- 420k
- 1k
- 870
Nhu cầu của mỗi cá nhân quyết định hành vi của họ, vì vậy, muốn dự đoán hoặc thôi thúc hành vi của một ai đó, chúng ta phải hiểu và nắm được nhu cầu của người đó. Nhắc đến nhu cầu thì muôn hình vạn trạng, nhưng xét về tổng thể thì tháp nhu cầu Maslow mà quân sư TalentBold sắp đề cập trong bài viết này chính là cơ sở phản ánh nhu cầu có tính bao quát nhất.
MỤC LỤC:
1- Tháp nhu cầu Maslow là gì?
2- Lịch sử hình thành tháp nhu cầu Maslow
3- Tháp nhu cầu có những nội dung nào?
4- Ý nghĩa của tháp nhu cầu
5- Ứng dụng thực tế của tháp nhu cầu Maslow
>>> Xem thêm: Việc làm Tiếng Trung
Tháp nhu cầu Maslow (tên tiếng Anh là Maslow's hierarchy of Needs) là lý thuyết trong tâm lý học phổ biến nhất, phản ánh những cấp độ thỏa mãn tăng dần của con người do nhà tâm lý học Abraham Maslow nghiên cứu và phát triển.
Theo đó, tháp nhu cầu Maslow gồm 05 thứ bậc được xếp từ thấp đến cao theo thứ tự:
Nhu cầu sinh lý (Physiological)
Nhu cầu an toàn (Safety)
Nhu cầu xã hội (Love / Belonging)
Nhu cầu được tôn trọng (Esteem)
Nhu cầu tự thể hiện (Self – actualization)
Abraham Maslow (1908 – 1970) là nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, ông sinh ra ở Brooklyn (New York) , là con trai cả của một gia đình Do Thái nhập cư từ Nga. Ông được ba mẹ khuyến khích học ngành Luật, ông cũng đăng ký học Luật tại trường City College of New York nhưng không theo học hết. Sau khi kết hôn, ông chuyển đến Wisconsin và học tâm lý học tại trường đại học Wisconsin, ông lần lượt lấy bằng cử nhân, thạc sĩ rồi tiến sĩ tâm lý học tại đây.
Năm 1951 - 1969, ông trở thành Trưởng khoa Tâm lý học tại đại học Brandeis University. Tại đây, ông đã gặp Kurt Goldstein – nhà toán học và logic học người Áo – tác giả của cuốn sách nổi tiếng The Organism (Một cơ quan), qua đó, Maslow được giới thiệu ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu. Và tại đây, ông bắt đầu quá trình nghiên cứu học thuyết mang tên mình - tháp nhu cầu Maslow.
Nội dung tháp nhu cầu Maslow đề cập đến 05 tầng cập bậc của mức độ thỏa mãn mà con người hướng đến, được xếp theo hình kim tự tháp, bao gồm:
Đây là những nhu cầu cơ bản nhất của con người như không khí để thở, nước để uống, thực phẩm để ăn, có thời gian ngủ nghỉ, vui chơi… Nằm ở tầng đáy của tháp nhu cầu Maslow, sở hữu diện tích lớn nhất, đồng nghĩa tỷ lệ của nhu cầu sinh lý chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhu cầu của con người.
Không có những nhu cầu sinh lý cơ bản này, con người không thể tồn tại sự sống, vì vậy, 100% con người sinh ra, dù là già hay trẻ, dù giàu hay nghèo, dù nam hay nữ, dù thuộc dân tộc nào đi nữa đều sẽ có nhu cầu sinh lý, chỉ khác nhau cách áp dụng trong cuộc sống mỗi người mà thôi. Ví dụ, người thích ăn chay, người thích ăn các món chiên xào.
>>> Bạn có thể xem thêm: 10 chính sách phúc lợi thu hút nhân tài các công ty lớn sử dụng
Tầng trên nhu cầu sinh lý là nhu cầu được an toàn. Bao gồm an toàn về thể chất, về quyền tự do, về sức khỏe, về tài chính, về việc làm, về cuộc sống gia đình…, nói chung là những khía cạnh lợi ích giúp con người có được một nền tảng bảo vệ ở mức bình thường, không phải lo nghĩ, sợ hãi, mệt mỏi.
Diện tích của tầng 2 nhỏ hơn tầng 1, điều này cho thấy nhu cầu được an toàn là cần thiết nhưng có nhiều người vẫn chấp nhận hoặc buộc phải chấp nhận đánh đổi sự an toàn để đảm bảo nhu cầu sinh lý cần thiết cho cuộc sống. Chỉ khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng ổn thỏa thì nhu cầu được an toàn mới được hướng đến một cách trọn vẹn.
Nhu cầu xã hội đề cập đến mong muốn phát triển, mở rộng các mối quan hệ, bao gồm cả tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu, tình đồng nghiệp, quan hệ xã giao… Nhu cầu xã hội hướng đến mặt tâm lý, tình cảm, giúp chúng ta cân bằng những vấn đề về lý trí, áp lực cuộc sống, mang đến không gian thư giãn khi mệt mỏi, vui vẻ khi thành công, lạc quan tích cực, không cảm thấy cô đơn trước những khó khăn, thử thách.
Vị trí nhu cầu xã hội ở tầng 3, diện tích trung bình trong tháp nhu cầu Maslow, cho thấy khi con người đã đáp ứng được nhu cầu sinh lý, nhu cầu được an toàn rồi, họ sẽ có xu hướng mong muốn mở rộng các mối quan hệ để cảm nhận niềm hạnh phúc của giá trị tinh thần.
Đây là nhu cầu nhận được sự quan tâm tích cực từ mọi người xung quanh, cũng chính là mong muốn giá trị bản thân trong tập thể được đề cao, tiếng nói có trọng lượng hơn, tầm ảnh hưởng cao hơn, được người khác tin tưởng, yêu thương. Hoặc cũng có thể nhu cầu tôn trọng chính là lòng tự trọng mà một người dành cho chính mình, để bản thân không rơi vào sự mặc cảm, tự ti khi đối mặt khó khăn.
Nhu cầu sự tôn trọng luôn có sự đồng hành với sự nỗ lực, cố gắng của người có nhu cầu này. Như vậy, khi nhu cầu con người hướng đến sự tôn trọng nghĩa là họ mong muốn những giá trị mình mang lại được đón nhận, những hành động mình thực hiện được đồng tình, cho nên bản thân càng ra sức tạo thành tích giá trị khiến người khác tôn trọng mình, và bản thân nâng cao sự tự tin.
Đây là vị trí cao nhất của tháp, có diện tích nhỏ nhất nhưng lại có giá trị cao nhất. Chỉ khi con người đã đạt được 04 tầng nhu cầu trước đó thì nhu cầu này mới xuất hiện. Nói một cách đơn giản, nhu cầu thể hiện bản thân thuộc hàng “xa xỉ”, hầu như nhu cầu này chỉ xuất hiện ở những người thành công, những người có chuyên môn giỏi.
Những vấn đề cơm áo gạo tiền, được ngưỡng mộ, tôn trọng, được nhiều người quan tâm vây quanh, họ đã có đủ đầy theo mức mà họ cho là cần thiết rồi. Với họ, cuộc sống bây giờ không cần phải chạy theo vật chất hay cố làm thỏa mãn ai đó nữa, họ chỉ muốn sống cho đam mê của mình, tạo nên giá trị mang dấu ấn riêng. Điển hình như việc nhiều người bỏ việc lương cao, phúc lợi hậu hĩnh để chọn một môi trường làm việc bình thường nhưng đúng với niềm đam mê, yêu thích của họ.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, Abraham Maslow khẳng định nhu cầu của con người có những cấp bậc phát triển từ thấp lên cao theo thứ tự 5 tầng tháp mà ông đã chia sẻ.
Tầng nhu cầu càng thấp thì mức độ càng cao và phạm vi càng phổ biến ở hầu hết mọi con người. Một khi nhu cầu ở tầng dưới được hoàn thành thì mới có cơ sở và động lực để con người phát sinh những nhu cầu ở tầng kế tiếp cao hơn.
Thông qua tháp nhu cầu, chúng ta hiểu được mức độ thỏa mãn cơ bản ở mỗi con người về mặt tổng thể. Từ đó có những phân tích sâu hơn về mặt tâm lý học, mặt kinh tế, mặt xã hội tác động đến phát sinh nhu cầu. Mức độ nhu cầu được nâng cao hiệu quả, phù hợp năng lực thì con người càng phát triển, kéo theo cả tập thể, cả xã hội cùng phát triển.
Những ứng dụng sau đây sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn vai trò của tháp nhu cầu Maslow:
Các sản phẩm kinh doanh trên thị trường có sản phẩm thứ cấp và cao cấp. Muốn tăng nhanh số lượng và doanh thu tiêu thụ, doanh nghiệp cần có hoạt động chăm sóc khách hàng hiệu quả. Nhưng nguồn lực có hạn, không thể dàn trải mọi đối tượng khách hàng. Lúc này, tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp doanh nghiệp khoanh vùng nhóm khách hàng tiềm năng dựa trên tầng nhu cầu mà khách hàng đang sở hữu.
Sau khi xác định được nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu cao với dòng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất, các yếu tố khác, gồm:
Chất lượng sản phẩm
Giá thành cung cấp
Công tác truyền thông
Dịch vụ chăm sóc khách hàng…
sẽ được nghiên cứu và điều chỉnh thích hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường.
Chẳng hạn như, sản phẩm đồng hồ cao cấp thuộc nhóm tiêu dùng xa xỉ trong tầng nhu cầu được thể hiện bản thân, tầng nhu cầu cao nhất. Như vậy, đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có đầy đủ điều kiện ở 4 tầng trước đó và có mong muốn thể hiện bản thân thông qua sự giàu có.
Cách Marketing đại trà là không phù hợp, doanh nghiệp sẽ hướng đến danh sách những người có số dư tài khoản lớn trong các ngân hàng, có thương hiệu cá nhân cao trên thương trường
Sản phẩm phải luôn ưu tiên chất lượng cao, đẳng cấp
Giá thành cao vì khách hàng không nề hà giá cả, chỉ cần tôn lên vị thế là được
Truyền thông tiếp thị trên truyền hình, mạng trực tuyến, nhưng quan trọng nhất vẫn là tiếp cận trực tiếp
Chăm sóc khách hàng tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ đổi trả hàng, định kỳ liên lạc hỏi thăm, gửi hoa chúc mừng sinh nhật, Lễ Tết…
Tuyển dụng nhân sự thông thường ở các vị trí chuyên môn phổ biến thì chỉ cần chú ý đến tầng 1 và tầng 2 trong tháp Maslow là được. Nhưng khi cần tìm nhân tài cho vị trí, chiêu mộ nhân sự cấp cao thì rất cần quan tâm đến 03 cấp còn lại, vì những tầng nhu cầu trước đó họ đã có đủ cả rồi.
Người quản lý nhân sự cần nắm rõ mức độ nhu cầu của nhân sự để lựa chọn phương án thuyết phục hiệu quả nhất. Bước đầu có thể thăm dò bằng những điều kiện cơ bản về môi trường làm việc, hệ thống vận hành, đội ngũ chuyên môn dưới quyền … đáp ứng cơ bản các nhu cầu ở tầng 1,2 và 3, sau đó mới tiến hành xác định mức nhu cầu tiếp theo mà nhân sự đang hướng đến.
Nếu nhu cầu ở tầng 4 (được tôn trọng) thì nên hướng đến phạm vi quyền hành và khả năng tự quyết, cùng những phúc lợi tốt về lương thưởng, bảo hiểm cho cả người thân, chức vụ cao cấp trong doanh nghiệp…
Nếu nhu cầu ở tầng 5 (được thể hiện bản thân) thì đừng dùng quyền lực và lợi ích để thuyết phục, thay vào đó hãy đánh mạnh vào môi trường làm việc chủ động, độc lập, cho phép nhận sự thỏa sức phát huy những sáng kiến, hoài bão mà họ ấp ủ.
Tháp nhu cầu Maslow chính là thứ tự nâng dần nhu cầu thỏa mãn của con người trong xã hội. Quân sư TalentBold tin tưởng, dựa vào hệ thống này, chúng ta hoàn toàn có thể chinh phục một người thông qua khả năng đáp ứng ngưỡng nhu cầu mà họ hướng đến.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet