- 420k
- 1k
- 870
Nghe và lắng nghe là hai phạm trù khác nhau, vì lắng nghe giúp chúng ta hiểu thấu nội dung thông tin và tích lũy những giá trị hữu ích chứ không chỉ “nghe” rồi để đó, lãng quên, không đọng lại chút gì. Càng lắng nghe hiệu quả, năng lực ứng phó và giải quyết vấn đề của bản thân càng hoàn hảo. Đây cũng là lý do mà quân sư TalentBold muốn cùng bạn đọc học tập thói quen lắng nghe từ Gen Z - thế hệ có nhiều sự cải tiến, sáng tạo, đáp ứng nhanh xu hướng phát triển của thời đại.
MỤC LỤC:
1- Lắng nghe là gì?
2- Gen Z thể hiện sự lắng nghe như thế nào?
3- Những lợi thế khi biết cách lắng nghe
4- Cách rèn luyện thói quen lắng nghe
>>> Xem thêm: Việc làm tiếng Trung
Lắng nghe là một quá trình chủ động, có sự tập trung cao nhằm đạt được mong muốn thấu hiểu sâu và chính xác những gì người nói truyền tải. Người lắng nghe giỏi sẽ nắm bắt nội dung thông tin rất nhanh vì trong quá trình lắng nghe, họ còn có sự phân tích để
Đưa ra thắc mắc ở những chi tiết chưa hiểu rõ, nhằm tìm kiếm câu trả lời, giải tỏa mọi gút mắc về nội dung sắp tích lũy.
Đóng góp ý kiến làm phong phú thêm nội dung của người nói bằng những kinh nghiệm thực tế của bản thân.
Đưa ra những lời khuyên, phản biện giá trị cho người nói và cả những người lắng nghe khác.
Kỹ năng lắng nghe hiệu quả luôn được xem là kỹ năng mềm quan trọng cần trau dồi. Theo thời gian, sự phát triển của xã hội và công nghệ, kỹ năng này vẫn tồn tại giá trị nhưng cách thức để triển khai, vận dụng “lắng nghe” đã có những sự chuyển biến mới. Thông qua thói quen lắng nghe từ Gen Z, chúng ta sẽ hiểu được thời đại hiện này, lắng nghe thế nào mới là hiệu quả nhất
Sinh viên Gen Z xem smartphone như một người bạn không thế thiếu trong quá trình học tập, bởi lẽ, trong điện thoại thông minh có đầy đủ tính năng:
Trao đổi, nói chuyện, nghe giảng trực tuyến
Ghi âm lời giảng của giảng viên, thảo luận học nhóm
Tra cứu bài giảng cố định, tài liệu chuyên môn… ở dạng file nói
Như vậy, giữa muôn vàn thông tin được truyền tải mỗi ngày, dù đã nỗ lực lắng nghe nhưng không chắc sẽ ghi nhớ hết, Gen Z vẫn không sợ bỏ sót thông tin vì đã luôn có những tính năng hữu ích này đồng hành. Việc tự tạo cho mình một nguồn file âm thanh chuẩn xác, khi cần có thể lục lại để lắng nghe và trích xuất dữ liệu một lần nữa. Chất lượng lắng nghe trong học tập vì vậy càng được nâng cao.
Trong quá trình làm việc, nội dung họp giao ban luôn được truyền tải súc tích, có trọng tâm, Gen Z sẽ chủ động ghi lại phần việc của mình cùng những yêu cầu công việc. Đặt những câu hỏi được bản thân phân tích tức thời tại thời điểm họp.
Sau khi về, Gen Z sẽ chủ động nghiên cứu lại nội dung yêu cầu, giả lập tình huống triển khai để xem liệu còn vấn đề gì cần giải đáp hay không. Nếu có, Gen Z sẽ trực tiếp đến hỏi Sếp để lắng nghe giải đáp, hướng dẫn chi tiết.
Một số vị trí phải tiếp nhận thông tin liên tục với tốc độ nhanh (như thư ký giám đốc, trưởng phòng thông tin…), Gen Z còn tự trang bị máy ghi âm, lưu lại những nhiệm vụ được giao phó thông qua lời nói của cấp trên.
Trong cuộc sống hằng ngày, năng lực lắng nghe của Gen Z được thể hiện thông qua sự lắng nghe kèm theo sự trao đổi, có đặt câu hỏi, có chất vấn... Hành động này như một cách tung hứng cho câu chuyện thêm thú vị, giúp người nói cảm nhận được sự quan tâm của Gen Z đối với nội dung họ muốn chia sẻ, đồng thời, cũng giúp Gen Z an tâm hơn về từng chi tiết trong nội dung nghe được.
Ví dụ khi cô giáo thông báo ngày mai nhà trẻ cho các cháu về sớm, Gen Z sẽ ngay lập tức hình thành các câu hỏi:
Trường có hoạt động gì mà cần nghỉ sớm vậy Cô?
Trễ nhất là mấy giờ có thể đón cháu?
Có thể xin cho cháu nghỉ luôn buổi chiều được không?
Lắng nghe hiệu quả mang đến cho ta nhiều lợi ích:
Người nói sẽ chẳng hào hứng chia sẻ nếu câu chuyện của mình không được người đối diện lắng nghe. Vì vậy, nếu bạn có một kỹ năng lắng nghe tốt, mang lại cảm giác hào hứng cho người nói, cũng giúp bạn hiệu được tính cách, quan điểm của người nói, từ đó, bản thân biết cách phản hồi phù hợp để cuộc giao tiếp được duy trì hiệu quả.
Muốn người khác tôn trọng mình trước hết bạn cần tôn trọng mọi người xung quanh. Và lắng nghe một cách tập trung, có những góp ý, phản hồi phù hợp nội dung người nói đề cập chính là thái độ tôn trọng đáng quý. Có được những người lắng nghe như bạn, người nói sẽ đáp lại bằng chính sự tôn trọng của họ.
Thông qua quá trình lắng nghe, những điều tinh túy trong nội dung người nói chia sẻ sẽ trở thành tinh túy tích lũy thêm cho cuộc sống của bạn. Bạn không cần trải nghiệm, không cần vấp ngã như người khác nhưng vẫn có được bài học kinh nghiệm mà họ phải mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức mới có được.
Lắng nghe để hiểu nhau hơn, để biết những khác biệt trong quan điểm, cũng như những điều mà các bên hiểu nhầm ý của nhau… Đây chính là lý do mà khi giải quyết mâu thuẫn, các bên đều chọn cách lắng nghe và phân tích khách quan, dễ dàng đi đến những hướng giải quyết chung tốt đẹp cho tất cả.
Thông qua lắng nghe, chúng ta biết được quan niệm sống, tính cách sống của mỗi người. Từ đó tìm thấy những nét tương đồng giữa bản thân và những người phù hợp, tạo nên những mối quan hệ bền chặt, lâu dài. Từ mối quan hệ bạn bè, đến quan hệ tốt với cấp trên, đồng nghiệp, ngoài việc có thêm nguồn lực hỗ trợ bản thân giải quyết vấn đề, bản thân còn tạo được hình ảnh đẹp, chinh phục nhiều cơ hội thăng tiến.
Những cuộc nói chuyện ngày nay thường bị xao nhãng bởi những tin nhắn hẹn café, trạng thái Facebook của bạn bè, clip vui gợi ý trên youtube… Hãy tạm gác những điều này lại, vì bạn hoàn toàn có thể hồi đáp và giải quyết sau khi hoàn thành cuộc giao tiếp.
Điều cần làm hiện tại là tập trung vào quá trình giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp chỉ có 02 người. Hành động không chỉ chứng tỏ bạn là người tinh tế, biết tôn trọng người nói, mà còn giúp bản thân không bỏ sót bất cứ chi tiết nào trong câu chuyện, biết mình nên phản hồi ra sao để người nói không cảm thấy khó chịu, không ảnh hưởng quyền lợi của đôi bên.
Chen ngang lời nói giống như “nhảy vào họng” người ta vậy, một hành động thiếu lịch sự. Người nói vừa cảm thấy khó chịu, mất hứng, quên cả ý mà mình muốn diễn đạt. Có thể bạn nhận thấy ý đó có điều chưa rõ, muốn được giải đáp ngay, nhưng đừng nên nóng vội, vì biết đâu, phần nội dung tiếp theo biết đâu chừng sẽ cho bạn câu trả lời thì sao.
Vội vàng chen ngang, ngắt lời sẽ khiến hình ảnh của bạn sẽ bị giảm sút nghiêm trọng trong mắt họ. Vì vậy, dù người nói có nhỏ tuổi hơn bạn thì cũng hãy kiên nhẫn lắng nghe trọn vẹn câu chuyện của họ, đừng chen ngang khi họ đang trình bày.
Tìm một người lắng nghe đồng nghĩa tìm một chỗ dựa tinh thần. Vì vậy, để có kỹ năng lắng nghe tốt, bạn phải nhìn vào thái độ, cảm xúc của người nói để có hướng điều chỉnh biểu hiện cảm xúc của bản thân một cách phù hợp.
Nếu người nói đang buồn mà bạn cứ nói cười sang sảng thì thật không phù hợp, bạn nên giữ tâm thế tĩnh lặng, lựa chọn ngôn từ an ủi để xoa dịu tâm hồn người đối diện.
Trường hợp nếu bạn đang buồn mà người nói cứ kể chuyện vui của họ thì cũng gắng cười một chút rồi viện một lý do nào đó để rời đi. Bạn có thể sẽ thấy mình bị thiệt thòi nhưng nếu người nói không phải là người thân thiết thì không nên kéo cảm xúc của họ chùng xuống như mình.
Để người nói biết bạn đang quan tâm và lắng nghe câu chuyện của họ, ngoài việc phản hồi tích cực, bạn còn có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể để biểu hiện. Chẳng hạn như gật đầu đồng ý, nhoẻn miệng cười, vỗ tay tán thưởng, hướng người về phía người nói….
Đừng gắng nhìn với ánh mắt mơ màng như muốn ngủ tới nơi, hay bắt chéo tay trước ngực và ngả lưng tựa vào ghế, nhìn vào điện thoại… vì những biểu hiện này cho thấy bạn đang cảm thấy chán với nội dung mà mình được nghe.
Bước vào một cuộc giao tiếp, cảm xúc của bạn có thể đang vui, đang buồn, hoặc thậm chí bạn không ưa gì người mà mình sắp giao tiếp. Nhưng muốn là người có kỹ năng lắng nghe thực thụ, bạn cần học cách kiềm chế cảm xúc cá nhân, hiểu rõ những ảnh hưởng mà cảm xúc của mình có thể tổn thương người nói, hoặc mọi người xung quanh. Như vậy, bạn không chỉ chứng tỏ được vị thế của mình trước mọi người mà còn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt họ.
Lắng nghe phải xuất phát từ tâm thì sự lắng nghe đó mới thật sự được đánh giá cao. Bạn hãy đặt mình vào vị trí người nói để hiểu cho những khó khăn, mong muốn và cảm xúc của họ. Giao tiếp 02 người, điều này đã quan trọng, đối diện với một người đang nói trước đám đông (trong đó có bạn) thì điều này càng quan trọng hơn vì đó chính là thái độ tôn trọng, cổ vụ cho người nói.
Học tập thói quen lắng nghe từ Gen Z cho chúng ta thấy những chuyển biến trong việc thích ứng yêu cầu đặt ra dành cho kỹ năng lắng nghe ở thời đại mới. Bên cạnh cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe truyền thống, Gen Z còn phối hợp cả công nghệ điện tử, công nghệ trực tuyến, với quân sư TalentBold, cách áp dụng song song này vừa đảm bảo độ chuẩn xác thông tin, vừa giúp bảo vệ quyền lợi cho người nghe khi cần đối chất.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam