maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Cách ứng phó khéo léo với tính cách thảo mai nơi công sở

Cách ứng phó khéo léo với tính cách thảo mai nơi công sở

Môi trường làm việc đông đảo như nơi công sở, chúng ta sẽ luôn phải chuẩn bị tâm lý hợp tác cùng nhiều người với nhiều tính cách khác nhau, một trong số đó là tính cách thảo mai mà bài viết hôm nay muốn đề cập. Làm thế nào để ứng phó, làm thế nào để bảo vệ bản thân trước những đồng nghiệp thảo mai? Tất cả kinh nghiệm hữu ích sẽ được quân sư TalentBold chia sẻ đến bạn ngay bây giờ.

MỤC LỤC:
1. Thảo mai là gì?
2. Nét nổi bật giúp nhận diện người thảo mai
3. Ưu nhược điểm của tính cách thảo mai nơi công sở
4. Cách tránh bị tổn hại khi làm việc cùng đồng nghiệp thảo mai
5. Hãy chọn cư xử khéo léo thay vì thảo mai nơi công sở

   5.1. Đối xử chân thành với mọi người
   5.2. Duy trì đều các mối quan hệ
   5.3. Ý thức trách nhiệm trong công việc

1. Thảo mai là gì? 

Thảo mai là từ mô tả tính cách con người trong việc xây dựng sự gắn kết trong giao tiếp thông qua cử chỉ, hành động lời nói nhưng theo một hướng tiêu cực. Bởi lẽ, người thảo mai được nhận định là người sống “hai mặt”, trước mặt người khác thì hết lời ngon ngọt khen ngợi, nhưng sau lưng thì chê bai, trở mặt, thậm chí là “dựng chuyện” thêu dệt để nói xấu người đó với những người xung quanh, mục đích làm ảnh hưởng uy tín, danh dự của người mà họ không thích.

2. Nét nổi bật giúp nhận diện người thảo mai 

Muốn nhận biết đồng nghiệp của mình có phải người thảo mai hay không, bạn có thể dựa trên những biểu hiện sau:

2.1. Khen ngợi một cách quá lố

Quan tâm đến đồng nghiệp là điều nên làm, nhưng người thảo mai sẽ thể hiện điều này ở mức độ mạnh mẽ hơn, khiến người nhận sự quan tâm dễ cảm nhận sự giả tạo, lố lăng, có phần phản cảm. Chẳng hạn như việc họ khen một ai đó “mặc đẹp như nữ hoàng”, “quá xá đẹp em ơi”, “này khối chàng phải chết mê” … trong khi đó chỉ là chiếc váy công sở bình thường.

2.2. Tỏ ra yếu đuối, đáng thương

Dùng lời nói, sự dễ thương của bản thân để kể lể, than vãn, biến mình thành nạn nhân, thành người chịu thiệt thòi trong mọi vấn đề với mong muốn tìm sự đồng cảm, thương hại, hoặc bênh vực từ những người xung quanh.

2.3. Hay khen bản thân và hay khuyên người

Những người luôn nói lời hay ý đẹp, yêu thương chan hòa, giáo điều dạy dỗ người khác, khen bản thân đức độ tốt lành thì thực chất họ lại là những người rất ít áp dụng những điều đó vào cuộc sống, nếu không muốn nói là làm ngược lại hoàn toàn khi ở một mình hoặc giao tiếp với những người quá thân thiết, quá hiểu họ.

Thảo mai là gì

>>> Bạn có thể quan tâm: Thái độ làm việc là gì? Các tiêu chuẩn về thái độ làm việc

2.4.  Ánh mắt thiếu trung thực

Nói chuyện mà hay chớp mắt, hay né ánh nhìn người khác, hay liếc ngang dọc là biểu hiện của người thiếu thành thật. Và người thảo mai với sự bất nhất giữa lời nói, hành động và suy nghĩ trong thâm tâm sẽ dễ có những biểu hiện này.

2.5. Đối xử tốt khi cần nhờ vả

Những việc làm hấp dẫn

Quality Manager – Bà Rịa Vũng Tàu

Vũng Tàu Viễn Thông / Điện tử, Điện/HVAC/MEP

Chủ Quản Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất

Chủ Quản Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất

Phó Phòng Kỹ Thuật (Ô tô/Xe Máy)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Ôtô / Xe Máy

Nhân Viên Quản Lý Phòng Dập

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kỹ thuật ứng dụng , Sản Xuất

Khi cần thì đon đả, vui vẻ trò chuyện, xong việc thì trở mặt 180 độ như chưa từng quen biết chính là một biểu hiện rõ ràng, khó giấu diếm của người thảo mai.

2.6. Thích tạo sự chú ý

Để thu hút sự quan tâm, họ sẵn sàng làm những hành động hài hước, lố lăng để tạo tiếng cười cho mọi người, hoặc a dua theo đám đông để có sự hậu thuẫn tốt. Nhưng tất cả chỉ là hình thức để tạo vỏ bọc bên ngoài, còn trong thâm tâm là cả một bầu trời suy nghĩ tiêu cực, chê bai, hờn ghét.

3. Ưu nhược điểm của tính cách thảo mai nơi công sở 

Nơi công sở “chín người mười ý”, để an tâm mưu sinh, nhiều người chọn cách sống thảo mai vì nhận thấy thảo mai tuy có bất lợi nhưng trong nhiều trường hợp thảo mai đúng lúc, họ cũng tìm thấy nhiều thuận lợi:

3.1. Ưu điểm tính cách thảo mai nơi công sở

3.1.1. Thích ứng môi trường nhanh

Người có tính thảo mai là người khéo ăn nói và không ngại nói ra những lời có cánh, nịnh nọt nên dù ít hay nhiều, họ cũng dễ tiếp cận mọi tính cách đồng nghiệp trong tổ chức, giúp cho việc làm quen và phối hợp trên cơ sở công việc diễn ra nhanh hơn.

Nhận diện người thảo mai

3.1.2. Mở rộng mạng lưới quan hệ đa dạng

Có thể mối quan hệ sẽ không thân thiết, nhưng dựa trên tinh thần quyền lợi khi hợp tác thì việc có mạng lưới mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp rộng khắp là một lợi thế trong xử lý công việc. Nhờ vậy, từ việc chuyên môn đến việc xã hội, việc chính quyền, người thảo mai thường giúp doanh nghiệp ứng phó rất hiệu quả.

3.1.3. Giảm thiểu mâu thuẫn khi làm việc

Người thảo mai biết cách dung hòa nhịp độ câu chuyện, làm giảm căng thẳng trong những tình huống mâu thuẫn phát sinh. Nhờ vậy, không bao giờ căng thẳng bị đẩy lên cao trào, mà ngược lại, luôn được hóa giải dễ dàng chỉ bằng vài câu nói hay những phân tích nhẹ nhàng.

3.2. Nhược điểm tính cách thảo mai nơi công sở

3.2.1. Không có mối quan hệ thân thiết

Những mối quan hệ người thảo mai có được nơi công sở đa phần đều dựa trên lợi ích, nên nếu nói họ có bạn thân hoặc nhóm bạn cùng chí hướng thì đó cũng là những mối quan hệ “chung phú quý chứ không chung hoạn nạn”.

3.2.2. Khó linh hoạt khi hợp tác

Vì những tiêu cực mà tính cách thảo mai đối đãi với đồng nghiệp mà không có đồng nghiệp nào cảm thấy an tâm khi làm việc chung với họ. Những tình huống cần xử lý gấp trước khi có văn bản hay quyết định chính thức rất khó thực hiện trong khi thời nay, những sự cố phát sinh cần ứng phó linh hoạt không hề ít.

4. Cách tránh bị tổn hại khi làm việc cùng đồng nghiệp thảo mai 

Công sở là nơi mà các mối quan hệ khó có sự lựa chọn tính cách để cộng tác, chúng ta không thể vì một hai người không hợp tính mà bỏ vị trí công việc phù hợp. Do đó, nếu phát hiện đồng nghiệp mình là người thảo mai, bạn nên có cách ứng phó hiệu quả thay vì né tránh hay từ chối hợp tác

Đồng nghiệp thảo mai

4.1. Xã giao chứ không thân thiết

Dù đồng nghiệp thảo mai có nhiệt tình và quan tâm bạn thế nào thì mối quan hệ chỉ nên gói gọn trong công việc. Khi rời công sở về nhà cũng đừng hẹn café trò chuyện riêng hay mời qua nhà nhau dùng bữa, nếu cần giải trí hãy rủ nhiều đồng nghiệp cùng đi chung. Quan trọng, bạn hãy giấu kín những tâm tư cá nhân, những nhận xét về Sếp về đồng nghiệp cho riêng bạn, vì lộ ra cho người thảo mai, có thể sẽ được họ “dặm mắm, thêm muối” gây bất lợi cho bạn.

4.2. Nói “không” khi cần thiết

Sẽ không ít lần đồng nghiệp thảo mai nhờ bạn giúp đỡ với thái độ niềm nở, vồ vập, có khi là mua cả trà sữa hay bánh ngọt đến để lấy lòng bạn. Nhưng hãy luôn tỉnh táo và nên viện cớ “công việc còn nhiều chưa giải quyết xong” để hạn chế nhận làm hộ hay hỗ trợ đồng nghiệp thảo mai.

Vì với người có tính cách hào sảng thì không sao, còn với người thảo mai, tốt thì họ sẽ giành thành tích cho họ, còn không tốt thì họ sẽ “đá” sai phạm sang cho bạn đấy. Khi đó, bạn vừa phải bỏ công, vừa bị chê trách, lại phải ôm cục tức vào mình.

4.3. Luôn có giấy tờ, bằng chứng xác nhận

Các vấn đề hợp tác trong công việc phải thật sự rành mạch, có email, chỉ thị trực tiếp từ Sếp hoặc văn bản bàn giao, ký nhận công việc cụ thể. Trường hợp trao đổi riêng, bạn nên khéo léo ghi âm trò chuyện để khi cần có thể đối chất bảo vệ quyền lợi bản thân. Kể ra thì có vẻ hơi ngột ngạt và bất an nhưng ông bà đã dạy rồi “tâm hại người không nên có, nhưng tâm phòng người nhất định phải có”, nhất là khi người đó lại thảo mai, vì lợi ích của mình có thể đổ thừa trách nhiệm cho người khác.

5. Hãy chọn cư xử khéo léo thay vì thảo mai nơi công sở 

Nhiều người viện cớ môi trường công sở phức tạp, phải cư xử “thảo mai” mới sống được, nhưng có lẽ họ đang nhầm lẫn giữa ranh giới của sự giao tiếp khéo léo và thảo mai. Bởi lẽ, thảo mai còn bao hàm cả sự “đâm thọt, nói xấu, trở mặt” sau lưng đồng nghiệp, ăn không nói có nhằm mục đích hạ bệ người khác để bản thân có cảm giác mình cao hơn họ.

Hiểu được điểm tiêu cực của tính thảo mai, vậy chúng ta hãy thử tách biệt ưu điểm và nhược điểm của tính cách này, phát huy cái tốt chính là chọn cư xử khéo léo, loại bỏ cái xấu chính là gạt bỏ cư xử thảo mai.

Ứng xử với đồng nghiệp thảo mai

5.1. Đối xử chân thành với mọi người

Vui vẻ, hòa nhã và quan tâm một cách nhẹ nhàng đến các đồng nghiệp khi cần thiết, đối phương sẽ không có cảm giác e dè, ngại ngùng hay cảm thấy bạn giả tạo. Họ thoải mái giao tiếp với bạn hơn, an tâm khi hợp tác nên công việc sẽ diễn ra êm ả, đầy thiện chí chứ không kiểu cảnh giác, nghi kỵ như khi làm việc với người thảo mai.

5.2. Duy trì đều các mối quan hệ

Mọi mối quan hệ đều là một nguồn lực hỗ trợ đáng quý, có thể là hỗ trợ về tinh thần, về kinh nghiệm, về thời gian… Do vậy, chúng ta đừng chỉ chăm chăm vào những mối quan hệ mang lại lợi ích trước mắt, hết lợi ích này rồi lại nhảy sang nhóm lợi ích kia. Làm vậy, những người quanh ta sẽ có cảm giác bản thân bị lợi dụng, về lâu dài, họ sẽ hạn chế nhiệt tình hỗ trợ. Ngược lại, giữ các mối quan hệ dung hòa, không đặt nặng lợi ích mới chính là cách xây dựng mối quan hệ khéo léo.

5.3. Ý thức trách nhiệm trong công việc

Khi nhờ vả ai hỗ trợ, bạn phải ý thức đó là việc của mình, sai phạm không ai muốn nhưng nếu phát sinh thì bạn phải đứng ra đảm đương, không thoái thác, không đổ thừa. Ý thức được điều này, bản thân chúng ta sẽ tự động nỗ lực sắp xếp tự hoàn tất công việc, chỉ nhờ hỗ trợ những việc nhỏ. Và khi ta nhờ vả, đồng nghiệp cũng luôn vui vẻ tiếp ứng.

Thảo mai là tính cách tiêu cực, thể hiện một con người “hai mặt” với những hành động, lời nói đối lập so với suy nghĩ của bản thân. Cách ứng phó khéo léo với tính cách thảo mai nơi công sở được quân sư TalentBold chia sẻ vừa giúp bảo vệ bạn khỏi những tổn hại không đáng có do đồng nghiệp thảo mai gây ra, vừa giúp bản thân học hỏi được ưu điểm từ khả năng giao tiếp tạo mối quan hệ mà người thảo mai vượt trội.

 Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet


 
talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng