- 420k
- 1k
- 870
Các vấn đề trong cuộc sống rất đa dạng, phong phú, nhưng tựu chung lyếu tố cốt lõi giải quyết mọi việc nằm ở khả năng chúng ta nắm bắt thông tin giỏi đến đâu, và nền tảng giúp sở hữu điều này chính là kỹ năng lắng nghe. ại, tất cả đều dựa trên cơ sở ghi nhận thông tin đến và truyền tải thông tin đi. Vì vậy, Đây không phải là năng lực thiên bẩm mà hầu hết đều thông qua quá trình rèn luyện, tích lũy. Vậy làm cách nào rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả, tích cực? Quân sư TalentBold sẽ chia sẻ câu trả lời đến bạn ngay đây.
MỤC LỤC
1. Đôi nét về kỹ năng lắng nghe
2. Những lầm tưởng về kỹ năng lắng nghe tốt
2.1. Nghe mà hào hứng thì mới là lắng nghe
2.2. Tranh thủ nói thật nhiều
2.3. Ngắt ngang khi người khác đang nói
3. Làm thế nào rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực đúng cách
3.1. Tập trung vào quá trình trò chuyện
3.2. Nhìn vào mắt đối phương khi trao đổi
3.3. Tuyệt đối đừng ngắt lời người nói
3.4. Không làm người nói khó xử
3.5. Đừng phán xét, chê bai người nói
3.6. Đồng cảm, chia sẻ khi lắng nghe
Nghe được không có nghĩa là có kỹ năng lắng nghe. Bởi lẽ, nghe là quá trình ghi nhận thông tin thụ động, không có trọng tâm, không có sàng lọc. Còn lắng nghe là bản thân chúng ta có mục tiêu hướng đến, có vấn đề cần hiểu thấu đáo nên những thông tin ghi nhận luôn được chắt lọc, loại bỏ những thông tin ngoài lề, từ đó phân tích và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất cho vấn đề đang tìm hiểu.
Hằng ngày, chúng ta áp dụng “nghe” suốt 24h nhưng chỉ áp dụng kỹ năng “lắng nghe” khoảng 50% khoảng thời gian đó. Nhưng 50% thời gian đó lại có giá trị vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc của mỗi người.
Lắng nghe là khả năng thu thập, gợi ý để thu thập và sàng lọc thông tin tốt. Tuy nhiên, có rất nhiều động thái khiến bản thân chúng ta lầm tưởng là đang rèn luyện kỹ năng lắng nghe, nhưng thực ra, chúng ta đang cản trở chính con đường rèn luyện của mình:
>>> Cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp
Người nói đôi khi không trình bày theo trọng tâm mà bạn mong muốn, họ diễn giải dài dòng khiến bạn mệt mỏi, hời hợt khi lắng nghe. Thế là bạn bỏ lơi nội dung phía sau, với lý do biện minh là
Người khác cũng chán nghe chứ không riêng bạn
Lỗi do người nói trình bày dài dòng chứ không phải do bạn lười nghe
Những nội dung có được đủ cho phân tích rồi, không cần chú tâm lắng nghe nữa…
Kết quả lượng thông tin thiếu hụt đã đành, nguy hại hơn là bạn đang dần hình thành cho mình thói quen thiếu kiên nhẫn khi lắng nghe.
Nhiều người nghĩ rằng đã là thu thập thông tin thì nói hay nghe đều cần cả. Điều này đúng nhưng có nhiều bạn lại chọn cách nói nhiều hơn là lắng nghe. Mặc dù, lắng nghe phát sinh trong quá trình trao đổi thông tin, và trong nhiều tình huống, ngoài lắng nghe, bạn còn phải phản biện, phải đóng góp ý kiến nhưng nếu bạn là người phát ngôn nhiều, thích người khác nghe mình hơn là lắng nghe thì những thông tin bạn có được sẽ giảm chất lượng rất nhiều, trong khi đối phương thì ngược lại.
>>> Mẹo rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Hãy nhìn những người làm công việc diễn giả, MC, huấn luyện viên…, công việc của họ cho phép họ nói toàn thời gian, vậy mà họ vẫn cố gắng dành thật nhiều thời gian để lắng nghe những người xung quanh.
Ai cũng muốn được tôn trọng, cũng cần được lắng nghe. Việc cắt ngang lời người khác đang nói có thể do bạn muốn thể hiện:
Sự nhiệt tình khi lắng nghe để tạo bầu không khí sôi nổi cho cuộc trò chuyện
Bạn đang rất quan tâm nội dung người ta trình bày nên mới ngắt lời và đưa ra ý kiến ngay lập tức, chứ không theo dõi sao mà biết nên hỏi thêm điều gì để mà ngắt ngang
Bạn sợ lát nhắc lại người ta quên hoặc chính bạn sẽ quên câu hỏi mà bạn đang rất tâm đắc muốn đặt ra để có thêm thông tin hữu ích
Tuy nhiên, thực tế đây lại là một hành động thiếu tôn trọng người nói. Ngắt lời họ bất ngờ vừa ảnh hưởng mạch cảm xúc trình bày của người nói, vừa ảnh hưởng sự tập trung lắng nghe của mọi người xung quanh.
Kỹ năng lắng nghe tốt phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài, cấp độ nâng dần theo năm tháng, và buộc phải nâng dần vì những điều ta đối mặt hằng ngày cũng nâng cao độ khó, nâng cao trách nhiệm theo thời gian. Chẳng hạn trước đây, chỉ là lắng nghe thầy cô giảng bài, làm bài sai chút cũng chỉ ảnh hưởng điểm số của chính mình, lớn lên, cần lắng nghe tập thể, lắng nghe lãnh đạo, làm sai nhiệm vụ có thể ảnh hưởng đến hàng loạt cá nhân và bộ phận.
>>> Kỹ năng mềm là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Để rèn luyện, nâng cao kỹ năng lắng nghe tích cực, dưới đây là những bí kíp rất hữu ích thông qua phương pháp chủ động thực hành:
Đừng vừa nghe, vừa lướt facebook, vừa nhắn tin cho bạn bè. Cho dù bạn nghĩ năng lực của mình làm tốt cả ba nhưng biểu hiện đó sẽ khiến người nói cảm thấy bản thân không được tôn trọng, đồng thời, não bộ cùng lúc phải đảm nhận nhiều việc chắc chắn hiệu quả sẽ giảm rất nhiều so với việc tập trung lắng nghe.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, qua ánh mắt có thể phản ánh bạn đang lắng nghe thật hay đang cố lắng nghe cho có lệ. Vì ánh mắt khi lắng nghe thông tin mình cho là hữu ích sẽ rất lanh lợi, ánh lên sự hào hứng, nhiệt huyết. Đồng thời, nhìn vào người nói khi lắng nghe, bạn còn có thể đánh giá được mức độ chân thật của những thông tin họ đưa ra. Yếu tố này cực kỳ quan trọng cho quá trình sàng lọc thông tin.
Có thể người nói nói không hay, nói điều mà bạn đã biết rồi, hoặc nói đi nói lại một ý, nhưng đừng ngắt lời họ. Chắc chắn trong những gì họ trình bày sẽ có điều hay, điều mới lạ, điều chưa rõ, bạn nên ghi nhận lại, sau đó đưa ra câu hỏi khi họ trình bày xong, hoặc khi được yêu cầu đặt câu hỏi. Như vậy, bạn sẽ lắng nghe được trọn vẹn nội dung mà họ muốn gửi tới, câu hỏi cũng trở nên thật sự chất lượng. Vì biết đâu thắc mắc lúc đầu của bạn lại được nội dung sau của người nói giải đáp, như vậy ngắt lời họ vào lúc đầu sẽ giảm sự tinh tế của bạn, lại khiến người nói cảm thấy bị “tụt cảm xúc” trình bày.
Một người lắng nghe tinh tế sẽ luôn đồng điệu cùng nhịp cảm xúc của người đối diện. Chẳng hạn, bạn thắc mắc về vấn đề của đối phương nhưng khi nhận thấy sự lúng túng, ánh mắt né tránh của họ, hãy đổi chủ đề để duy trì không khí trao đổi tốt nhất. Vì người cũng là vì mình, giúp đối phương tránh khó xử cũng chính là nâng cao ấn tượng “lắng nghe” tinh tế của bạn trong mắt họ. Sau này, khi trao đổi cùng bạn, họ sẽ luôn cảm thấy an toàn, thoải mái, sẵn sàng chia sẻ nhiều điều thông tin mà trước đây họ ngại nói ra.
>>> Sự khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
Ai cũng thích được khen ngợi hơn là chê trách. Hơn nữa, những vấn đề thuộc về quan điểm, đôi khi không có đúng hay sai mà chỉ là “theo quan điểm của tôi thì thế này…, của anh thì thế khác…”. Có rất nhiều quan điểm tồn tại song song một cách hòa bình. Tầm vĩ mô còn thế thì tầm vi mô như những cuộc trao đổi thường ngày của mỗi người trong chúng ta, không nên phán xét một cách phiến diện những quan điểm hay lời nói của người khác, nhất là trước đám đông. Hãy ghi nhận những ý kiến đó, về nhà nghiên cứu, học hỏi thêm, biết đâu bạn lại phát hiện ra đó mới thật sự là chân lý.
“Lắng nghe” hiệu quả không chỉ thông qua đôi tai, mà còn thông qua những cử chỉ, hành động của người nghe. Làm thế nào để người đối diện biết bạn đã hiểu những muộn phiền mà họ đang đối mặt? Hãy dành cho họ một ánh mắt ấm áp, một cái ôm thật nhẹ nhàng để họ có thể tin tưởng bên cạnh bạn, thậm chí là òa khóc trên vai bạn. Mục đích cao nhất của lắng nghe hiệu quả suy cho cùng chính là thấu hiểu nỗi lòng và suy tư nơi người đối diện.
Càng lớn lên năng lực nghe càng cần chuyển hóa thành năng lực lắng nghe. Dù rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả, tích cực không thể ngày một ngày hai, tuy nhiên, đây là một kỹ năng chắc chắn cần thiết, trong cả công việc lẫn cuộc sống thường nhật. Nói ra điều này, quân sư TalentBold muốn khích lệ tất cả mọi người, kể cả chính quân sư, hãy không ngừng nỗ lực rèn luyện kỹ năng lắng nghe, từng ngày từng chút một, lâu dần bạn sẽ là một người “lắng nghe” tuyệt vời, ghi nhận trọn vẹn, nhanh chóng những trao đổi người khác muốn gửi đến bạn!
-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn ảnh: internet