- 420k
- 1k
- 870
Sử dụng Internet để phục vụ học tập được xem là yêu cầu bắt buộc đối với thế hệ sinh viên Gen Z. Tuy nhiên, với sức cuốn hút đến từ các nội dung phong phú trên Internet, quân sư TalentBold nhận thấy rất nhiều bạn đã dành phần lớn thời gian trong ngày để đắm mình vào thế giới công nghệ trực tuyến, dẫn đến thói quen nghiện mạng xã hội / Internet của sinh viên, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
MỤC LỤC:
1- Nghiện Internet / Mạng xã hội là gì?
2- Nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet / Mạng xã hội
3- Biểu hiện sự nghiện Internet / Mạng xã hội của sinh viên
4- Tác hại của tật xấu nghiện Internet / Mạng xã hội của sinh viên (gen Z)
5- Giải pháp cho sự nghiện Internet / Mạng xã hội
>>> Xem thêm: Việc làm Marketing
Nghiện Internet hay Nghiện mạng xã hội là việc một người nào đó dành quá nhiều thời gian của bản thân để theo dõi, cập nhật thông tin thông qua các ứng dụng trực tuyến, mà đa phần những thông tin đó chỉ là giải trí, không phục vụ cho cuộc sống thực tế. Họ không thể dứt bản thân ra khỏi các thiết bị truy cập, không thể rời mắt lâu khỏi màn hình điện tử, một trình trạng mất kiểm soát đáng báo động.
Những người nghiện Internet / Mạng xã hội nói chung và các bạn sinh viên Gen Z nói riêng luôn trong tâm thế mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bỏ bê những công việc quan trọng khác, hoặc kéo dài thời gian hoàn thành dẫn đến số lượng đầu việc thực hiện ngày càng giảm số lượng và chất lượng.
Việc cập nhật thông tin thông qua mạng Internet đã dần thay thế các hình thức báo, đài, truyền hình nhờ vào tốc độ truyền tải tin nhanh và phủ sóng toàn cầu. Vì vậy, truy cập Internet, mạng xã hội mỗi ngày giúp mỗi cá nhân nắm bắt nhanh nhiều tin tức nóng hổi của xã hội, có nhiều kiến thức để trao đổi cùng mọi người.
Ai cũng muốn mình trở nên uyên bác trong mắt người khác, muốn vậy thì kiến thức phải nhiều và đa dạng mọi lĩnh vực. Và chỉ có mạng Internet là phương tiện đáp ứng các yêu cầu đối với chi phí rẻ, tùy chọn thông tin cập nhật theo sở thích, thậm chí còn gợi ý thông tin để làm giàu thêm vốn kiến thức, không lo bị tụt hậu so với mọi người xung quanh.
Được khen ngợi, tôn vinh, ngưỡng mộ là nhu cầu mang tính bản năng, sinh viên Gen Z cũng vậy, họ muốn nhận được nhiều lời tán thưởng từ mọi người xung quanh nên thông qua Internet / Mạng xã hội, những tấm ảnh “khoe” ngoại hình đẹp, đi chơi nơi sang chảnh, giấy khen, bảng điểm cao, hay những đoạn cover khoe giọng hát hay được tận dụng tối đa.
Thông qua Internet, mạng xã hội, người dùng ngoài việc cập nhật tin tức của người khác còn có thể cập nhật những trạng thái của bản thân, tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng mạng, giữ liên lạc với người thân / bạn bè, kết nối nhanh với mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đây cũng được xem là cách để mở rộng mối quan hệ thông qua không gian mạng.
>>> Xem thêm: Thói quen lười vận động của sinh viên
Thay vì tập trung học từ sách vở, bài giảng của Thầy Cô, sinh viên Gen Z lại thích tìm tài liệu từ trên mạng Internet, trong khi giảng viên chỉ khuyến khích xem Internet là nguồn thông tin hỗ trợ. Ngoài ra, trong quá trình tìm tài liệu học trên mạng, những tin tức thuộc nhiều lĩnh vực khác (ca nhạc, phim ảnh, showbiz…) rất dễ lôi cuốn sinh viên khám phá.
Nghe Thầy Cô giảng bài thì ngủ gà ngủ gật, còn cầm điện thoại lướt mạng Internet thì tỉnh ngủ hẳn, tập trung xem không rời mắt.
Cảm thấy thoải mái khi không phải bận tâm đến bài vở, nhưng chỉ cần mất Internet trong vài phút là bản thân cảm thấy bứt rứt, khó chịu.
Không đọc sách, không vào thư viện tra cứu mà chỉ tìm kiếm thông tin chắt lọc trên mạng, làm cho xong bài tập để toàn tâm toàn ý dán mắt vào màn hình smartphone, laptop…
Trong cuộc sống thường ngày, những công việc phục vụ nhu cầu cá nhân như ăn uống, lau dọn nhà cửa, rửa chén, tập thể thao… đều trở thành thứ yếu khi mà sinh viên Gen Z đang có trong tay thiết bị thông minh kết nối Internet với nhiều ứng dụng đa nội dung, trong đó có mạng xã hội.
Sinh viên coi việc:
Xem Mạng xã hội, “Like” ảnh bạn bè, bình luận tin đăng cần thiết hơn là nấu một bữa ăn dinh dưỡng, an toàn nên sẽ chọn gọi thức ăn ngoài hoặc bỏ bữa luôn.
Nằm dài suốt thời gian rảnh để xem hết bộ phim mình thích được ưu tiên hơn là xem lại bài vở, hay tập thể dục để có sức khỏe tốt.
Không gian ở xung quanh bừa bộn cũng được, chỉ cần có một diện tích vừa đủ để nằm lướt web, thả mình vào thế giới mạng là được.
Ý thức bản thân có nhiều nhiệm vụ bắt buộc phải hoàn thành nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả (như điểm thấp, thi lại, không được xét tốt nghiệp…) nhưng khi thực hiện nhiệm vụ thì vẫn:
Thường xuyên mở điện thoại mỗi khi có tin nhắn mới từ bạn bè / người thân, suy nghĩ trả lời rồi mới tiếp tục với nhiệm vụ đang dang dở
Vừa làm nhiệm vụ vừa đeo tai nghe thưởng thức bản nhạc yêu thích, hoặc để không bỏ lỡ tình tiết của một bộ phim đang xem, đến hồi gay cấn thì chuyển màn hình để xem hình ảnh.
>>> Quan tâm: Thói quen lười giao tiếp xã hội của sinh viên
Sử dụng ứng dụng trực tuyến thông thạo là kỹ năng mềm quan trọng nhưng cái gì quá cũng không tốt. Và tật xấu nghiện Internet / Mạng xã hội của sinh viên là một trong những “cái quá” không tốt đó:
Bị lôi kéo bởi hàng loạt tin tức, sự kiện “hot” trên Internet trong lúc tìm kiếm tài liệu cho việc học là tình trạng rất phổ biến. Bản thân sinh viên có thể cho đó là cơ hội học hỏi, giúp họ biết nhiều thứ nhưng kết quả là hao tốn lượng thời gian lớn trong khi số lượng kiến thức phục vụ cho mục đích chính là học tập thì lại rất ít, còn những kiến thức khác thì nhiều nhưng lại không cần thiết, thậm chí là vô bổ.
Nguồn cung tài liệu học trên Internet, hay chia sẻ trên các diễn đàn mạng xã hội chưa được kiểm chứng, độ chuẩn xác và đồng bộ kiến thức không đảm bảo, dễ dẫn đến lượng kiến thức chắp vá, hời hợt, thiếu chuyên sâu. Các bạn sinh viên nên chú tâm kiến thức trên giảng đường, giáo trình chuẩn, kết hợp Internet như nguồn tham khảo bổ sung.
Những nội dung trên mạng cung cấp thông tin kiến thức hữu ích rất nhiều nhưng những nội dung xấu, tiêu cực cũng không hề ít. Sinh viên Gen Z tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, lại có tư tưởng thích chứng tỏ bản thân nên rất dễ bị lôi kéo bởi những người xấu như lừa đảo tuyển dụng, kích động bạo lực, hình ảnh nhạy cảm … gây ra định hướng sai lệch về đạo đức xã hội.
Phản ứng khen chê trên các trang mạng xã hội cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của sinh viên Gen Z, nhất là những đợt công kích mang tính bôi nhọ hình ảnh, khủng bố tinh thần khiến các bạn có cảm giác bản thân bị cô lập, gây nên ức chế tâm lý, trầm cảm, chống đối xã hội – đều là những căn bệnh tâm lý nguy hại.
Sử dụng Internet / Mạng xã hội là xu hướng và cũng là yêu cầu của thời đại, vì vậy, để khắc phục tình trạng nghiện Internet / mạng xã hội ở sinh viên Gen Z không phải chuyện ngày một ngày hai. Tuy nhiên, “khó” không có nghĩa là “không thể”, dưới đây là một số giải pháp quân sư TalentBold đã tìm hiểu và nhận thấy áp dụng khả thi nhất.
Gỡ bớt những ứng dụng không cần thiết vừa giúp máy nhẹ hơn, chạy nhanh hơn, vừa để bản thân không phải bận tâm truy cập kiểm tra từng ứng dụng mỗi ngày.
>>> Tham khảo: Thói quen lười đọc sách của sinh viên
Khi sử dụng phải đi một quãng xa để lấy điện thoại, bạn sẽ cảm thấy có chút phiền phức, chỉ là một chút thôi nhưng cũng đủ giúp bạn hạn chế thời gian đắm mình vào thế giới mạng.
Đừng ép bản thân phải rời bỏ hẳn truy cập mạng để thực hiện ngay quyết tâm khắc phục nghiện Internet. Bạn làm như vậy cũng giống như nhịn ăn để giảm cân, tới khi ăn lại nhiều khi còn ăn nhiều hơn và còn tăng cân nhanh hơn nữa. Thay vào đó, hãy giới hạn lại thời gian sử dụng Internet / Mạng xã hội ít hơn vào khung giờ rảnh. Bạn nên chia ra để mỗi ngày vẫn có thể cập nhật thế giới mạng, tránh tâm lý bị ức chế, không lo phản tác dụng.
Khi làm việc, hãy tắt những tính năng thông báo tin nhắn, thông báo cập nhật mạng xã hội mới từ bạn bè… Nếu ai đó có việc gấp, họ sẽ chủ động gọi điện thoại cho bạn. Như vậy, bạn sẽ tập trung trọn vẹn vào nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành, tốc độ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn. Xong việc rồi thì thoải mái kiểm tra tin nhắn, bình luận mạng xã hội.
Rảnh rỗi dễ dẫn sinh viên đến với các ứng dụng, chương trình trực tuyến. Vì vậy, hãy tạo cơ hội cho bản thân bận rộn thông qua các hoạt động thực tế, ví dụ:
Câu lạc bộ ngoại khóa của trường
Lớp tập gym, yoga, bơi lội, hay chạy bộ cùng bạn trong công viên
Tìm các công việc làm thêm phù hợp lịch học…
Bạn nên hướng đến những hoạt động mang tính tập thể hoặc có thời gian biểu quy định, đừng nên chọn những hoạt động cá nhân hoặc thời gian tự do, vì như vậy, sẽ không có sự ràng buộc, bạn rất dễ bị Internet, mạng xã hội cám dỗ trở lại.
Thói quen nghiện Internet / Mạng xã hội của sinh viên Gen Z chủ yếu bắt nguồn từ xu hướng của thời đại, khi mà công nghệ được xem là trọng tâm phát triển ngay từ khi Gen Z mới chào đời. Việc sử dụng mất kiểm soát rất dễ xảy ra, vì vậy, để việc dùng Internet / Mạng xã hội mang đến nhiều ưu điểm hơn là nhược điểm, quân sư TalentBold đã chia sẻ bài viết này, mang đến định hướng giá trị cao cho các bạn sinh viên.
-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn ảnh: internet