- 420k
- 1k
- 870
Tuổi 50 đã bước qua cái dốc của cuộc đời, những bon chen, vội vã hay những hào nhoáng của hư vinh đã nhường chỗ cho sự tĩnh lặng hơn, sâu sắc hơn và thực tế hơn. Vậy độ tuổi này có còn tham gia vào sự đánh giá thành công của xã hội hay không? Có chứ nhưng ở tuổi 50, sự thành công được đo lường thế nào? Có khác biệt gì so với tuổi 30, 40 hay không? Chúng ta hãy cùng quân sư TalentBold khám phá nhé!
MỤC LỤC:
1. Sự thành công là gì?
2. Vì sao cần nắm rõ các tiêu chuẩn đo lường sự thành công?
3. Ở tuổi 50, sự thành công được đo lường như thế nào?
4. Hành trình để có được thành công ở tuổi 50
Thành công (Success) là từ ghép dùng để mô tả mục tiêu, kết quả mong đợi của một người được hoàn thành một cách tốt đẹp. Để gặt hái thành công phải trải qua nhiều bước với nhiều thử thách, khó khăn, do đó, dù mục tiêu/kết quả là do bản thân tự đặt ra, hay do cuộc sống/ công việc áp đặt phải hoàn thành thì chỉ cần đạt được hiệu quả kỳ vọng thì chúng ta đã chạm tay đến thành công.
Thông qua những thành công đó, nhiều giá trị tích cực sẽ đến với người thành công, điển hình như:
Phát triển tài chính cá nhân
Thăng tiến trong sự nghiệp
Tâm trạng vui vẻ, tinh thần phấn chấn
Mang đến nhiều giá trị tích cực cho xã hội
Nâng cao vị thế thương hiệu cá nhân…
Đưa ra những tiêu chuẩn đo lường sự thành công là điều rất quan trọng nếu muốn xã hội, môi trường sống ngày càng phát triển. Vì thông qua những tiêu chuẩn này, con người ở mọi thế hệ sẽ biết được:
Tiêu chuẩn thành công giúp con người định hướng đúng hành trình phấn đấu cho chính bản thân mình. Chúng ta sẽ không bị chệch hướng vào những tiêu chuẩn lỗi thời khiến bản thân hao phí nhiều nguồn lực, cũng không rơi vào sự mơ mộng viễn vông mà đi theo những con đường xa rời thực tế.
Thành công ở mỗi độ tuổi sẽ có nhiều tiêu chuẩn đo lường, nhưng bản thân chúng ta không có thể mạnh ở tất cả các tiêu chuẩn đó. Nhờ nắm rõ được danh sách tiêu chuẩn đo lường này, chúng ta sẽ biết được những tiêu chuẩn nào nên ưu tiên thực hiện trước, những tiêu chuẩn nào có thể đan xen triển khai cùng lúc. Như vậy, thời gian, công sức, tài chính đều được tiết kiệm đáng kể.
Thang điểm đo lường tiêu chuẩn thành công hỗ trợ chúng ta kiểm soát tốt tiến độ cải thiện của bản thân qua từng bước. Nếu không có những giá trị đo lường này, chúng ta sẽ không biết mình đang ở đâu, tiến bộ được bao nhiêu rồi, có thể chậm rãi nghỉ ngơi điều chỉnh kế hoạch một chút hay cần nỗ lực tăng tốc để đảm bảo hiệu quả chinh phục mục tiêu.
Kết quả đo lường hôm nay có tiến bộ hơn hôm qua, dù là nhỏ thôi nhưng cũng đủ để bản thân cảm thấy vui, có thêm động lực để duy trì sự nỗ lực trong những bước tiếp theo. Một kết quả tốt cũng là dấu hiệu phản ánh cách thức mà bạn áp dụng để chinh phục một tiêu chuẩn đo lường thành công nào đó là chuẩn xác.
Tìm đến những nguồn lực hỗ trợ là điều cần thiết cho quá trình thành công. Chỉ khi biết được tiêu chuẩn đo lường thành công, chúng ta mới biết nên ưu tiên chọn nguồn lực thuộc nhóm đo lường nào để ra sức học hỏi, tích lũy. Vì công nghệ trực tuyến hôm nay trao cho chúng ta rất nhiều nguồn lực hỗ trợ, nhưng bản thân mỗi người cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày thôi, tiếp cận nguồn lực không phù hợp (ít nhất là trong thời điểm hiện tại) sẽ rất lãng phí tài nguyên.
Xem thêm tại>>>Manifest là gì? Làm thế nào để Manifest những gì bạn muốn?
Khác với tiêu chuẩn thành công của những người trẻ, ở tuổi 50, nhận định của xã hội về một người thành công đa phần dựa trên những yếu tố sau:
Ai cũng biết “sức khỏe là vàng” nhưng khi còn trẻ trung, sức đề kháng tốt, chúng ta rất hay ỷ lại, sẵn sàng đánh đổi sức khỏe để có được những giá trị mong muốn (như được tăng lương, được thăng tiến, khen thưởng…).
Nhưng đến khi chạm mốc 50 tuổi rồi, khả năng tự phục hồi của cơ thể không còn cao như lúc trẻ, độ dẻo dai, nhanh nhẹn cũng giảm đi nhiều thì chúng ta mới thấy việc sở hữu một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần ở độ tuổi này là một tài sản vô giá.
Tuổi 50, nhiều người lao động vẫn đang tiếp tục cống hiến, tiếp tục làm việc để tạo ra giá trị kinh tế cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đã nghỉ hưu hay chuyển sang một công việc tự do hơn.
Dù là trong nhóm nào thì ở tuổi 50, việc bớt đi nhiều lo nghĩ về cơm, áo, gạo, tiền vì đã ổn định nơi ăn chốn ở, có một khoản tiết kiệm dư dả để chi tiêu theo tiêu chuẩn sống mỗi ngày, vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sống của cả gia đình thì đó chính là người thành công. Không nhất thiết phải thật giàu có, chức vị phải thật cao đâu, chỉ cần bản thân cảm thấy hài lòng, vui vẻ với cuộc sống hiện tại là rất tốt rồi.
Càng lớn tuổi, con người càng mong muốn nhận nhiều sự quan tâm, chia sẻ về mặt tình cảm hơn là vật chất. Những buổi cơm tối tề tựu đầy đủ thành viên, những ngày cuối tuần cùng nhau ca hát tại nhà, hay sự vui vẻ, trò chuyện cùng các thành viên trong gia đình.
Thực ra, người trẻ cũng mong muốn có được những giá trị tinh thần này nhưng khi còn trẻ, chúng ta phải ưu tiên phấn đấu để tích lũy tài lực cho tương lai nên đành tạm gác lại. Còn người đã ở tuổi 50, phấn đấu cũng có rồi, thăng trầm cũng trải qua nhiều rồi, nên họ mưu cầu hạnh phúc về mặt tình cảm nhiều hơn. Vì vậy, những ai 50 tuổi có được một gia đình thuận hòa, yêu thương nhau, biết quan tâm, sẻ chia vui buồn cùng nhau thì họ chính là người thành công.
Sự tôn trọng chính là sự công nhận mà xã hội dành cho một ai đó, là tấm gương phản chiếu tư cách đạo đức của một người. Với người 50 tuổi, kinh nghiệm, kỹ năng sống chắc chắn nhiều hơn lớp trẻ.
Tuy nhiên, cung cách sống của mỗi người mỗi khác nên không phải ai lớn tuổi cũng đều nhận được sự tôn trọng từ mọi người. Chỉ những người chuẩn mực, sống tốt đời đẹp đạo, biết quan tâm sẻ chia với mọi người xung quanh thì mới toát lên được khí chất đáng tôn trọng.
Lớn tuổi không đồng nghĩa với sự an phận, vì những người 50 tuổi thành công, họ vẫn dành thời gian, công sức để tiếp thu liên tục những tiến bộ của khoa học công nghệ, không để bản thân bịt tụt hậu so với thời đại.
Sử dụng smartphone, tham gia các giải marathon, tổ chức hội nhóm văn nghệ, học ngoại ngữ, hoặc dành nhiều thời gian hơn cho những đam mê khám phá mà thời trẻ không có đủ điều kiện để thực hiện như nghiên cứu cơ khí, viết sách, du lịch … Kết hợp với kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân suốt 5 thập kỷ, người trẻ mà không nỗ lực thì có khi còn không theo kịp bậc cô chú 50 tuổi này nữa đó.
Xem thêm tại>>>Ở độ tuổi 40 như thế nào là thất bại?
Để có được những tiêu chuẩn đo lường thành công ở tuổi 50 như trên thì không thể ngày một ngày hai, hay đợi tới gần 50 tuổi mới hành động mà có được. Tất cả là một hành trình dài với nhiều sự kiên trì, chăm chút và dành nhiều tâm sức để vun vén.
Vì vậy, muốn trở thành một người thành công ở tuổi 50, chúng ta cần hành động ngay lập tức:
Từ danh sách các tiêu chuẩn đo lường thành công ở tuổi 50, mỗi người trong chúng ta cần tự thiết lập mục tiêu mà mình mong muốn hoàn thành theo điều kiện riêng của bản thân.
Ví dụ, về tiêu chuẩn “điều kiện kinh tế ổn định”, mức tài chính cần tích lũy của người sống ở thành thị sẽ khác người sống ở nông thôn. Do đó, chúng ta có thể dựa trên một tấm gương 50 tuổi thành công nào đó mà họ có điều kiện cá nhân tương đồng với chính mình để lấy thực tế của họ làm mục tiêu cho bản thân.
Mục tiêu đã có rồi, vậy điều gì sẽ giúp ta hoàn thành mục tiêu đây? Mỗi mục tiêu, bạn có thể chọn nhiều giải pháp để bản thân linh hoạt sử dụng trong nhiều tình huống.
Sức khỏe: mua máy chạy bộ tại nhà, tham gia câu lạc bộ cầu lông…
Tài chính: tập trung phát triển kỹ năng để thăng tiến ở nơi làm việc hiện tại, tìm thêm công việc ngoài giờ phù hợp…
Mối quan hệ: dành thời gian cho gia đình nhiều hơn, tham gia các hoạt động ngoại khóa cuối tuần cùng con cái…
Giải pháp của bạn chắc chắn sẽ còn phong phú hơn nữa. Hãy ghi tất cả ra giấy, sau đó sàng lọc lại cỡ 2 – 3 giải pháp cho mỗi tiêu chuẩn bạn nhé.
Khi còn trẻ, ta thường nghĩ “đời còn dài, cứ từ từ” nhưng từ từ mãi đến lúc 50 tuổi thì bản thân lại nghĩ “nhanh quá, chớp mắt đã 50 rồi, sao mà quay thời gian lại được”. Nhận thức sẽ tác động rất lớn đến hành động của chúng ta.
Nếu muốn tuổi 50 bớt đi thật nhiều những tiếc nuối thì ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời ở trước độ tuổi này, khi nhìn về tương lai, bạn cũng phải “biết sợ và biết lo”. Chúng ta “sợ, lo” không phải để chùn bước mà để không ỷ lại, không lề mề, tập trung nỗ lực khi bản thân còn đủ điều kiện, còn nhiều cơ hội để gặt hái giá trị tốt đẹp vững chắc cho tương lai.
Thành công ở tuổi 50 được đo lường bằng sự ổn định về kinh tế, sự khỏe mạnh, minh mẫn về thể chất, sự bình an cho bản thân và gia đình. Quân sư TalentBold nhận thấy những giá trị vật chất là cần thiết nhưng những khía cạnh thuộc về tinh thần mới thật sự là yếu tố quan trọng mà xã hội lựa chọn đo lường thành công cho lứa tuổi này.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet