- 420k
- 1k
- 870
Trong cuồng quay công việc đang tăng tốc của xã hội ngày nay, mỗi người chúng ta đều phải cố gắng hết sức mình cho công việc vì mục tiêu của mỗi cá nhân. Có những người bắt đầu làm việc lúc 8h sáng và ngừng làm việc vào lúc 9 giờ tối. Hay có những người với khao khát khởi nghiệp hay khao khát sự công nhận của xã hội có thể thức giấc lúc 4h sáng và ngồi vào bàn làm việc khi đồng hồ chỉ 6h. Có những người tham dự các cuộc họp từ xa qua điện thoại ngay cả trong kỳ nghỉ, tỉnh dậy và lạnh sống lưng vì hạn chót công việc đang dần tới.
Để rồi có những khi, ngay cả ngủ mơ, có nhiều người còn lẩm bẩm các thuật ngữ kinh doanh.
Vào sáng thứ Hai, nhiều người trông như thể họ đã dành suốt cả kỳ nghỉ cuối tuần còng lưng bên máy tính với cốc cà phê bên cạnh.
Do khối lượng, đặc tính của từng công việc mà sinh ra những lo âu, căng thẳng, áp lực trong công việc, con người dễ rơi vào tâm trạng stress.
Stress là phản ứng của cơ thể cho thấy hệ thần kinh đang ở trong tình trạng căng thẳng. Stress còn được hiểu là khi con người phải đối mặt với áp lực, căng thẳng mà sức chịu đựng không còn nữa, không còn khả năng giải quyết bất kỳ chuyện gì.
Viện Nghiên cứu Stress Hoa Kỳ ước tính căng thẳng do công việc khiến nền kinh tế Mỹ bị mất đến 300 tỷ đô la vì hao hụt năng suất mỗi năm. Có những người đi làm một tuần tới 60 giờ, một thói quen được cho là làm gia tăng gấp đôi nguy cơ bị đau tim.
Theo khảo sát của công ty du lịch trên mạng Expedia, chỉ có 53% số người lao động cảm thấy thực sự họ đã nghỉ ngơi sau khi trở về từ kỳ nghỉ.
Ở Anh có hội chứng ngày thứ Bảy, một xu hướng bí ẩn khiến người đi làm ngã bệnh vào thời gian rảnh.
Ở Nhật, thậm chí người ta còn có cả một từ riêng để chỉ hiện tượng này: 'karoshi', có nghĩa là chết vì kiệt sức.
Ở Việt Nam, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính năm 2015 có khoảng 3,6 triệu người bị rối loạn trầm cảm, stress chiếm 4% dân số.
Stress không phải là một loại bệnh nhưng nếu không biết cách khắc phục nó, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Một ngày nào đó bạn cảm thấy căng thẳng vì thiếu ngủ, công việc quá tải, dường như không còn kiểm soát được cảm xúc của mình. Thay vì "bó tay" để bản thân bị trầm cảm, bạn hãy cùng www.HRchannels.com học cách đối diện với cảm xúc tiêu cực để tìm cách giải tỏa khi stress bằng những hành động tích cực sau:
Công việc đang làm khiến bạn cảm thấy bực bội, đau đầu? Lời khuyên cho bạn là hãy tạm ngừng công việc lại, làm bất kỳ những gì chúng thích. Trong thời gian đó bạn đi sang phòng khác, đi tắm, gọi điện cho một người bạn hoặc ngồi đọc một quyển tạp chí vui vẻ hay là xem một bộ phim hay, một truyền hình yêu thích. Hãy làm bất kỳ điều gì giúp bạn cảm thấy thoải mái, an lòng, từ đó suy nghĩ tích cực sẽ đến.
Nói ra tất cả những điều tồi tệ bạn nghĩ về sếp của mình, về tình trạng bế tắc, khó khăn mà bạn đang gặp phải với mấy cô bạn hay ai đó mà bạn tin tưởng thật sự có lợi cho tâm lý. Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ thật của bạn sẽ thật sự có tác dụng đối với tình trạng stress của mình đó.
Khi còn nhỏ, bạn thường được dạy rằng có một số hành vi không thể chấp nhận được như con trai không được nói nhiều, con gái lớn không được khóc... Tuy nhiên hãy nghĩ thoáng hơn một chút, rằng cảm xúc chỉ là những phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, nên nếu cần thì biểu hiện nó ra. Buồn thì cứ khóc, vui thì cười, hoặc chia sẻ mọi chuyện với bạn thân, đừng để cảm xúc dồn nén quá là một trong những cách giảm stress hữu hiệu không những cho tinh thần mà còn thể chất. Bạn có thể lựa chọn 1- 2 môn thể thao bạn yêu thích: cầu lông, tennis, bóng đá,.. Hay bạn có thể tham gia một lớp nhảy, đàn, yoga hay thiền tĩnh tâm. Điều này thực sự sẽ giúp bạn rất lớn trong việc lấy lại tinh thần, động lực để giải quyết những khó khăn mà bạn đang gặp phải.
3. Vận động
Hãy mở cửa sổ ra, hít một hơi thật sâu, cảm nhận không khí thiên nhiên và vận động toàn thân. Vận động cơ thể lúc nào cũng được xem
Một trong những nguy cơ dẫn đến stress trong công việc của bạn chính là mức độ công việc dày đặc bạn phải làm. Bạn luôn căng thẳng, lo lắng nghĩ đến hạn chót phải thực hiện xong xuôi nhiệm vụ được giao. Lúc này, bạn cần phải sắp xếp lại công việc hợp lý hơn bằng cách phân biệt ra rõ cái nào nên làm trước, cái nào nên làm sau, theo thứ bậc quan trọng. Bạn bị stress cũng do ôm đồm quá nhiều thứ, hãy đừng tự một mình làm mà hãy san sẻ trách nhiệm cho người khác. Dù công việc có bận rộn thế nào thì cũng hãy dành thời gian ra nghỉ ngơi để thanh lọc đầu óc.
Với những suy nghĩ và cách hành xử tiêu cực của mình, bạn có thể làm tình trạng stress trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, đừng để đầu óc bạn bị bế tắc trong những suy nghĩ theo chiều hướng xấu, hãy tích cực lên. Cũng đừng gắn đặt mục tiêu làm việc của bạn với chữ “hoàn hảo”, mà hãy làm tốt nhất có thể. Một việc quan trọng khác để bạn lên dây cót tinh thần cho mình chính là trang hoàng lại góc làm việc một cách sảng sủa. bàn làm việc gọn gàng, sạch sẽ bao giờ cũng tạo hứng thú làm việc cả. Do vậy, hãy tập thói quen sạch sẽ từ bây giờ.
Cu, hhăm sóc tốt cho bản thân bằng việc ăn uống bổ dưỡng và an toàn. Khi stress làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe bạn, đến lúc bạn phải ngăn chặn nó rồi. Hãy quan tâm tới mình nhiều hơn nữa bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Mì ống, pho mát, socola, bánh quy, gà rán, kem là một số loại thực phẩm phụ nữ thường sử dụng khi cảm thấy căng thẳng, suy kiệt tinh thần hoặc chán nản. Các thực phẩm giàu Omega 3 bao gồm cá mòi, cá ngừ, cá hồi, quả óc chó và cây gai dầu rất tốt như một phương thuốc.giúp giảm trầm cảm.Ngủ đúng giờ, và đủ giấc 8 tiếng/ ngày vì ngủ không đủ giấc có khi làm tăng nguy cơ stress cho bạn hơn. Thông thường, bạn nghĩ rằng uống rượút thuốc hay uống thuốc an thần sẽ giảm stress hơn, nhưng thật chất, sử dụng một thời gian dài, bạn sẽ bị nghiện và lệ thuộc vào những thứ này nhiều hơn. Nếu không có chúng thì bạn khó chịu còn hơn bị stress đấy.
Hãy cùng https://talentbold.com/ tìm hiểu thêm về Hiện tượng phổ biến hiện nay: Nhảy việc