- 420k
- 1k
- 870
Thời đại hội nhập kinh tế, với chính sách kêu gọi đầu tư, rất nhiều doanh nghiệp từ khắp các châu lục đến mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, để ứng tuyển thành công tại nhiều công ty đa quốc gia khác nhau, hiểu rõ phong cách phỏng vấn của công ty các doanh nghiệp nước ngoài là điều vô cùng quan trọng, và TalentBold hôm nay sẽ đồng hành cùng bạn trong cuộc khám phá này.
Được nhận định là quốc gia kỷ luật hàng đầu thế giới, việc đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng Nhật luôn đặt nặng yếu tố kỷ luật và sự trung thành. Do vậy, khi phỏng vấn ở công ty Nhật, ứng viên cần lưu ý
Quá trình thay đổi công việc không quá 2 công ty
Người Nhật là những người rất trung thành cùng công việc, đó là dấu ấn mà văn hóa Samurai đã gầy dựng nên. Hình ảnh một công dân Nhật làm việc liên tục 50 năm cho 01 công ty duy nhất rất phổ biến tại xứ sở mặt trời mọc.
Do vậy, dù mở rộng kinh doanh ở nhiều quốc gia nhưng khi tuyển dụng, yếu tố trung thành vẫn được chú trọng cao nhất.
Trang phục nghiêm túc, truyền thống : áo sơ mi trắng, quần tây xanh đen đều được khuyến khích cho cả nam và nữ
Trả lời tự tin, chắc chắn : thể hiện sự mạnh mẽ và chân thật nơi ứng viên.
Cũng nằm trong các quốc gia Châu Á phát triển, Hàn Quốc hiện đang sở hữu hàng loạt tập đoàn kinh doanh tầm cỡ quốc tế, thu hút lượng lớn lao động toàn cầu.
Phong cách phỏng vấn kiểu Hàn có nhiều nét tương đồng với phỏng vấn kiểu Việt Nam nên ứng viên người Việt cảm thấy thoải mái hơn khi ứng tuyển, cụ thể :
Kỷ luật : người Hàn cũng rất đặt nặng vấn đề kỷ luật, đặc biệt là những vị trí làm việc tại công sở trong khung giờ quy định, vì vậy, đến buổi phỏng vấn đúng giờ là điều chắc chắn ứng viên phải thực hiện.
Ngoại ngữ : tiếng Hàn được ưu tiên lựa chọn nhưng một số nơi chỉ yêu cầu tiếng Anh.
Trang phục : nam nữ có thể tùy chọn trang phục tôn lên ngoại hình, sự trẻ trung, gu thẩm mỹ của mình nhưng vẫn đảm bảo sự kín đáo, chuẩn mực, tránh trang điểm quá đậm.
>>>> Xem thêm: Văn hóa làm việc của các công ty Nhật/Hàn/Anh/Mỹ/Châu Âu... như thế nào?
Anh và Mỹ là hai quốc gia sử dụng tiếng Anh để giao tiếp nên khía cạnh ngoại ngữ không đòi hỏi ứng viên phải trau dồi thêm ngoại ngữ khác. Dù đến từ hai quốc gia khác nhau nhưng kiểu phỏng vấn hầu như hoàn toàn tương đồng
Chú trọng kinh nghiệm và năng lực của ứng viên : bạn nên bám sát nhiệm vụ công việc trong tin đăng tuyển và thể hiện tất cả những tố chất phù hợp của bản thân khi phỏng vấn.
Luôn tạo môi trường cho nhân viên phát triển và thử nghiệm : hãy cho nhà tuyển dụng thấy tinh thần học hỏi của bạn và mong muốn tìm hiểu thêm về chính sách đào tạo của công ty.
Yêu thích sự sáng tạo, cải tiến trong quá trình làm việc : ứng viên nên “khoe” những thành tích tuyệt vời có được từ việc bạn tự sáng tạo hoặc học được từ người khác trong quá khứ. Không cần phải to tát đâu, đó có thể chỉ là cách sắp xếp lại góc làm việc, tự tạo mẫu danh sách phục vụ việc quản lý công việc mỗi ngày…cũng đủ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Thoải mái, thậm chí không chú trọng đến trang phục của ứng viên (vì nhiều công ty cho phép nhân viên mặc áo thun, quần short khi đi làm…) nhưng khi đến phỏng vấn, áo sơ mi, quần tây hoặc váy qua đầu gối vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Châu Âu là một khu vực mà văn hóa sự giao hòa nhiều đặc điểm giữa Châu Á và Châu Mỹ, cụ thể :
Họ lưu giữ nét truyền thống cùng tính cách đằm thắm của người Châu Á
Họ sở hữu sự cải tiến và năng động của các quốc gia Châu Mỹ.
Những điều này tác động lớn đến phong cách phỏng vấn kiểu Châu Âu :
Sự kỷ luật phải được tuân thủ, nhưng không có sự khắt khe quá mức như Nhật hay Hàn. Người Châu Âu coi trọng hiệu quả công việc, với họ sự tôn trọng lẫn nhau không phải là “dạ, thưa” mà là cùng nhau đồng hành cả khi thành công và lúc khó khăn.
Được phép phản bác và tranh luận với ý kiến của người phỏng vấn trong những tình huống giả định. Người Châu Âu thích tranh luận, họ hiểu tranh luận chính là cách phát hiện ra những hướng đi tốt nhất cho sự phát triển. Nếu bạn đến Châu Âu, bạn có thể thấy những cuộc cãi nhau nổ lửa trong phòng họp, nhưng khi ra ngoài, họ vẫn giữ mối quan hệ đồng nghiệp bình thường, một điều rất khó hoặc không bao giờ thấy ở doanh nghiệp Châu Á.
Năng lực và khả năng cống hiến trong chiến lược phát triển được doanh nghiệp được chú trọng hơn là việc hoàn thành chi li từng điểm nhỏ trong công việc. Nghĩa là khi phỏng vấn ứng viên nên đề cập những tố chất phục vụ mục tiêu công việc rộng lớn, mang tính tổng thể, hơn là giới thiệu thành tích trong việc “luôn đi đúng giờ”, “chấp nhận làm thêm ngoài giờ”, “luôn lắng nghe sự chỉ đạo của cấp trên”…
>>> Có thể bạn quan tâm: Những câu hỏi hay nhất gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Mỗi quốc gia đều sở hữu nét văn hóa riêng, nhưng nhìn chung, nhưng một khi đã định hướng hoạt động đa quốc gia, phong cách phỏng vấn của công ty Nhật/Hàn/Anh/Mỹ/ Châu Âu… hay bất cứ quốc gia nào khác đều sẽ có sự điều chỉnh tương đối để phù hợp với văn hóa người Việt. Những gì TalentBold chia sẻ là nét đặc trưng khó thay đổi, chỉ cần ứng viên lưu ý là có thể an tâm về buổi phỏng vấn của mình.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa