maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Lương và Chế độ

Phân biệt giữa quyền lợi và phúc lợi của người lao động

Phân biệt giữa quyền lợi và phúc lợi của người lao động

Đã tham gia vào thị trường lao động, ắt hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với những cụm từ “quyền lợi”, “phúc lợi”. Dù được sử dụng tách biệt nhưng việc phân biệt giữa quyền lợi và phúc lợi của người lao động đôi khi vẫn khiến nhiều người bối rối, mặc dù biết cả hai đều đề cập đến những gì mà người lao động sẽ nhận được khi làm việc tại tổ chức. Thực tế, hai cụm từ này phản ánh hai khía cạnh lợi ích khác nhau, để hiểu hơn về sự khác nhau này, mời bạn cùng quân sư TalentBold phân tích từng nội dung nhé.

Tuyển dụng việc làm hấp dẫn
>>>> Xem thêm: Tìm việc làm hấp dẫn tại HRchannels

1- Quyền lợi của người lao độngng

1.1. Quyền lợi là gì ?

Quyền lợi là những lợi ích về chính trị xã hội, về vật chất tinh thần do kết quả làm việc của bản thân người lao động tạo nên, hoặc từ những quy định chung được nhà nước, xã hội, tổ chức xí nghiệp nơi làm việc đem lại.

Nghĩa là những quyền lợi này đã được quy định thành cơ sở pháp lý với nội dung, mức độ, thang điểm … cụ thể, áp dụng bình đẳng cho tất cả người lao động. Chỉ cần bạn hoàn thành đúng trách nhiệm, nghĩa vụ được yêu cầu theo đúng nội dung, thang điểm… , bạn sẽ nhận được quyền lợi đó.

phúc lợi và quyền lợi
>>>> Đừng bỏ lỡ: Người lao động đi làm nhận được những quyền và phúc lợi nào?

1.2. Những quyền lợi hợp pháp của người lao động

Quyền lợi của người lao động tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động 2019, bao gồm:

1.2.1. Quyền lợi trong thời gian thử việc

+ Người lao động trúng tuyển chỉ thử việc một lần đối với một công việc (Điều 25)

+ Thời gian thử việc tối đa đối với nhân viên mới (Điều 25)

+ Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức theo thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo vùng.

+ Người lao động thử việc có quyền hủy hợp đồng thử việc (hợp đồng giao kết) bất kỳ lúc nào, không cần báo trước, không phải bồi thường thiệt hại trong thời gian thử việc (Điều 27)

phúc lợi và quyền lợi khác nhau không

1.2.2. Quyền lợi liên quan đến tiền lương

+ Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng, hiện tại mức lương tối thiểu :

  • Vùng 1 : 4.420.000 đồng/ tháng

  • Vùng 2 : 3.920.000 đồng / tháng

  • Vùng 3 : 3.430.000 đồng / tháng

  • Vùng 4 : 3.070.000 đồng / tháng

+ Người sử dụng lao động phải trả lương đúng hạn, đầy đủ cho người lao động (Điều 94) theo như thỏa thuận. Nếu trả trễ quá 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động phải trả thêm tiền lãi.

+ Tiền lương khi làm thêm giờ tính tỷ lệ theo đơn giá tiền lương (lương theo sản phẩm, theo doanh thu…) hoặc tiền lương thực trả (lương cố định). Tỷ lệ tiền làm thêm căn cứ vào khoảng thời điểm phát sinh, ≥ 150% vào ngày thường, ≥ 200% vào ngày nghỉ, ≥ 300% vào ngày Lễ Tết và ngày nghỉ có hưởng lương, ≥ 30% vào ban đêm.

1.2.3. Quyền lợi liên quan đến lao động nữ

+ Lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động (Điều 122)

+ Lao động nữ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu đang mang thai, làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi (điều kiện phải có xác nhận của cơ sở y tế uy tín) (Khoản 1 điều 138)

+ Lao động nữ không phải làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa nếu đang mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) (Điều 137)

+ Lao động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa 2 tháng (Khoản 1 điều 139) nhưng sẽ trừ bù vào thời gian nghỉ thai sản sau sinh.

+ Lao động nữ sau khi sinh được nghỉ 6 tháng. Nếu sinh đôi, sinh ba… thì cứ mỗi bé sinh thêm, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

+ Lao động nữ không lo bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

1.2.4. Quyền lợi liên quan đến nghỉ việc

+ Trong vòng 14 ngày (tối đa 30 ngày) làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải trả đủ lương cho người lao động, không được giam lương (Điều 48)

+ Người lao động được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép (Khoản 3 điều 113)

+ Doanh nghiệp phải trả sổ Bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác khi người lao động nghỉ việc (Khoản 3 điều 48)

+ Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đúng luật và đã làm việc liên tục từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc (Điều 46)

2- Phúc lợi của người lao động

2.1. Phúc lợi là gì?

Phúc lợi là tất cả những lợi ích cả về vật chất và tinh thần mà phía doanh nghiệp áp dụng, nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động, giúp họ an tâm công tác, nâng cao hiệu suất làm việc.

Nhìn tổng thể, phúc lợi cũng là một dạng tiền thưởng có thể là tiền mặt trực tiếp, hoặc được quy đổi thông qua những sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiện nghi làm việc…

2.2. Những phúc lợi phổ biến trong doanh nghiệp

So với quyền lợi, phúc lợi có phần linh hoạt hơn khi áp dụng. Vì đa phần phúc lợi là tự nguyện, do doanh nghiệp tự sáng tạo nên dựa trên những đặc điểm ngành nghề, địa lý, tính chất công việc… Doanh nghiệp có điều kiện kinh tế thì phúc lợi người lao động cao, thu hút nhân tài ứng tuyển nhiều, giữ chân người lao động tốt hơn. Những phúc lợi các doanh nghiệp thường áp dụng gồm có:

  • Phụ cấp xăng xe, cơm trưa, tiền gửi xe

  • Xây dựng khu ký túc xá cho nhân viên ở xa, miễn phí hoặc thu phí tượng trưng

  • Xây dựng nhà trẻ cho con của công nhân viên doanh nghiệp

  • Xây dựng phòng gym, hồ bơi cho nhân viên rẻn luyện sức khỏe

  • Mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên

  • Cung cấp gói ưu đãi phí dịch vụ mua bảo hiểm sức khỏe cho thành viên gia đình nhân viên

  • Một số phúc lợi khác do công đoàn doanh nghiệp phụ trách như

    • Khoản tiền bảo đảm thu nhập cho người lao động khi doanh nghiệp giảm biên chế, phá sản, tạm đóng cửa…

    • Khoản tiền trả thâm niên như một phần tri ân với những nhân sự gắn bó lâu năm với doanh nghiệp. Thường sẽ tính theo thâm niên 05 năm, 10 năm…

3. Tổng quan cơ sở phân biệt giữa quyền lợi và phúc lợi của người lao động.

Thông qua những thông tin và nội dung cụ thể liên quan đến từng khía cạnh “quyền lợi” và “phúc lợi”, chúng ta có thể thấy điểm khác nhau cốt lõi nhất chính là:

  • Quyền lợi của người lao động do Bộ luật lao động quy định rõ ràng, là những yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện, có chế tài hẳn hỏi, người lao động có quyền khởi kiện doanh nghiệp nếu không được đáp ứng quyền lợi theo đúng luật định.

  • Phúc lợi của người lao động do chính doanh nghiệp sử dụng lao động quy định, có phần linh hoạt hơn, mỗi nơi tự nghiên cứu, tự thiết lập nhằm thu hút và giữ chân nhân tài cho riêng mình theo đặc thù công việc, nên phúc lợi giữa các doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Như vậy, khi bạn đi đến bất cứ doanh nghiệp nào, bạn đều được hưởng quyền lợi như nhau, còn phúc lợi thì có thể khác nhau cho dù là cùng ngành nghề, cùng vị trí công việc.

phúc lợi và quyền lợi của doanh nghiệp có giống nhau
Có thể bạn quan tâm >>>> Sự khác biệt về chế độ đãi ngộ, phúc lợi của các tập đoàn

Ranh giới phân biệt giữa quyền lợi và phúc lợi của người lao động chính là những chế tài liên quan đến pháp luật. Quyền lợi người lao động không thể thay đổi, doanh nghiệp không thực hiện là vi phạm luật lao động. Quân sư TalentBold biết một số người vẫn quen gọi quyền lợi là “phúc lợi bắt buộc”, còn phúc lợi là “phúc lợi tự nguyện” cũng là bắt nguồn từ lý do trên.

Dịch vụ trợ lý tuyển dụngChi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents

Hotline: 077 259 1080

Mail: sales@talentbold.com

Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  ------------------------------------

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng