maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Review lương là gì? Những điều không nên khi review lương

Review lương là gì? Những điều không nên khi review lương

Tìm kiếm thu nhập là một trong những mục tiêu chính khi chúng ta đi làm việc. Mức thu nhập sẽ dựa trên sự thỏa thuận khi ứng tuyển, nhưng sau đó, việc nâng cao thu nhập theo thời gian sẽ dựa trên quá trình review lương và năng lực review lương của nhân viên. Nhằm giúp bạn đọc có một kết quả như ý, quân sư TalentBold sẽ gửi đến bạn chi tiết review lương là gì, đồng thời cập nhật những điều không nên làm khi review lương. Chúng ta cùng theo dõi nhé!

MỤC LỤC
1 - Review lương là gì?
2 - Mục đích của review lương
3 - Những điều không nên khi review
     3.1. So sánh với đồng nghiệp
     3.2. Review lương quá cao so với năng lực thực sự
     3.3. Nôn nóng khi review lương
     3.4. Tự ti khi review lương


Tuyển cấp cao

1 - Review lương là gì? 

Review lương là quá trình người lao động đàm phán tăng lương với lãnh đạo doanh nghiệp, tìm kiếm sự công bằng giữa thu nhập với những gì họ đã cống hiến.

Thời điểm review lương có thể theo quy định của doanh nghiệp, hoặc người lao động chủ động đề xuất khi nhận thấy mức lương hiện tại đã lâu rồi chưa được điều chỉnh, trong khi lạm phát và mặt bằng lương của ngành nghề vẫn đang tăng lên.

2 - Mục đích của review lương 

luu-y-khi-review-luong

Hoạt động review lương là một cuộc thảo luận về quyền lợi, nhằm mục đích:

2.1. Đảm bảo sự công bằng cho người lao động

Có những doanh nghiệp áp dụng chính sách review lương định kỳ hằng năm hoặc theo một thời gian nhất định, họ công khai với người lao động về lịch trình review lương, giúp mọi người an tâm làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp ít khi điều chỉnh tăng lương một cách chủ động, họ chỉ suy nghĩ làm thế nào để khai thác sức lao động nhiều nhất nhưng lại không quan tâm đến quyền lợi của nhân viên. Lúc này, yêu cầu review lương chính là hành động bảo vệ quyền lợi chính đáng, đảm bảo sự công bằng trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

2.2. An tâm cuộc sống trước tình hình lạm phát

Lạm phát xảy ra mỗi năm khiến mọi chi tiêu trong cuộc sống đều phải hao tốn nhiều tiền hơn. Review tăng lương chắc chắn không theo kịp tỷ lệ lạm phát, nhưng có thể bù đắp phần nào, giảm bớt sự chật vật chi tiêu trong cuộc sống của người lao động.

2.3. Kiểm chứng sự trân trọng của doanh nghiệp

luu-y-khi-review-luong
 

Nhân viên không tiếc hy sinh thời gian, cố gắng làm thêm giờ, nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, họ cần sự đánh giá và công nhận. Review lương chính là hành động thiết thực cho việc đánh giá và công nhận đó.

2.4. Cân nhắc có nên chuyển việc hay không

Làm việc ở doanh nghiệp bạn đã quen việc, mối quan hệ đồng nghiệp và đối tác ổn định, thật lòng không ai muốn rời đi nhưng số lượng việc thì cứ tăng lên, áp lực cao mà lương thì lại thấp hơn mặt bằng chung của ngành thì mức độ gắn kết cùng tổ chức khó duy trì lâu dài. Trước khi quyết định, nhân viên muốn cho mình cơ hội và cũng là cho doanh nghiệp cơ hội, họ sẽ đề nghị review lương để xem phản ứng và sự thiện chí của tổ chức.

3 - Những điều không nên khi review 

luu-y-khi-review-luong

Những việc làm hấp dẫn

Logistics Manager (Steel)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu

Sales Manager (Logistics)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Kho vận, Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Deputy Branch Manager (Logistics)

Hà nội, TP.HCM Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Logistics Supervisor

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu

Sales Supervisor (Logistics)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Bán hàng (Khác), Sales Logistic

Được làm việc ở một môi trường quen thuộc, ổn định, thu nhập tốt vẫn tốt hơn phải chuyển sang nơi làm việc mới, phải bắt đầu lại từ đầu. Do đó, người lao động vẫn hướng đến việc review lương thành công hơn.

Những gì nên làm khi review lương, quân sư đã chia sẻ trong các bài viết trước. Hôm nay, ngay bây giờ sẽ là những điều không nên làm khi review lương mà chúng ta nên lưu tâm:

3.1. So sánh với đồng nghiệp 

Mỗi nhân viên là một cá thể riêng biệt, độ khó của mỗi nhiệm vụ nhìn bề ngoài khó mà biết được, chỉ khi thực sự trải nghiệm ta mới thấu hiểu. Do đó, những đồng nghiệp xung quanh, sẽ có người lương cao hơn bạn, cũng có người lương thấp hơn. Đừng lấy đồng nghiệp lương cao làm lý do để thuyết phục Sếp tăng lương khi review bạn nhé.

Dùng cách này không khác nào bạn đang đả kích Sếp không biết cư xử công bằng. Sếp có thể kiên nhẫn giải thích cho bạn lý do của sự chênh lệch lương so với đồng nghiệp, nhưng kèm theo đó sẽ là một ấn tượng không mấy tốt đẹp về tinh thần làm việc trong tập thể của bạn.

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo, thậm chí điều tra lương “bí mật” của đồng nghiệp để có dữ liệu so sánh, cân nhắc, nhưng khi trực tiếp đàm phán, hãy nói rằng mức lương có được là do “theo em biết mặt bằng lương thị trường của ngành mình hiện nay khoảng …. “, vừa an toàn cho quá trình review, vừa giữ được hòa khí.

3.2. Review lương quá cao so với năng lực thực sự 

“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, mức lương bạn đề xuất trong review lương chắc chắn sẽ cao hơn mức lương cũ, nhưng cao cỡ nào thì cần phải cân nhắc. Thực sự thì doanh nghiệp cũng rất muốn nhân viên có mức lương thật cao nhưng hãy thử một lần đứng ở vị trí của Sếp để thấy rằng, muốn doanh nghiệp hoạt động ổn định, hàng chục loại chi phí phải đáp ứng, trong khi việc kinh doanh ngày càng khó khăn.

Vì vậy, mức lương bạn đề nghị cần mang giá trị khả thi, tương xứng với những gì doanh nghiệp yêu cầu đáp ứng, cụ thể la phù hợp với năng lực thực sự của bạn đã và đang cống hiến. Muốn đánh giá điều này, bạn có thể dựa trên:

  • Tham khảo lương của doanh nghiệp cùng ngành ở cùng vị trí, cùng tính chất công việc

  • Lượng hóa công việc thành những con số như: số lượng hồ sơ phải hoàn thành trong tháng, chỉ tiêu doanh số từng quý, hỗ trợ việc cho đồng nghiệp, số giờ tăng ca…

  • Thành tích vượt trội so với đồng nghiệp cùng phòng ban thông qua những khen thưởng của doanh nghiệp, đánh giá hài lòng của khách hàng, những lần cứu doanh nghiệp khỏi bàn thua trông thấy…

  • Các khoản phúc lợi đi kèm, vì nhiều nơi lương cao nhưng ngoài lương chẳng còn khoản quyền lợi nào khác. Nếu mức lương cao đó so với tổng lương và phúc lợi của bạn ở doanh nghiệp hiện tại nhiều khi còn thấp hơn.

3.3. Nôn nóng khi review lương 

luu-y-khi-review-luong

Kỳ vọng tăng thu nhập đôi khi khiến bạn trở nên quá khích, thiếu kềm chế khi review lương, dẫn đến những căng thẳng, mâu thuẫn không đáng có. Hãy luôn nhớ rằng, khi đàm phán, sự bình tĩnh và biết lắng nghe phải luôn hiện hữu suốt quá trình.

Có được trạng thái tâm lý ổn định, bạn sẽ lựa chọn hiệu quả:

  • Thời gian thích hợp để review lương

  • Chuẩn bị nội dung và kịch bản review lương phù hợp

  • Xác định khoảng thời gian hợp lý để Sếp cân nhắc và cho bạn sự phản hồi

Đừng khó chịu, hoặc nóng vội khi mức lương review Sếp đề nghị hoặc phê duyệt không cao như bạn mong đợi. Mỗi người quản lý luôn có cách riêng để tìm ra nhân tài, trong đó tinh thần sẵn sàng đồng hành cùng tổ chức trong những lúc khó khăn chính là một thử thách mà nhân viên cần vượt qua trước khi được đề bạt ở vị trí cao hơn với mức lương cao gấp nhiều lần.

3.4. Tự ti khi review lương 

Tâm lý này rất dễ xuất hiện trong những kỳ review lương tập thể. Bạn không đủ tự tin để chủ động đề xuất review lương riêng, rồi đến kỳ review lương chung, bạn cũng không bộc lộ những cái hay, cái giỏi đã làm được để giành lợi thế lên lương cao cho mình.

Một số bạn nghĩ rằng khiêm tốn sẽ mang lại đánh giá cao hơn từ phía Sếp, cơ hội phát triển trong công việc sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, tự ti không phải là khiêm tốn, vì

  • Khiêm tốn là khi mọi giá trị vượt trội của bạn, mọi người thấy rõ mồn một rồi, chỉ còn một buổi nói chuyện review lương cho đúng thủ tục mà thôi. Bạn khiêm tốn để những người thành tích thấp hơn bạn đỡ bị tổn thương, bản thân bạn cũng tránh được sự tị nạnh khi làm việc.

  • Tự ti là khi nhiều giá trị chất lượng nơi bạn, chỉ có mình bạn biết, email khách hàng khen bạn chỉ có mình bạn đọc. Bạn mà không chia sẻ, Sếp sẽ không biết để bổ sung thêm dữ liệu thành tích khi cân nhắc lương

Do đó, tự ti sẽ khiến những nỗ lực làm việc của bạn bị uổng phí, những mức thu nhập tốt mà bạn đáng được hưởng lại bị vụt khỏi tầm tay. Đợi tới đợt review lương tiếp theo sẽ khá lâu, mà tới lúc đó Sếp lại dựa trên mức lương review trước đó để làm cơ sở tăng lương. Sự thiệt thòi cứ nối tiếp.

Dù là chủ động đề nghị review lương hay đến kỳ review định kỳ của doanh nghiệp, thì những điều không nên khi review lương mà quân sư TalentBold chia sẻ vẫn là cẩm nang giá trị, giúp bạn có được sự yêu mến từ Sếp đến đồng nghiệp, cùng sự thuận lợi cao nhất trong quá trình đàm phán quyền lợi tài chính cho mình. Chúc bạn luôn nhận được mức lương xứng đáng như mong đợi!

 

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng