hướng và tạo không gian phát huy ý tưởng đóng góp tối đa từ mỗi thành viên. Vai trò người trưởng nhóm vì vậy luôn là cốt lõi cho mọi cuộc thảo luận.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam