maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Thói quen lười vận động của sinh viên

Thói quen lười vận động của sinh viên

Một tinh thần minh mẫn luôn bắt nguồn từ một cơ thể cường tráng, nhưng ngày nay, thời gian vận động rèn luyện sức khỏe của mỗi người ít hơn rất nhiều, điển hình như thói quen lười vận động của sinh viên. Một trong những vấn đề tác động lớn đến tương lai của sinh viên mà quân sư TalentBold đang khích lệ thay đổi.  

MỤC LỤC:
1- Lười vận động là gì?
2- Nguyên nhân dẫn đến lười vận động
3- Biểu hiện sự lười vận động của sinh viên
4- Tác hại của tật xấu lười vận động của sinh viên (gen Z)
5- Giải pháp tránh xa thói quen lười vận động của sinh viên

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm Nhân sự

1- Lười vận động là gì? 

Theo khái niệm do CDC (Centers for Disease Control and Prevention – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ) cung cấp chính thức, lười vận động được hiểu là hành động hướng đến các hoạt động ở tư thế ngồi hoặc ngả lưng với mức tiêu hao năng lượng thấp từ 06 tiếng trở lên mỗi ngày.

Lười vận động là lối sống ít hoặc không hoạt động về thể chất. Người lười vận động sẽ dành nhiều thời gian trong ngày để nằm, ngồi và lựa chọn tham gia những loại hình hoạt động tĩnh như đọc sách, xem phim, lướt web, chơi game trên điện thoại…

2- Nguyên nhân dẫn đến lười vận động 

Giới trẻ hiện nay lại là đối tượng chiếm tỷ trọng cao trong danh sách lười vận động. Nguyên nhân chủ yếu do:

2.1. Tiện ích đến từ công nghệ điện cơ

Đơn cử như trước đây xe đạp là phương tiện di chuyển chỉnh, muốn đi đâu ta phải dùng sức đạp, còn giờ đây, xe máy chiếm ưu thế, bước ra cửa, leo lên xe máy và rồ máy là xe sẽ tự di chuyển đưa ta đến nơi cần đến. Lượng thời gian vận động trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật được tinh giản, có nhiều thời gian rảnh hơn nhưng đại đa số chọn nằm hoặc ngồi giải trí tĩnh trong khoảng thời gian rảnh đó hơn là tranh thủ tập thể dục.

2.2. Sự phổ biến của công nghệ trực tuyến

Thời đại 4.0, mọi người có thể tiếp cận mọi thông tin thế giới chỉ thông qua một chiếc Smartphone có kết nối Internet. Không những thế, công nghệ trực tuyến còn giúp giữ liên lạc mà không cần gặp trực tiếp. Sức cuốn hút khiến mọi người bị lôi kéo vào trạng thái tĩnh với hàng loạt nội dung mới mẻ, không còn thiết tha vận động tập thể thao nữa.

2.3. Khối lượng công việc tăng cao

  • Học sinh, sinh viên thì vừa học chính khóa, vừa đi học thêm, tối về còn phải học bài cho ngày mai

  • Nhân viên văn phòng phải ngồi liên tục hàng giờ liền trước máy tính để giải quyết hết lượng công việc ngày một tăng.

  • Những việc làm hấp dẫn

    HR & Admin Director (Manufacturing)

    TP.HCM, Long An, Tây Ninh Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

    HR & Admin Director (Manufacturing)

    TP.HCM, Long An, Tây Ninh Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

    HR - Admin Cum Accountant

    TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Nhân sự

    HR - Admin Cum Accountant

    TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Nhân sự

    Finance Director (Hospitality)

    TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Ngân hàng/Đầu tư

    Nhịp sống hối hả nên phải di chuyển bằng phương tiện gắn động cơ may ra mới kịp tiến độ công việc

Tổng thời gian dành cho công việc quá lớn, thời gian còn lại phải tranh thủ ngủ để tái tạo sức lao động cho ngày hôm sau.

Lười vận động của Gen Z

>>> Xem thêm: Thói quen nghiện Internet / Mạng xã hội của sinh viên

2.4. Thói quen trong sinh hoạt gia đình

Cha mẹ của thế hệ trẻ hiện nay hầu hết sinh ra ở thế hệ 8X. 9X, họ luôn hướng con mình tiếp cận thiết bị công nghệ từ rất sớm. Từ việc trẻ không ngoan, trẻ không chịu ăn là đưa điện thoại cho xem, đến việc đảm nhận hầu hết việc nhà với suy nghĩ cho con tập trung học. Kết quả cha mẹ vô tình tạo dần thói quen lười vận động, lười suy nghĩ, tránh xa các hoạt động thể chất nơi trẻ.

2.5. Ý thức chưa cao về sức khỏe

Sức đề kháng của giới trẻ vẫn còn tốt, cơ thể vẫn dẻo dai nên quá trình phục hồi diễn ra nhanh, khiến các bạn ỷ lại, cho rằng không vận động nhiều cũng không sao. Nhưng bạn đâu biết, những tổn hại sức khỏe đang âm thầm phát triển, đến lúc cùng lúc bộc phát thì cơ thể sẽ khó chống chọi được. Điển hình như tình trạng béo phì, cao huyết áp đang ngày càng trẻ hóa.

3- Biểu hiện sự lười vận động của sinh viên 

Sinh viên Gen Z là đại diện tiêu biểu của thế hệ trẻ hiện nay, và những biểu hiện thói quen lười vận động của sinh viên cũng được xem là điển hình:

3.1. Lười vận động trong học tập

Yêu thích học online hơn vì không phải dậy sớm, chau chuốt ngoại hình để đến giảng đường như khi học offline.

Lười đến thư viện trường để đọc và tìm kiếm tài liệu, lười học nhóm tại lớp, thường các bạn sinh viên Gen Z sẽ chọn cách tìm kiếm trên mạng Internet hoặc vào thư viện trực tuyến từ nhà.

Đến kỳ thi, cố gắng thuyết phục giảng viên cho danh sách câu hỏi, sau đó chia mỗi người trong lớp soạn 1 – 2 câu, rồi truyền cho nhau. Như vậy, mỗi sinh viên sẽ không phải lục lại nhiều kiến thức, nhưng cũng vì vậy mà câu trả lời thiếu sự nhất quán, mang tính chủ quan của người soạn.

Thói quen lười vận động của Gen Z

>>> Quan tâm: Thói quen lười giao tiếp xã hội của sinh viên

3.2. Lười vận động trong cuộc sống thường nhật

Biết rằng nấu ăn sẽ an toàn và tiết kiệm hơn nhưng sinh viên Gen Z vẫn chọn cách ăn ngoài vì không mất nhiều thời gian nấu, cũng không phải suy nghĩ nên nấu món gì.

Thời gian rảnh sẽ dành phần lớn cho việc ngủ và lướt Internet / Mạng xã hội, không cần biết nội dung thu thập được có giá trị cho cuộc sống hay không.

Giặt quần áo, lau phòng, dọn dẹp sách vở gọn gàng… sẽ được gom lại một tuần làm một lần, nhiều khi thấy nhiều quá lại lười, lại để bừa bộn tiếp hoặc đem ra dịch vụ bên ngoài giặt.

3.3. Lười vận động lên dự định/ kế hoạch

Lịch trình hoạt động mỗi ngày đều dựa theo sự sắp xếp của người khác chứ không chủ động suy nghĩ và lên kế hoạch riêng.

Những việc không mang tính bắt buộc như hẹn đi café, sinh hoạt đội nhóm ngoại khóa… đều có thể bị sinh viên hủy vào phút chót, không phải vì có việc bận mà vì lười, vì chán nên không đi nữa.

4- Tác hại của tật xấu lười vận động của sinh viên (gen Z) 

Lười vận động khiến các cơ quan nội tạng dễ tích tụ độc tố do việc đào thải diễn ra chậm, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cơ thể của sinh viên:

4.1. Tinh thần dễ căng thẳng

Endorphins là hormone điều hòa trạng thái cảm xúc, giúp con người cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn. Loại hormone này chỉ sản sinh trong quá trình cơ thể vận động, vì vậy, những sinh viên lười vận động sẽ rất dễ căng thẳng và khó cân bằng cảm xúc, tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu…

Tác hại lười vận động của Gen Z

>>> Tham khảo: Thói quen lười đọc sách của sinh viên

4.2. Khó vào giấc ngủ tối

Do năng lượng tiêu hao trong ngày quá ít, mà năng lượng nạp vào vẫn không đổi nên cơ thể báo tín hiệu cho não tiếp tục làm việc giải phóng năng lượng. Kết quả là đã vào giấc ngủ tối – thời gian quan trọng để đào thải độc tố - nhưng bạn vẫn không thể vỗ giấc. Nhiều bạn để tránh mệt mỏi giấc sáng, muốn buộc cơ thể phải đi ngủ nên đã sử dụng thuốc an thần, lâu dần có thể trở thành lệ thuộc thuốc.

4.3. Béo phì

Lười vận động nên những năng lượng dư thừa cứ thế tích tụ dần ngày này qua ngày khác, khiến cơ thể béo phí. Một mặt khiến ngoại hình mất thẩm mỹ, mặt khác gây ra những bệnh lý liên quan như đau khớp gối, mỡ trong máu, cholesterol cao, tăng huyết áp… , thậm chí cả nguy cơ đột quỵ, ung thư.

4.4. Khả năng suy luận chậm

Tình trạng ù lì, lề mề rất dễ xuất hiện ở những người lười vận động, do lượng oxy cung cấp cho não đã phải dùng phần lớn cho các hoạt động duy trì sự sống như hô hấp, lưu thông máu, bổ sung lực nâng đỡ cơ thể. Việc linh hoạt vận dụng não bộ trong ghi nhớ bài học, giải bài toán khó, hay sắp xếp một lịch trình học phù hợp với sinh viên Gen Z sẽ trở nên khó khăn hơn những bạn bè siêng năng vận động.

5- Giải pháp tránh xa thói quen lười vận động của sinh viên 

Hệ lụy từ việc lười vận động sẽ không xuất hiện dấu hiệu rõ ràng ngay mà âm thâm tấn công sức khỏe. Vì vậy, ngay bây giờ, các bạn sinh viên cần ý thức và nỗ lực tìm kiếm giải pháp loại bỏ thói quen xấu này:

5.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt thường nhật

Không cần phải làm điều gì to tát, chỉ cần bạn bắt đầu với việc chăm sóc không gian sống mỗi ngày thay vì mỗi tuần như trước.

  • Quần áo dơ ngày nào giặt ngày đó

  • Đi chợ mua rau củ quả về nấu những món đơn giản như trứng luộc, khoai tây hấp…

  • Tối khi đi ngủ hãy đọc sách thay vì lướt điện thoại, như vậy bạn sẽ không bị sóng điện thoại làm ảnh hưởng, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Duy trì đều đặn trong 01 tuần, rồi 01 tuần nữa, sau đủ 21 ngày, bạn sẽ thấy thói quen thích vận động đã bắt đầu tạo sự yêu thích nơi bạn.

Khắc phục lười vận động của Gen Z

>>> Quan tâm thêm: Tật xấu trì hoãn của sinh viên

5.2. Hướng đến cuộc sống xung quanh

Những lúc chán nản, bạn có xu hướng thu mình vào thế giới mạng, nhưng điều này càng làm cảm xúc tệ hơn. Hãy thay đổi bằng cách hướng đến cuộc sống xung quanh, bạn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, hoạt động thiện nguyện của chùa hoặc nhà thờ. Qua đó, bạn sẽ thấy những vấn đề của mình so với khó khăn, cực nhọc của nhiều người xung quanh dường như chưa thấm vào đâu. Sự tích cực, nhiệt huyết sẽ được thắp sáng lại nhanh hơn rất nhiều.

5.3. Dùng công nghệ để phục vụ cuộc sống

Công nghệ sinh ra là để phục vụ cuộc sống chứ không phải để ta lệ thuộc vào nó, bởi lẽ, đắm chìm vào công nghệ trực tuyến, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian. Những thông tin thu thập được không giúp ích nhiều cho mục tiêu của bạn, thậm chí còn khiến bạn xao nhãng, chệch hướng nội dung mà mình định tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn là người nghiện Internet / Mạng xã hội hãy tìm cách khắc phục nó, quân sư TalentBold đã có bài viết riêng chia sẻ nội dung này.

5.4. Dành thời gian tập thể thao đều đặn

Tập nặng, tập nhiều trong 1 - 2 ngày không tốt bằng tập ít nhưng liên tục mỗi ngày. Dành cho mình 30 phút / ngày để chạy bộ, đến phòng gym, đi bộ 10.000 bước hoặc tập tại nhà theo bài thể dục trên Youtube, duy trì đều đặn bạn sẽ thấy cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều được cải thiện đáng kể.

Thói quen lười vận động của sinh viên nếu không được thay đổi sẽ gây ra những tác hại lớn về sức khỏe thể chất. Mà bạn biết rồi đấy, một khi cơ thể không khỏe mạnh thì tinh thần làm sao minh mẫn, làm việc hay học tập làm sao đạt kết quả cao. Chính vì vậy, quân sư TalentBold luôn hướng đến những nội dung khích lệ mọi người nâng cao sức khỏe dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Dịch vụ Trợ lý tuyển dụng

-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nguồn ảnh: internet 


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng