- 420k
- 1k
- 870
Không ít bạn sinh viên “mơ” tới một tấm bằng giỏi sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng: Có bằng giỏi đồng nghĩa với việc bạn sẽ được tuyển dụng.
Là sinh viên mới tốt nghiệp loại Giỏi Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội, Hoa tâm sự: “Lúc đầu mình tưởng có bằng giỏi sẽ dễ dàng tìm được một công như ý tại Thủ đô. Nhưng sau 4 tháng tìm việc liên tục mà mình vẫn “thất nghiệp” như thường”
Đạt bằng giỏi đồng nghĩa với việc bạn đang tiệm cận tới sự thành công khi đi xin việc. Bạn dễ dàng vượt qua vòng loại hồ sơ và nằm trong danh sách những ứng viên tiềm năng sáng giá.
Có được bằng giỏi cũng có nghĩa là bạn có thể nộp hồ sơ vào những vị trí “cao” mà không phải “mặc cảm” về bằng cấp.
Trong một số trường hợp thì bằng giỏi chính là bàn đạp để bạn thăng tiến.
Nếu bạn gặp hàng loạt đối thủ giống mình thì khi ấy tấm bằng sẽ là vị cứu tinh hữu hiệu để nhà tuyển dụng lựa chọn.
Đôi khi nhà tuyển dụng cảm thấy vô cùng thất vọng về những ứng viên sở hữu “bằng giỏi”. Họ đã kỳ vọng khá nhiều vào khả năng vốn có của ứng viên. Nhưng có lẽ để có được tấm bằng giỏi, ứng viên đã trở thành một “con mọt sách” mà rất yếu về những kỹ năng “mềm”…Lúc này thì tấm bằng của bạn cũng dễ rơi vào “quên lãng”.
Không ít bạn sinh viên có tâm lý “kén việc” chỉ vì có tấm bằng sáng giá trong tay. Tuy nhiên chìa khoá để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên lại không nằm ở yếu tố bằng cấp.
Thật tuyệt vời nếu có một tấm bằng giỏi và thành thạo các kỹ năng khác, thêm chút kinh nghiệm…
Cũng không nên quá trông chờ vào tấm bằng, đôi chút khiêm tốn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Với một sinh viên mới ra trường thì việc học hỏi kinh nghiệm là điều tối quan trọng. Vì vậy “Bằng giỏi” cũng cần biết “lựa sức mình” và học hỏi để thăng tiến.