- 420k
- 1k
- 870
Kỹ năng ra quyết định luôn được đề cao trong bản tin đăng tuyển vị trí quản lý cao cấp. Nhưng thực tế, có phải chỉ có quản lý cấp cao mới cần đến kỹ năng này không? Nếu không thì những vị trí yêu cầu kỹ năng ra quyết định hiệu quả sẽ bao gồm cấp bậc nào? Những thắc mắc này sẽ được TalentBold giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Kỹ năng ra quyết định hiệu quả mang đến sự vượt trội trong nhiệm vụ mà mỗi cá nhân đảm nhận. Sở hữu kỹ năng này, người lao động sẽ biết mình cần lựa chọn phương án nào tốt nhất, phù hợp định hướng phát triển nhất, đáp ứng kỳ vọng cao nhất của tổ chức. Đồng nghĩa, họ sẽ phải tạm gác những phương án khác, dù có độ khả thi cao nhưng hiệu quả không bằng phương án đã lựa chọn.
Người có kỹ năng ra quyết định giỏi sẽ thuận lợi:
Xác định được vấn đề đang đối mặt
Nhanh chóng thiết lập các giải pháp tiềm năng.
Đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực liên quan đến từng tùy chọn tiềm năng.
Chọn giải pháp phù hợp nhất.
Triển khai hiệu quả giải pháp đã chọn.
Giải quyết vấn đề nhanh chóng, nhận sự đánh giá cao từ quản lý.
>>>> Xem thêm: 07 ví dụ về kỹ năng ra quyết định đúng đắn
Tất cả những vị trí cần những lợi thế đề cập trên đây đều sẽ yêu cầu ứng viên sở hữu kỹ năng ra quyết định hiệu quả
Từ cấp bậc trưởng phòng trở lên, kỹ năng ra quyết định là điều không thể thiếu. Yêu cầu này được nhà tuyển dụng đề cập trực tiếp ngay trong bản tin đăng tuyển, cho thấy tầm quan trọng lớn lao của kỹ năng này trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ.
Những vị trí quản lý cao cấp cũng là cấp bậc yêu cầu chất lượng và mức độ ra quyết định cao nhất. Bởi lẽ, những vấn đề mà họ phải đối mặt đa phần đều có tính chất vĩ mô, tác động mạnh đến chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn.
Vì vậy, một khi đã định hướng trở thành người quản lý trong lĩnh vực mà mình lựa chọn, ứng viên phải luôn chú trọng rèn luyện kỹ năng ra quyết định thông qua những vấn đề trong cuộc sống, trong tình cảm và cả trong công việc.
Vị trí tiếp theo chính là cấp bậc chuyên viên. Những nhân sự ở cấp bậc này đều có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm trở lên. Với năng lực này, họ có thể làm trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận tại những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Chính vì vậy, những quyết định mà họ phải cân nhắc thực hiện dù không mang tầm vĩ mô như cấp bậc quản lý nhưng cũng được đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu cao kỹ năng ra quyết định đối với ứng viên cho các vị trí chuyên viên. Nhưng thực tế công việc sẽ đòi hỏi bạn phải phát huy kỹ năng này, vì tại doanh nghiệp, bạn được:
Phân công quản lý lượng công việc nhất định
Bố trí quản lý một lượng nhân sự nhất định (có thể dưới 5 người)
Quản lý trực tiếp cho phép bạn quyết định trong giới hạn cho phép
Vì vậy, bằng kinh nghiệm từng trải, bạn phải chủ động ra quyết định trong những tình huống cấp thiết và không quá nguy hiểm.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Rèn luyện kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo
Nhiều bạn ứng viên sẽ ngạc nhiên khi cấp bậc nhân viên cũng được đề cập trong số những vị trí yêu cầu kỹ năng ra quyết định hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, kỹ năng ra quyết định không phải là một kỹ năng riêng lẻ, mà là một nhóm kỹ năng hợp thành, điển hình như:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tổng hợp thông tin
Kỹ năng phân tích dữ liệu
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng điều tiết cảm xúc…
Ở cấp bậc nhân viên, những vấn đế bạn đối mặt thường ở tầm vi mô nhưng để hoàn thành tốt, những kỹ năng nhỏ kể trên đều sẽ được vận dụng.
Bạn phải tự mình quyết định những bước triển khai công việc từ những gì đã được học và được doanh nghiệp đào tạo. Sự chủ động linh hoạt xử lý sẽ được đánh giá cao hơn việc cứ phải xin ý kiến chỉ đạo liên tục từ người quản lý.
Dù mức độ sai phạm ở cấp bậc này ảnh hưởng không lớn đến hoạt động của tổ chức nhưng bạn phải nỗ lực để không xảy ra sai phạm vì không ai muốn sai sót xảy ra cả. Đây chính là minh chứng cho việc yêu cầu kỹ năng giải quyết vấn đề ở các ứng viên cấp bậc nhân viên.
Từ những gì TalentBold chia sẻ, có thể nói, những vị trí yêu cầu kỹ năng ra quyết định hiệu quả bao hàm mọi cấp bậc công việc. Với sự cạnh tranh và kỳ vọng tối ưu ngân sách nhân sự của nhà tuyển dụng hiện nay, mỗi vị trí đều phải đảm nhận lượng công việc lớn nên không thể kỳ vọng nhận được sự hướng dẫn chi tiết từ người quản lý trong mọi vấn đề. Mọi cá nhân đều phải chủ động rèn luyện kỹ năng ra quyết định để đảm bảo chất lượng công việc được giao, đồng thời, tạo đà phát triển thăng tiến trong sự nghiệp.
Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước. |
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet