maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Tật xấu không học ngoại ngữ của sinh viên

Tật xấu không học ngoại ngữ của sinh viên

Ngoại ngữ là cầu nối giao tiếp với thế giới nhưng, ngày nay, tật xấu không học ngoại ngữ của sinh viên lại khá phổ biến. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng hệ quả thì chỉ có một, đó chính là những khó khăn trong vấn đề trao đổi khi mà mọi công việc tương lai đều có yếu tố nước ngoài. Làm thế nào giúp các bạn sinh viên ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ và chủ động khắc phục tật xấu này? Câu trả lời sẽ được quân sư TalentBold gửi đến bạn ngay đây.

MỤC LỤC:
1- Đôi nét về tật xấu không học ngoại ngữ là gì?
2- Nguyên nhân dẫn đến tật xấu không học ngoại ngữ
3- Biểu hiện sự không học ngoại ngữ của sinh viên
4- Tác hại của tật xấu không học ngoại ngữ của sinh viên (gen Z)
5- Giải pháp khắc phục tật xấu không học ngoại ngữ
Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm Tài chính/Kế toán

1- Đôi nét về tật xấu không học ngoại ngữ là gì? 

Ngoại ngữ (còn gọi là Tiếng nước ngoài) là cụm từ dùng để chỉ những ngôn ngữ nước ngoài được sử dụng trong nước. Ví dụ ở Việt Nam, tiếng Anh là ngoại ngữ, nhưng ở Anh thì tiếng Anh là tiếng Mẹ đẻ, còn tiếng Trung, tiếng Việt mới là ngoại ngữ.

Thông qua ngoại ngữ, những cá nhân ở nhiều quốc gia khác nhau có thể hiểu được ý định, mong đợi của đối phương thông qua ngôn từ. Vì vậy, trong môi trường hội nhập quốc tế, càng biết nhiều ngoại ngữ, cơ hội tiếp cận tinh hoa thế giới và tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp càng lớn.

Là thế hệ gen Z, sinh viên ngày nay đáng lẽ phải chú trọng đầu tư khía cạnh này nhưng với rất nhiều bạn, học ngoại ngữ là nỗi sợ, là gượng ép nên họ chỉ cố học cho qua môn chứ không đầu tư chuyên sâu, và hầu hết chỉ hướng đến tiếng Anh – ngôn ngữ có phạm vi sử dụng rộng nhất thế giới.

2- Nguyên nhân dẫn đến tật xấu không học ngoại ngữ 

Dẫu biết rằng ngoại ngữ là cầu nối giao thương quốc tế, sau này đi làm sẽ rất cần nhưng sinh viên Gen Z vẫn không bỏ được tật xấu không học ngoại ngữ, vì:

2.1. Không hứng thú khi học ngoại ngữ

Tham gia các lớp ngoại ngữ, việc nhồi nhét kiến thức trong một thời gian dài khiến người học cảm thấy áp lực, quá tải, giáo viên dạy thiếu sinh động khiến cho việc học càng trở nên nhàm chán. Lâu dần họ nhận thấy chi phí bỏ ra không tương xứng với chất lượng nhận về, dẫn đến tình trạng bỏ dở giữa chừng, không tin tưởng bất cứ cơ sở đào tạo ngoại ngữ nào nữa.

2.2. Học vì bị ép buộc

Bằng ngoại ngữ là một trong những quy định bắt buộc khi xét tốt nghiệp cho sinh viên, vì vậy, sinh viên Gen Z thường chỉ học với tâm thế đối phó nên không để tâm những điều thú vị trong việc khám phá ngôn ngữ nước bạn. Kết quả sau khi có được tấm bằng, an tâm rồi là sinh viên Gen Z không còn mặn mà học chương trình ngoại ngữ chuyên sâu hơn nữa.

2.3. Chương trình học dài hơi

Để giỏi một ngoại ngữ, sinh viên phải theo học liên tục trong nhiều năm từ cấp độ sơ cấp, trung cấp rồi cao cấp. Trong khi tính cách sinh viên Gen Z lại thích cái gì diễn ra nhanh, có kết quả sớm nên một quá trình học kéo dài dễ gây chán nản nếu không có một mục tiêu cụ thể đủ sức thôi thúc sinh viên nỗ lực duy trì.

2.4. Sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ

Những việc làm hấp dẫn

Kế Toán Trưởng (Tiếng Trung)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Xuất nhập khẩu

Kế Toán Trưởng (Xây Lắp)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Xây dựng

Internal Control Manager (Manufacturing)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

KẾ TOÁN NỘI BỘ (HỢP ĐỒNG 1 NĂM)

TP.HCM Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Kế Toán Trưởng (Sản xuất, tiếng Anh/Trung)

Hà nội, Hải Phòng, Hải Dương Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Các ứng dụng công nghệ trực tuyến với sự hỗ trợ đắc lực của trí tuệ nhân tạo cho phép dịch thuật, tra từ điển, chuyển ngữ đa ngôn ngữ… chỉ trong vòng 01 nốt nhạc đã mở ra một phương thức ứng phó mới khi phát sinh nhu cầu sử dụng ngoại ngữ. Chỉ với một chiếc smartphone có kết nối mạng, bạn có thể đi khắp thế giới và biến ứng dụng trực tuyến trở thành “thông dịch viên” miễn phí cho mình.

Tật xấu không học ngoại ngữ gen Z

>>> Xem thêm: Tật xấu ảo tưởng của sinh viên

3- Biểu hiện sự không học ngoại ngữ của sinh viên 

Những bạn sinh viên Gen Z có tật xấu không học ngoại ngữ sẽ có những biểu hiện rõ nét ở những điểm sau:

3.1. Biểu hiện trong học tập

  • Thay vì sử dụng từ điển, sinh viên Gen Z lại thích tra từ, tra câu trên mạng Internet. Họ xem Internet là nguồn thông tin chính trong khi giảng viên chỉ khuyến khích coi đó là nguồn bổ sung vì nhiều kết quả tra ngữ nghĩa ngoại ngữ chưa được kiểm chứng.

  • Học tiếng Anh để trả bài, sau đó sẽ không bận tâm ôn tập nữa. Vì vậy, những kiến thức ở bài ngoại ngữ cũ có thể bị quên gần hết.

  • Khi sắp thi, sinh viên Gen Z mới mở lại bài ôn tập, nhưng cũng chỉ ôn những phần được giảng viên ghi là trọng tâm để đối phó qua được kỳ thi.

3.2. Biểu hiện trong cuộc sống thường nhật

  • Các lớp ngoại ngữ tại các cơ sở đào tạo bên ngoài thường rất ít sinh viên Gen Z theo học, hầu hết là học sinh hoặc người đã đi làm.

  • Mua sắm đồ dùng cá nhân, nếu sản phẩm chỉ hiển thị thông tin bằng tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh), sinh viên Gen Z sẽ chỉ quan tâm đến giá và lời giới thiệu của người bán, chứ không cần để tâm hiểu thông tin trên bao bì.

  • Sinh viên Gen Z tìm kiếm công việc làm thêm thường sẽ chọn những việc không tiếp xúc với môi trường quốc tế. Nếu buộc phải tiếp xúc thì họ sẽ tìm những việc có thể sử dụng thiết bị công nghệ trong lúc làm việc để khi cần sẽ tra cứu ngoại ngữ trực tuyến ngay và luôn.


Tác hại không học ngoại ngữ gen Z

>>> Quan tâm: Tật xấu thiếu kiên nhẫn của sinh viên

4- Tác hại của tật xấu không học ngoại ngữ của sinh viên (gen Z) 

Không học ngoại ngữ trong thời buổi giao thương toàn cầu như hiện nay, tác hại thật sự không nhỏ:

4.1. Thiếu tự tin ứng phó tình huống cần ngoại ngữ

Bạn đã khi nào vừa nhìn thấy người nước ngoài liền vội né tránh, không dám đến gần vì sợ họ sẽ hỏi chuyện, hoặc sợ những cô chú xung quanh nhờ bạn phiên dịch giúp không. Những lúc ấy, bản thân chúng ta sẽ cảm thấy rất thiếu tự tin, mặc dù ít nhiều nền tảng ngoại ngữ bạn đều đã có, chỉ là do không thực hành, rèn luyện nhiều nên sợ sệt.

4.2. Mất cơ hội phát triển sự nghiệp

Mọi doanh nghiệp hiện nay đều hướng đến thị trường nước ngoài hoặc giao thương hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế. Thêm vào đó, tốc độ xử lý công việc phải nhanh và hiệu quả. Bạn không học ngoại ngữ, bạn có thể sử dụng ứng dụng trực tuyến để xử lý khi làm việc, hiệu quả chưa chắc tốt nhưng tốc độ thì chắc chắn không nhanh. Vì vậy, dù bạn có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ giỏi đến đâu mà không có thực lực ngoại ngữ tốt thì con đường thành công đừng sẽ vô cùng khó khăn

4.3. Loại hình công việc phù hợp bị thu hẹp

Những công việc cần kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ thường sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển ở mọi ngành nghề, nhưng đều sẽ bị loại bỏ trong danh sách việc làm thích hợp của sinh viên Gen Z không học ngoại ngữ. Vì vậy, vị trí công việc ứng tuyển sẽ bị thu hẹp đáng kể, cơ hội có được vị thế và thu nhập cao trong tổ chức / doanh nghiệp ít khả thi hơn, rất thiệt thòi cho một sinh viên Gen Z có năng lực kiến thức tốt.

4.4. Tâm lý tự ti thua kém người khác

Giờ còn ngồi trên giảng đường, có thể bạn không nhận thấy rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ. Nhưng khi bước chân vào đời, tiếp cận công việc, nhìn thấy đồng nghiệp xung quanh có năng lực ngoại ngữ chuyên môn tốt, công việc suôn sẻ, sự nghiệp thành đạt, bản thân bạn sẽ cảm nhận rõ ràng sự tự ti. Khi đó bạn thức tỉnh, bạn muốn học ngoại ngữ thật chăm chỉ nhưng liệu có đủ thời gian không, não bộ tiếp thu còn hiệu quả như lúc trẻ hay không?

Giải pháp khắc phục không học ngoại ngữ gen Z

>>> Tham khảo: Tật xấu trì hoãn của sinh viên

5- Giải pháp khắc phục tật xấu không học ngoại ngữ 

5.1. Lựa chọn hình thức học yêu thích 

Việc học theo thời khóa biểu cố định, với những bài giảng nhồi nhét có vẻ không phù hợp với tính cách năng động của sinh viên Gen Z. Vì vậy, quân sư thiết nghĩ, những chương trình học trực tuyến với thời gian linh động sẽ là sự lựa chọn tốt.

5.2. Tạo cơ hội thực hành giao tiếp

Tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ miễn phí của trường hoặc của Nhà văn hóa Thanh niên vào cuối tuần sẽ là cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Bạn hãy an tâm, ở đây có nhiều bạn ở nhiều trình độ khác nhau nên việc bạn giao tiếp chưa giỏi cũng không khiến bản thân cảm thấy lạc lõng đâu. Việc tham gia câu lạc bộ, ngoài việc nâng cao kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, bạn còn được gặp một số người nước ngoài, nhờ vậy dần khắc phục chứng sự sợ sệt, né tránh khi gặp người ngoại quốc.

5.3. Nỗ lực tư duy, hạn chế lệ thuộc công nghệ

Khi gặp khó khăn trong việc nhớ nghĩa hay dịch câu, bạn hãy khoan mở ngay ứng dụng trực tuyến hay nhờ người khác hỗ trợ. Hãy tự mình tư duy để giải quyết vấn đề ngoại ngữ đó bằng những gì mình đã tích lũy, có thể kết quả chưa chuẩn xác nhưng điều đó tạo thành thói quen chủ động, giúp não bộ linh hoạt tìm kiếm nguồn kiến thức ngoại ngữ đã có. Đến một lúc khi không có ứng dụng trực tuyến hỗ trợ, bạn mới thấy nỗ lực tư duy của mình đã được đền bù xứng đáng.

5.4. Tìm cách khích lệ tinh thần học ngoại ngữ

Ngoại ngữ không chỉ là những câu chữ khô khan, đó có thể là một bài hát, một bộ phim, một câu chuyện lịch sử… Hãy xem hình thức nào đang cuốn hút bạn để tạo cho mình một bộ sưu tập. Khi nhiệt huyết học ngoại ngữ bị giảm, bạn hãy lấy bộ sưu tập đó ra để khơi dậy lại ngọn lửa đam mê, yêu thích trong mình. Còn nhớ quân sư có người bạn rất thích nghe nhạc Hoa, và các diễn viên TVB, thế là bạn luôn có trong điện thoại những ca khúc nhạc Hoa bất hủ mà mình yêu thích, nhờ vậy, con đường học tiếng Hoa của bạn có lúc ngắt quãng nhưng chưa bao giờ có hai từ “bỏ cuộc”.

Thời đại càng hội nhập, vai trò của ngoại ngữ càng trở nên quan trọng. Tật xấu không học ngoại ngữ của sinh viên Gen Z sẽ gây ra tổn thất lớn trong con đường sự nghiệp sau này. Vì vậy, dù có trong tay các ứng dụng ngoại ngữ trực tuyến, quân sư TalentBold vẫn khuyên các bạn nên xem công nghệ như phương tiện hỗ trợ học và thực hành ngoại ngữ. Thực lực bản thân có thể sử dụng ngoại ngữ đa không gian, đa thời gian, bất kể có mạng Internet hay không mới chính là “chân ái” cần theo đuổi.

 

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nguồn ảnh: internet 


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng