maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Tật xấu ảo tưởng của sinh viên

Tật xấu ảo tưởng của sinh viên

Quá tự tin khiến tật xấu ảo tưởng của sinh viên sớm hình thành và đang dần phổ biến. Điều này sẽ tạo nên rào cản, ảnh hưởng khả năng hòa nhập và phát triển của sinh viên khi bước vào đời. Vì vậy, quân sư TalentBold quyết định chia sẻ bài viết hôm nay để sớm thức tỉnh giới trẻ quay về thực tại, biết mình là ai và hiểu mình mang lại giá trị gì cho xã hội.

MỤC LỤC:
1- Ảo tưởng là gì?
2- Nguyên nhân dẫn đến ảo tưởng
3- Biểu hiện sự ảo tưởng của sinh viên
4- Tác hại của tật xấu ảo tưởng của sinh viên (gen Z)
5- Giải pháp chế ngự tật xấu ảo tưởng của sinh viên

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm Marketing

1- Ảo tưởng là gì? 

“Ảo tưởng” là cụm từ dùng để chỉ thái độ quá tự tin vào năng lực bản thân nơi những người thiếu sự trải nghiệm thực tế. Họ thường có những phát ngôn hoặc hành động đề cao bản thân hơn người, cho mình là hay, là nhất, còn những gì người khác có là lỗi thời, là không hữu dụng.

Tật xấu ảo tượng của sinh viên khiến họ như “ếch ngồi đáy giếng”, chỉ mãi nhìn thấy một bầu trời nhỏ hình tròn miệng giếng mà không biết rằng, bầu trời bao la vô tận biết nhường nào. Hậu quả bản thân cứ mãi giậm chân tại chỗ, chỉ biết trách người, trách đời mà không tự ý thức nhìn lại và thay đổi bản thân.

2- Nguyên nhân dẫn đến ảo tưởng 

2.1. Điều kiện sống và phát triển quá tốt

So với cha ông ngày trước, giới trẻ hiện nay được sở hữu một môi trường giáo dục quá tốt, vừa là thời bình, lại vừa được tiếp cận công nghệ - xu hướng phát triển của thời đại – ngay từ tấm bé. Việc tiếp cận thông tin, kiến thức thuận lợi hơn, khiến giới trẻ cho rằng mình luôn giỏi hơn các thế hệ đi trước.

2.2. Sở thích có được sự chú ý

Trở thành tâm điểm của người khác, được khen ngợi, tung hô là nguyên nhân giới trẻ Gen Z luôn tìm cách nâng mình lên và hạ thấp người khác xuống. Dù người khác tốt họ vẫn cố chê, chỉ những gì họ có được mới được xem là chân ái.

2.3. Văn hóa gia đình

Thói quen bảo bọc con cái quá mức, không muốn con tổn thương nên không bao giờ chê, la, mà chỉ toàn khen đã làm cho con trẻ phát triển trong môi trường không có sự trái ý. Càng lớn, sự ảo tưởng mức độ hoàn hảo của bản thân càng cao

3- Biểu hiện sự ảo tưởng của sinh viên 

3.1. Ảo tưởng trong học tập

Tin rằng bản thân có thể tiếp thu nhanh mọi kiến thức mà không cần phải theo lớp thường xuyên vì đã có công nghệ hỗ trợ rồi.

Nghe nói lý thuyết chỉ là nền tảng, thực hành mới là yếu tố quyết định năng lực. Thế là sinh viên dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, lăn xả đi làm thêm thật nhiều, để rồi không hoàn thành hết môn theo quy định.

Những việc làm hấp dẫn

Content Marketing

TP.HCM Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Thương Mại Điện Tử

Sales & Marketing Manager (Education)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Manager (Education)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Brand Marketing Leader (Sports Games)

Hà nội, TP.HCM, Bình Dương CNTT-Phần mềm , Tiếp thị/ Thương hiệu

Brand Marketing (FMCG)

Hà nội, TP.HCM, Bắc Ninh Thương Mại Điện Tử

Đi thi chỉ nhìn sơ, học sơ, ôn tập sơ chứ không chuyên tâm vì cho rằng mọi thứ đã có sẵn trong đầu, lúc nhìn đề là sẽ sàng lọc đáp án ngay, không cần ôn ngày ôn đêm.

Ảo tưởng của Gen Z

>>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp 10 thói xấu điển hình của sinh viên

3.2. Ảo tưởng trong công việc

Chưa có kinh nghiệm đúng chuyên môn nhưng luôn đòi lương cao, phúc lợi tốt

Tự tin với những nguồn lực có được thông qua kiến thức, công nghệ là có thể khởi nghiệp, tạo dựng cơ ngơi riêng ngay sau khi ra trường.

Toàn hướng đến việc nhẹ, lương cao để rồi ứng tuyển thất bại, hoặc bị hụt hẫng, choáng váng vì lương có thể cao nhưng việc thì không hề nhẹ.

3.3. Ảo tưởng trong những dự định/ kế hoạch

Nghĩ rằng ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc là mức lương sẽ cao ngất, hàng loạt nhà tuyển dụng săn đón, nhưng bạn quên mất, không có kỹ năng mềm thì sẽ khó trụ lại để thành công.

Định hướng tìm việc theo đúng chuyên ngành đã học với suy nghĩ, mình giỏi như vậy thì không phải làm trái nghề như nhiều anh chị khóa trước.

4- Tác hại của tật xấu ảo tưởng của sinh viên (gen Z) 

Những ảo tưởng “sức mạnh” của sinh viên Gen Z nếu không được khắc phục sớm sẽ dễ dẫn đến những tác hại lâu dài cho cả một tương lai:

4.1. Khó đáp ứng tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng

Sinh viên Gen Z cho rằng bản thân họ là những người năng động, kiến thức uyên thâm, có khả năng đáp ứng nhanh mọi yêu cầu tuyển dụng. Nói cách khác, các bạn cho mình là nhân tài mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn có, thế là chỉ với tấm bằng đại học, cao đẳng có trong tay, kèm một ít kinh nghiệm làm thêm là bạn đã đặt ra nhiều yêu cầu quyền lợi vượt mức.

Điển hình là đề nghị mức lương cao tương đương người kinh nghiệm 3 – 5 năm. Liệu có nhà tuyển dụng nào có thể tin tưởng năng lực của bạn chỉ qua lời nói để chấp nhận những yêu cầu đó. Kết quả là nơi có thể trả lương cao không nhận, nơi lương thấp thì bạn lại chê.

Biểu hiện ảo tưởng của Gen Z

>>> Bạn có thể quan tâm: Thói quen tiêu xài hoang phí của sinh viên

4.2. Khó hòa đồng vào tập thể

Cho mình là “cái rốn của vũ trụ”, thích mọi người phải theo ý, phải nhường nhịn chính là một biểu hiện của sinh viên Gen Z khi đi làm việc. Không chỉ với đồng nghiệp, ngay cả với quản lý họ cũng không tỏ thái độ tôn trọng, vì cho rằng, Sếp thuộc thế hệ cũ, lạc hậu rồi, họ mới là nhân tố mang lại sự cải tiến mà doanh nghiệp cần, mà không biết rằng kinh nghiệm luôn là yếu tố quan trọng dẫn dắt sự cải tiến đúng đắn. Đề cao “cái tôi” của bản thân hơn là vì “cái tôi” của tập thể sẽ dễ khiến sinh viên Gen Z bị thay thế, cho dù năng lực có tốt hơn người khác.

4.3. Khó kiên trì ở một vị trí

  • Một phần do sự kỳ vọng quá cao của bản thân, tin rằng mình giỏi, đi đâu cũng có người chào đó

  • Một phần do kỹ năng làm việc nhóm không cao nên khó gặt hái thành tích tại vị trí công tác

Đã khiến sinh viên Gen Z khi đi làm rất dễ bị hụt hẫng. Thay vì tìm cách điều chỉnh bản thân phù hợp với thực tế công việc và môi trường làm việc, sinh viên Gen Z lại chọn cách nhảy việc hết lần này đến lần khác, có bạn còn liều lĩnh tự khởi nghiệp để rồi gánh lấy thất bại. Thanh xuân qua đi nhanh mà sự ổn định công việc vẫn chưa xuất hiện.

4.4. Khó nhận ra điểm yếu của bản thân để khắc phục

Sự tự cao và cố chấp càng khiến sinh viên Gen Z ôm mãi “giấc mộng” thành công chứ không thể “hiện thực hóa” thành công. Bởi lẽ, những nhược điểm của bản thân trong chuyên môn hay kỹ năng sống đều bị phớt lờ, cho rằng nó quá nhỏ so với những ưu điểm quá lớn của mình.

Những người bạn tốt, người thân khuyên bảo, nhắc nhở có khi còn bị sinh viên Gen Z trách ngược lại, bị nói là ganh tị với tài năng của họ, bị cho là lo chuyện bao đồng. Cứ như vậy, những lời khuyên chân thành dần mất đi, những nhược điểm ngày càng nhiều hơn, và càng trầm trọng hơn.

4.5. Bệnh lý thần kinh

Quá ảo tưởng có thể dẫn đến hoang tưởng, một trong số đó là bệnh lý tâm thần phân liệt có tên khoa học là Hội chứng Paraphrenia. Bản thân người bị hội chứng này, ngoài ảo tưởng sức mạnh còn có những ảo giác tích cực hoặc tiêu cực thái quá. Ví dụ, họ ảo tưởng có sức mạnh lớn và trong ảo giác họ thấy mình là siêu nhân, có thể bay đi giải cứu thế giới. Những bệnh lý thần kinh này cần thời gian chữa trị lâu dài.

5- Giải pháp chế ngự tật xấu ảo tưởng của sinh viên 

Với những điều kiện và năng lực được nhà trường, gia đình và xã hội trau dồi, việc biến mình thành kẻ thất bại chỉ vì tật xấu ảo tưởng sẽ rất đáng tiếc. Chúng ta cần tìm kiếm giải pháp chế ngự tật xấu này ngay lập tức:

Tác hại ảo tưởng của Gen Z

>>> Bạn có thể tham khảo: Thói quen lười đọc sách của sinh viên

5.1. Ý thức nhìn nhận bằng tư duy khách quan

Thế giới không thay đổi theo ý của bạn, mà bản thân bạn phải thích nghi với sự thay đổi của thế giới. Đừng chủ quan nhìn mọi thứ theo góc nhìn của mình để rồi khi không như ý, tâm trạng lại chùng xuống, mất niềm tin vào chính bản thân.

Hãy luôn tâm niệm “học, học nữa, học mãi”, học từ xã hội, học từ thất bại của người khác, họ từ những trải nghiệm của chính bản thân. Quan trọng là bạn phải rút ra được bài học kinh nghiệm, thậm chí là đau thương sau mỗi lần vấp ngã, phải chấp nhận sự yếu kém còn sót lại của mình để biết rằng chúng ta không ai là hoàn hảo nhưng chúng ta sẵn sàng chấp nhận thử thách để vươn đến sự hoàn hảo từng ngày từng giờ.

5.2. Khiêm tốn học hỏi, chỉ tốt cho bạn mà thôi

“Khiêm tốn gấp đôi tự cao nhưng lại không khiến người khác khó chịu”, câu nói súc tích này đủ cho thấy một thái độ khiêm tốn tiếp thu quan trọng như thế nào. Đừng vì vài lời khen ngợi, tâng bốc mà đã vội cho bản thân là số Một mà coi thường kiến thức, năng lực của người khác.

Đừng như vậy, ai cũng có cái hay để ta học hỏi, thậm chí là một đứa trẻ. Vì vậy, bạn đừng suy diễn rằng học hỏi người khác là kém cỏi hơn họ. Không phải đâu, chính sự học hỏi với thái độ khiêm tốn, tích cực càng khiến mọi người tôn trọng và đề cao bạn hơn.

5.3. Tạo cơ hội để nhìn thấy hiện thực “tàn khốc” nhiều hơn

Mãi ẩn mình trong thế giới hoàn mỹ của bản thân, bạn sẽ không nhận ra được những ảo tưởng của mình phi thực tế như thế nào. Hãy bước ra thế giới, tham gia các hoạt động thiện nguyện, làm thêm những công việc phù hợp, tiếp xúc với xã hội nhiều hơn… Bạn sẽ thấy rằng, hiện thực đặt ra nhiều yêu cầu hơn với bạn và trao lại quyền lợi ít hơn bạn mong muốn.

Càng nhận ra điều này sớm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để biết mình còn thiếu sót điều gì, biết bản thân phù hợp những tiêu chuẩn nào. Không phải đợi đến khi bước vào đời, mất nhiều thời gian thử nghiệm và thay đổi, gánh những hậu quả không mong đợi rồi mới nhận ra.

5.4. Liên hệ bác sĩ thần kinh

Khi ảo tưởng đi kèm ảo giác, hoặc khi bản thân một mực cho rằng bản thân luôn đúng, xã hội mới sai thì mức độ ảo tưởng không còn ở sự tự cao, tự đại nữa mà đã trở thành bệnh lý. Lúc này, bạn cần đến khám các chuyên khoa thần kinh để thực hiện bài kiểm tra và có những hướng điều trị thích hợp, có thể chỉ là liệu pháp tâm lý, không cần dùng thuốc. Đừng coi thường và cho rằng bệnh sẽ tự khỏi, thực tế rất nhiều trường hợp biến chứng thành trầm cảm và nhiều diễn biến nguy hại hơn.

Tự tin là tốt nhưng tự tin thái quá dễ biến thành ảo tưởng sức mạnh, khiến bản thân trở nên cố chấp, không chấp nhận những góp ý tích cực để hoàn thiện mình. Quân sư TalentBold đặc biệt lưu tâm vấn đề khắc phục tật xấu ảo tưởng của sinh viên vì tình trạng này có thể dẫn đến bệnh hoang tưởng, nguy hại cho sức khỏe tinh thần lâu dài. 

Dịch vụ Trợ lý tuyển dụng

-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nguồn ảnh: internet 


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng