maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Scam là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách giải quyết Scam

Scam là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách giải quyết Scam

Mạng xã hội trực tuyến và các ứng dụng thông qua nền tảng Internet đã và đang mang đến nhiều tiện ích khổng lồ, cải thiện chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đồng hành cùng nó vẫn còn những điều tiêu cực mà người dùng lo ngại, một trong số đó chính là Scam. Bài viết quân sư TalentBold gửi đến bạn đọc hôm nay sẽ tập trung cập nhật mọi thông tin Scam là gì, các dấu hiệu nhận biết và phòng tránh.

MỤC LỤC:
1- Scam là gì?
2- Scammer là gì?
3- Các loại hình Scam dễ gặp phải
4- Dấu hiệu nhận biết Scam
5- Cách phòng tránh sa vào bẫy “Scam”
6- Nên làm gì khi phát hiện bị Scam

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm Sản xuất

1- Scam là gì? 

Scam – trong tiếng Anh nghĩa là Lừa đảo – là thuật ngữ phản ánh những hành vi lừa đảo, gian dối do một cá nhân hoặc tổ chức gây ra. Hành vi này có thể thực hiện trong thế giới thực hoặc thế giới mạng, với mục đích lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản một cách bất chính từ người khác.

Do là thuật ngữ tiếng Anh nên tần suất sử dụng của từ Scam trong thế giới mạng vẫn nhiều hơn. Từ hệ thống email, mạng xã hội đến các ứng dụng web, chat trực tuyến đều có những hacker mũ đen luôn rình rập, tìm cơ hội để lừa đảo.

2- Scammer là gì? 

Scammer nghĩa là Kẻ lừa đảo, là những người sử dụng thủ đoạn tinh vi để kiếm lợi ích bất chính từ người khác, bất chấp giá trị đạo đức và quy định pháp luật. Những Scammer trên mạng đều có năng lực IT giỏi, tận dụng những lỗ hổng công nghệ để lừa đảo bằng kỹ thuật lập trình (Hacker mũ đen), hoặc thông qua nền tảng công nghệ tìm cách tiếp cận trực tuyến và thao túng tâm lý người khác để khiến họ mắc bẫy.

Việc đăng ký mở tài khoản các dịch vụ công nghệ hiện nay không quá phức tạp, điều này khiến hệ thống hoạt động với hàng loạt những thông tin giả mạo như email giả, web giả, hồ sơ mạng xã hội giả… Người dùng thông thường rất khó kiểm chứng, khó xác định vị trí… Với công nghệ trí tuệ nhân tạo đang phát triển, Scam trực tuyến càng tinh vi hơn khi có thể thay đổi cả mặt và giọng nói như người thật.

3- Các loại hình Scam dễ gặp phải 

Scam trong thế giới mạng ngày một tinh vi, không lộ liễu mà đưa đẩy và đánh vào mặt tâm lý theo nhiều cách khác nhau nên các loại hình scam rất đa dạng:

Scam là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: Seeding là gì? Làm thế nào để hoạt động Seeding hiệu quả

3.1. Scam Email

Đây là hình thức Scam sơ khai nhất trên thế giới mạng, nhưng vẫn luôn tồn tại và hiện nay đã được phát triển trên một tầm cao mới. Đó có thể là những email:

Những việc làm hấp dẫn

Quality Manager – Bà Rịa Vũng Tàu

Vũng Tàu Viễn Thông / Điện tử, Điện/HVAC/MEP

Chủ Quản Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất

Chủ Quản Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất

Phó Phòng Kỹ Thuật (Ô tô/Xe Máy)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Ôtô / Xe Máy

Nhân Viên Quản Lý Phòng Dập

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kỹ thuật ứng dụng , Sản Xuất

Quảng cáo sản phẩm, chia sẻ khóa học với những đường link dẫn đến mã độc

Giả mạo ngân hàng với đường link đăng nhập có tên miền na ná như tên miền chính thức của ngân hàng, chẳng hạn như tpbank.vn-ie.top; online.acbvnx.com….

Với hàng trăm email nhận mỗi ngày từ công việc đến quảng cáo, người dùng rất dễ lơ là xem kỹ đường link trước kh nhấp vào. Và thế là hacker có thể truyền mã độc vào thiết bị truy cập, kiểm soát hoạt động của người dùng.

3.2. Scam Facebook

Facebook là nền tảng mạng xã hội được người Việt dùng nhiều nhất hiện nay. Ngoài chia sẻ thông tin cá nhân, nơi đây còn có tính năng giao lưu, trò chuyện với bạn bè ở khắp nơi trên thế giới. Scammer Facebook bằng kỹ thuật IT của mình sẽ tiến hành lấy cắp thông tin đăng nhập, dùng tài khoản Facebook của người bị hại để nhắn tin hỏi mượn tiền, lừa bạn bè của chủ Facebook chuyển khoản cho họ thông qua những tài khoản ngân hàng mượn hoặc thuê từ một ai đó.

Hoặc họ sẽ tạo bài viết chia sẻ có đính kèm những đường link mã độc. Người xem nghĩ là của bạn mình chia sẻ nên an tâm nhấn vào, ngay lập tức tài khoản Facebook của người bạn sẽ bị hacker tiếp tục kiểm soát và thực hiện lại các bước với dữ liệu bạn bè trong danh sách Facebook mới xâm nhập.

3.3. Scam web mạo danh

Cách scam này sẽ tốn nhiều công sức hơn khi mà Scammer sẽ thiết kế một trang web giống y hệt web thật, với đầy đủ tính năng mua sắm, cung cấp thông tin từ web thật. Kế đến họ sẽ tiến hành tối ưu SEO để đưa web giả lên các thứ hạng tìm kiếm cao.

Mục đích của Scammer là để khách hàng:

  • Mua hàng trên web giả, chuyển khoản thanh toán nhưng không nhận được hàng hoặc nhận phải hàng kém chất lượng.

  • Đăng nhập thông tin truy cập vào web giả bằng những dữ liệu họ đã đăng ký ở web thật. Như vậy, Scammer đã có được thông tin của khách hàng, dùng nó truy cập web thật, lấy thông tin hoặc tiền bạc mà web thật đang quản lý cho khách hàng…


Dấu hiệu nhân biết Scam

3.4. Scam thương hiệu nổi tiếng

Có thể là thương hiệu cá nhân (ca sĩ, diễn viên, KOL…) hoặc thương hiệu doanh nghiệp (hãng nước hoa, mỹ phẩm, quần áo…). Phổ biến nhất, Scammer sẽ thiết lập trang mạng xã hội giả với tên giống như trang thật của thương hiệu.

  • Một là bày bán sản phẩm nhái, kém chất lượng với giá rẻ, đánh vào tâm lý tiêu dùng tiết kiệm

  • Hai là sử dụng uy tín của thương hiệu cá nhân thật, kêu gọi từ thiện, quyên góp cho những trường hợp khó khăn mà họ tự tạo thông tin.

Một khi nhận ra đã bị Scam online, người bị hại sẽ liên lạc với bên thương hiệu thật để được giải quyết nhưng thương hiệu thật nhiều lắm cũng chỉ cảnh báo đến mọi khách hàng chứ khó có thể hoàn lại tài sản, thông tin cho người bị lừa đảo.

4- Dấu hiệu nhận biết Scam 

Mức độ tinh vi của các hình thức lừa đảo qua mạng đang diễn biến rất phức tạp. Các Scammer ngoài khả năng phân tích tâm lý còn được công nghệ hỗ trợ như các tính năng ghép mặt, giả giọng nói của AI. Để hạn chế nguy cơ trở thành đối tượng của Scammer, bạn đọc nên chủ động cảnh giác trước các dấu hiệu Scam sau đây:

4.1. Món lợi từ trên trời rơi xuống

Cái gì ngon chưa chắc đến tay mình, nhất là trong giai đoạn kinh tế cạnh tranh khó khăn hiện nay. Những thông báo “Bạn đã trúng thưởng của ngân hàng / của hãng điện thoại / của trang mua sắm…”, “Bạn là khách hàng may mắn nhất hôm nay khi nhận được phần quà… Hãy nhấp vào đường link để biết thêm thông tin” đều là dấu hiệu Scam đánh vào tâm lý mong chờ sự may mắn của con người.

4.2. Việc nhẹ lương cao

Để giữ được công việc hiện tại, mọi nhân sự thuộc mọi ngành nghề đều phải nỗ lực làm việc dưới áp lực cao, tăng ca liên tục, thời gian ăn ngủ còn không đủ mà nhiều nơi còn nơm nớp lo lắng bị giảm biên chế. Vậy thì những công việc không đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm mà lợi ích thì:

  • Lương cao tương đương nhân viên kinh nghiệm lâu năm

  • Trả lương ngay trong ngày sau khi hoàn thành nhiệm vụ

  • Nhiệm vụ chỉ cần cắt chỉ, cắt mác quần áo, đánh giá bình luận tốt cho sản phẩm…

  • Hồ sơ xin việc đơn giản chỉ cần căn cước công dân và hình thẻ…

Chắc chắn không phải là nhu cầu tuyển dụng thực tế.

Ứng phó với scam

4.3. Yêu cầu đóng phí, hứa hẹn đủ điều tốt đẹp

Chưa biết nhau là ai, chưa gặp nhau lần nào, chưa nhìn thấy hợp đồng hay văn phòng công ty mà bảo ứng viên muốn tranh thủ nhận được công việc hấp dẫn này thì phải nhanh đóng khoản phí để mở tài khoản. Có tài khoản mới thực hiện công việc kiếm tiền nhanh và dễ như quảng cáo.

Mọi yêu cầu đóng phí trước khi làm bất cứ việc gì cũng đều là Scam cả bạn nhé. Thậm chí làm rồi được hoàn tiền 2 -3 lần đầu cũng là Scam luôn, vì khi đã tạo được lòng tin, họ sẽ bắt đầu giở chiêu trò kiểu ứng viên nhập thông tin lỗi nên hệ thống khóa tài khoản, phải nhập số tiền tiếp theo rồi tiếp theo thì mới được mở. Tâm lý tiếc tiền và hy vọng lấy lại sẽ khiến ứng viên làm theo.

Nhiều kiểu lừa còn tinh vi hứa hẹn bên đó là uy tín, họ nói rõ sẽ giao cho ứng viên 03 nhiệm vụ trước theo 03 đường link để ứng viên tin tưởng hợp tác. Nhiều bạn cứ nghĩ đến chiêu thức Scam trước có hoàn tiền khoảng 2 – 3 lần, thế là nghĩ “À, mình có thể kiếm lợi 3 lần này rồi rút”, nhưng thực tế ngay từ lần đầu nhấp vào link, thông tin và thiết bị truy cập của bạn có thể đã bị xâm nhập và kiểm soát rồi.

4.4. Thông tin đăng ký sơ sài

Những trang web, những trang mạng xã hội bán hàng, những trang kêu gọi từ thiện… có thông tin trụ sở, mã số thuế, tên người đại diện… rõ ràng còn chưa chắc là chính chủ, huống hồ những trang chỉ ghi qua loa cho đủ thông tin mở tài khoản thì càng phải đặt dấu chấm hỏi thật to.

Vì ngày nay, mua sắm, giao thương trực tuyến đã trở thành xu thế của thời đại nên rất dễ bị lợi dụng với những lời quảng cáo chất lượng thì chạm nóc, mà giá thành thì kịch sàn. Sản phẩm livestream khác xa sản phẩm nhận, khi cần hỗ trợ thì chắc chắn không được đáp ứng vì rất có thể cứ mỗi lần Livestream là một lần họ mở tài khoản mới.

5- Cách phòng tránh sa vào bẫy “Scam” 

Để không vô tình rơi vào chiêu Scam dù mới hay cũ, bạn đọc nên:

  • Tỉnh táo tiếp nhận thông tin từ những số điện thoại, tài khoản lạ

  • Không để tâm lý bị thao túng vì những lời đe dọa, vì mọi hoạt động pháp lý ngày nay, cơ quan nhà nước đều tiến hành bằng việc gặp trực tiếp

  • Không nhấp vào bất cứ đường link nào được gửi từ người lạ hoặc người chưa gặp mặt lần nào.

  • Không đăng nhập vào những trang web yêu cầu phải đăng nhập thì mới cho xem thông tin hoặc cho mua giá rẻ.

  • Tìm bên thứ 3 uy tín làm trung gian cho mọi giao dịch như cơ quan nhà nước, ngân hàng…

  • Kiểm tra thông tin web trước khi đăng nhập, gồm địa chỉ web, thông tin liên lạc, tra cứu chia sẻ trên mạng…

  • Đọc đánh giá của khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm trước khi tiến hành mua online. Có thể tham khảo các clip review từ những KOL, KOC, hội nhóm uy tín.

  • Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin đăng nhập, mã OTP cho người lạ.

  • Định kỳ đổi mật khẩu với mức độ phức tạp cao để tránh bị dò ra


Làm gì phát hiện Scam

6- Nên làm gì khi phát hiện bị Scam 

Với hình thức lừa đảo offline thì bạn nên đến cơ quan công an nơi sinh sống để trình báo, còn với hình thức Scam trên mạng thì bạn có những cấp độ sau:

  • Sử dụng tính năng hỗ trợ khách hàng của nền tảng bán hàng (ví dụ: sàn thương mại trực tuyến) để khiếu nại gian hàng, yêu cầu hỗ trợ lấy lại thông tin, tài sản.

  • Liên lạc với văn phòng đại diện của thương hiệu để khiếu nại về những thiệt hại gặp phải, cho dù đó là web thật hay web giả

  • Gọi đường dây nóng trình báo Scam qua mạng theo tỉnh thành nơi bạn sinh sống

  • Làm đơn tố cáo lừa đảo gửi đến cơ quan công an nơi sinh sống trong trường hợp không thể xác định vị trí đối tượng, không có tổ chức quản lý đối tượng…

Scam là một hành vi tiêu cực, lừa đảo, đánh cắp thông tin, gây ra những tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị hại. Cũng như quân sư TalentBold, những người sống chân chính luôn muốn loại bỏ vấn nạn này, nhưng do chạy theo lợi nhuận, số lượng người Scam vẫn tăng cao với nhiều thủ đoạn tinh vi. Chúng ta không thể xóa tận gốc nhưng có thể nâng cao ý thức phòng tránh, linh hoạt dự phòng giải pháp xử lý dựa trên những kinh nghiệm quân sư đã chia sẻ.

 Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng