- 420k
- 1k
- 870
Người lao động luôn mong muốn mức lương tương xứng cao với những gì họ đã cống hiến. Những đợt review lương chính là cách họ hiện thực hóa mong muốn này. Tốc độ lạm phát tăng cao hằng năm, chắc chắn tốc độ review lương của doanh nghiệp không thể theo kịp. Nếu nhân viên cứ yêu cầu review lương liên tục, rất dễ mất hình ảnh, kéo theo hiệu quả review lương thấp. Nên review lương bao nhiêu lâu một lần? Những gợi ý của quân sư TalentBold sẽ giúp bạn có được câu trả lời tốt nhất.
MỤC LỤC
1 - Review lương là gì?
2 - Cách để review lương hiệu quả
3 - Nên review lương bao nhiêu lâu một lần
3.1. Review lương theo số thời gian làm việc
3.2. Review lương theo năng lực
Mức lương của người lao động sẽ được giữ nguyên trong một khoảng thời gian dài nhưng không thể là mãi mãi, vì thu nhập cần phù hợp để bù đắp sức lao động mà nhân viên đã bỏ ra, giúp họ ổn định cuộc sống kinh tế cho cá nhân và gia đình. Vì lý do này, doanh nghiệp sẽ tiến hành review lương để điều chỉnh tăng mức thu nhập cho từng nhân sự, đáp ứng mong muốn giữ chân nhân tài cho tổ chức.
Hoạt động review lương có thể tiến hành theo chính sách thống nhất mà doanh nghiệp đã công bố với người lao động, thường sẽ là 6 tháng hoặc 1 – 2 năm/lần. Một số doanh nghiệp không công bố thời gian cụ thể mà chỉ ghi tùy theo tình hình kinh doanh, việc này khiến người lao động đôi khi phải chủ động đề nghị review lương cho mình vì phải chờ quá lâu.
Muốn review lương hiệu quả cần có sự cân nhắc dựa trên nền tảng dung hòa lợi ích của cả nhân viên và doanh nghiệp. Vì nếu quyền lợi nhân viên mong muốn và khả năng doanh nghiệp đáp ứng quá chênh lệch, đôi bên sẽ không đi đến thống nhất, dẫn đến quyền lợi đôi bên đều bị ảnh hưởng.
Ở vị trí của một nhân viên mong muốn một đợt review lương hiệu quả, chúng ta nên áp dụng trình tự sau khi tham gia review lương cùng Sếp:
Review lương là một quá trình đàm phán, mà muốn đàm phán thành công thì luôn cần sự chuẩn bị từ dữ liệu, tinh thần đến những phương án dự phòng. Trước hết, hãy quan tâm đến phần dữ liệu. Bạn cần có trong tay những nội dung sau:
Tình hình lương của ngành nghề, của vị trí công việc ở doanh nghiệp cùng ngành và nơi bạn đang làm việc
So sánh và cân nhắc mức lương hợp lý nhất cho bản thân
Tìm hiểu thời điểm doanh nghiệp thu về lợi nhuận, hoặc chọn những lúc Sếp vui vẻ để đưa ra đề nghị review lương
Soạn nội dung đề nghị review lương để gửi email cho Sếp nếu đó là tình huống bạn chủ động review lương đột xuất…
Tham khảo các bài viết chia sẻ kỹ năng review lương để tích lũy thêm kinh nghiệm…
Bản thân chúng ta là những người lao động, dù vị trí hiện tại được đánh giá cao nhưng không vì thế mà khi review lương chúng ta dùng thái độ trịch thượng với người lãnh đạo. Tôn trọng người khác cũng chính là đang tôn trọng chính mình, hãy giữ thái độ bình tĩnh, thiện chí trong suốt buổi trao đổi review lương bạn nhé.
Mục tiêu của chúng ta là tìm tiếng nói chung với doanh nghiệp, một tiếng nói chung có lợi nhất cho bản thân, nhưng cũng không gây khó khăn đối với tố chức. Chính thái độ điềm tĩnh, khiêm cung sẽ giúp tinh thần buổi review dễ chịu hơn, sự cân nhắc của Sếp cũng nhờ vậy mà nhanh chóng hơn.
Trước khi mong muốn quyền lợi, hãy tỏ ra là một người có trước có sau bằng những lời cảm ơn dành cho những cơ hội, những nền tảng mà công việc đã mang lại cho bản thân. Dù thực tế bạn áp lực, mệt mỏi lắm, nhưng suy cho cùng, kỹ năng mềm của bạn đã tăng lên, lương được trả đúng hạn mỗi tháng, cuộc sống tuy chưa thể xa hoa, sang chảnh nhưng vẫn có thể lên kế hoạch trước mọi chi tiêu. Bao nhiêu đó cũng đủ để chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với người lãnh đạo doanh nghiệp rồi.
Những nỗ lực và công sức ngày nhận mức lương đang có so với mức độ nỗ lực và công sức ở hiện tại đã vươn lên những “tầm cao mới” nhưng mức lương thì vẫn chưa thay đổi. Là một người quản lý, những gì Sếp nhìn thấy có khi chỉ là tình hình chung của một bộ phận chứ khó có thể sát sao quá trình để đạt được kết quả chung đó. Chính bạn sẽ là người giúp Sếp cập nhật những điều này.
Vì vậy những dữ liệu, thông tin phản ánh năng lực làm việc, thành tích gặt hái - nhất là những thành tích thầm lặng, vì tinh thần trách nhiệm mà bạn nỗ lực hoàn thành tốt – hãy tổng hợp đầy đủ theo thứ tự từ cao đến thấp để tiện trình bày.
Để có được sự thông cảm với những khó khăn trong cuộc sống, bạn nên sàng lọc những khoản chi tiêu thiết thực đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát. Tiêu biểu nhất là tiền tả sữa cho con nhỏ, tiền học cho con lớn, ăn uống sinh hoạt trong gia đình đều tăng theo lạm phát hằng năm… Thời gian trước lạm phát chưa cao, bạn vẫn xoay xở ổn thỏa, nhưng nhiều năm rồi, mức lạm phát đã quá lớn nên bạn mới chẳng đặng đừng đề nghị review lại mức lương.
Kết thúc buổi đàm phán, Sếp sẽ đề nghị bạn đưa ra mức đề xuất tăng lương. Với sự chuẩn bị từ đầu, bạn đã có một mức review lương hợp lý. Gi ả sử Sếp muốn biết tại sao bạn lại chọn mức review như vậy, bạn nên đưa ra nguyên nhân dựa theo mặt bằng lương ở những vị trí tương tự, ở mức áp lực công việc tương tự từ những doanh nghiệp khác. Đừng so sánh với lương đồng nghiệp trong cùng doanh nghiệp bạn nhé, lợi bất cập hại.
Sếp sẽ khó quyết định ngay lập tức, cũng phải vì nếu review lương quá dễ dàng sẽ khiến nhân viên coi đó là việc mình làm quá đúng, tạo thành tiền lệ trong tổ chức sẽ không tốt cho quá trình quản lý nhân sự. Nên cho Sếp cỡ 1 – 2 tuần để thảo luận cùng các phòng ban liên quan, nếu quá thời gian này bạn có thể gửi email “gợi lại ký ức” cho Sếp.
Tần suất review lương sẽ tác động không nhỏ đến kết quả review lương của người lao động. Bạn có thể cân nhắc một trong các nhóm tần suất sau theo tình huống thực tế của chính mình:
Thông thường khoảng 1 – 2 năm là tình hình kinh tế trên thị trường đã có những chuyển biến mạnh, khiến mức thu nhập trở nên nhỏ bé trước sự vượt trội của lạm phát. Bạn có thể đề nghị review lương sau khoảng 02 năm kể từ đợt điều chỉnh lương trước đó.
Điều quan trọng là trong 2 năm đó, những nhiệm vụ bạn đảm nhận cả về số lượng, yêu cầu chất lượng và hiệu quả hoàn thành đều cao vượt trội. Nếu chưa được thì hãy đợi đợt review lương chung với tập thể bạn nhé.
Muốn review lương theo năng lực bạn phải chứng minh những gì bạn đang sở hữu và đang mang lại lợi ích cho tổ chức luôn cao hơn so với những chỉ tiêu được đề ra. Và kết quả cao hơn này không chỉ mới xuất hiện 1 – 2 tháng mà đã hiện hữu vài năm qua, luôn ổn định, thậm chí là tăng đều theo thời gian.
Năng lực làm việc luôn được đánh giá cao và là thước đó có giá trị nhất cho một kỳ review thành công. Sếp luôn muốn bên mình có càng nhiều nhân tài càng tốt, và cũng không muốn một nhân tài tổ chức dày công đào tạo lại để doanh nghiệp khác hái trái ngọt.
Tuy vậy, khi bạn có năng lực tốt, quá trình review lương cũng không nên diễn ra thường xuyên, hiệu quả nhất vẫn nên từ 1 – 2 năm. Thay vào đó, bạn có thể review mức lương cao để an tâm thu nhập cho tới kỳ review tiếp theo.
Mỗi người lao động đảm nhận tính chất công việc khác nhau, nhận mức lương khác nhau, và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nơi làm việc cũng khác nhau. Vì vậy, để biết nên review lương bao nhiêu lâu một lần, cần có sự phân tích theo trường hợp thực tế trước khi đưa ra lời đề nghị. Những nội dung cần phân tích, quân sư TalentBold đã chia sẻ trong nội dung bài viết trên đây, một tài liệu hữu ích bổ sung vào kho cẩm nang làm việc của mỗi chúng ta.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam