- 420k
- 1k
- 870
Tình trạng thức khuya ở giới trẻ, đặc biệt là sinh viên ngày nay đang ở mức báo động. Những hệ lụy lâu dài về mặt sức khỏe chưa được nhìn thấy rõ nhưng đã gây ra những nguy hại xâm lấn dần đến thể chất và tinh thần. Thói quen thức khuya của sinh viên được đề cập trong bài viết này chính là lời cảnh báo mà quân sư TalentBold muốn gửi đến thế hệ gen Z.
MỤC LỤC:
1- Thức khuya là gì?
2- Nguyên nhân dẫn đến thức khuya
3- Biểu hiện của thói quen thức khuya ở sinh viên
4- Tác hại của tật xấu thức khuya của sinh viên (gen Z)
5- Giải pháp khắc phục thói quen thức khuya của sinh viên
>>> Xem thêm: Việc làm Marketing
Thức khuya là tình trạng một cá nhân ngủ giấc tối quá trễ, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe sau một ngày học tập, làm việc, vui chơi mất nhiều năng lượng. Não bộ mệt mỏi, đồng hồ sinh học bị xáo trộn trong một khoảng thời gian kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Thời gian cơ thể bắt đầu giải độc vào giấc tối sẽ bắt đầu lúc 23 giờ đêm, vì vậy, khi chúng ta ngủ sau 22h30 thì đã được gọi là thức khuya. Vì như vậy, cơ thể sẽ không kịp đi vào trạng thái ngủ sâu vào lúc 23 giờ mỗi ngày. Do đó, các chuyên gia sức khỏe đều khuyến cáo mỗi người nên sắp xếp ngủ trễ nhất là lúc 22 giờ.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng thức khuya phổ biến nhất hiện nay:
Để kết thúc một ngày, hình thức giải trí được lựa chọn nhiều nhất trong giới trẻ chính là lên mạng Internet để chơi game, xem phim, nghe nhạc, lướt review tin tức… Smartphone đã quá phổ biến, kết nối Internet nhanh lại rất nhỏ gọn, có thể đem lên giường, khi nào xem xong thì ngủ luôn. Những nội dung cứ cuốn hút suốt nhiều giờ, dù cảm thấy buồn ngủ nhưng các bạn vẫn ráng chơi, ráng xem cho hết. Kết quả là có khi 1 – 2 giờ sáng mới buông máy.
Thói quen sử dụng thuốc lá, café, rượu bia, trà trước khi ngủ từ 1 – 2 tiếng sẽ khiến não bộ tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ. Thường những chất này cần khoảng 08 tiếng đồng hồ để đào thải. Trong đó, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút thuốc mà những người xung quanh hít phải cũng dễ gặp tình trạng trằn trọc khó ngủ.
Những loại thuốc đặc trị bệnh huyết áp, tim mạch, thuốc giảm đau, thuốc có chứa beta, steroid đều có tác dụng phụ là ức chế thần kinh, dẫn đến tình trạng mất ngủ nên người dùng thường xuyên thức khuya. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ về khung giờ dùng thuốc hợp lý hoặc liều lượng phù hợp vào giấc tối.
Tâm càng tịnh thì việc đi vào giấc ngủ ngon càng dễ dàng. Đây là yếu tố mà những bạn đang trong tình trạng stress, lo âu không có được. Tâm trạng lo lắng, bồn chồn khiến khiến đầu óc cứ suy nghĩ liên tục, não bộ buộc phải vận động tiếp mặc dù đã rất mệt mỏi, nên hiệu quả suy nghĩ không cao, giấc ngủ lại không ngon, sức khỏe giảm sút là điều dễ thấy.
Tình trạng này chỉ xảy ra ở nữ giới khi gần tới chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh hoặc phụ nữ lớn tuổi. Hormone progesterone giảm nồng độ ở mức thấp sẽ khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu, bứt rứt, gây ra tình trạng mất ngủ, hoặc rối loạn giấc ngủ.
>>> Bạn có thể xem thêm: Thói quen nghiện Internet / Mạng xã hội của sinh viên
Nguyên nhân có thể khác nhau nhưng biểu hiện của việc thức khuya ở sinh viên thường khá giống nhau:
Lên lớp với trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, nhẹ thì ngáp ngắn ngáp dài, nặng thì có người tranh thủ giảng viên chưa vào áp mặt lên bàn ngủ thêm một chút. Luôn chọn ngồi ở những vị trí khuất, xa bàn giảng viên.
Ghi nhận kiến thức hời hợt, tâm trí lơ đãng, không tập trung, rất hay mượn vở của bạn để chép lại bài học khi sắp đến đợt thi
Ngày thường đã thức khuya để giải trí cá nhân, đến ngày thi lại tiếp tục thức khuya để ôn bài, sức khỏe tinh thần rất khó tiếp thu tốt, thi cũng chỉ mong qua môn là mừng.
Tinh thần cũng không linh hoạt, nhạy bén, khả năng suy luận chậm, thiếu sự sáng tạo cải tiến trong học tập nên hiệu quả học không cao.
Thời gian rảnh ban ngày thì ngủ bù, dù có muốn học thêm, hay tham gia hoạt động ngoại khóa nhưng hai mắt cứ sụp xuống, không đủ tỉnh táo để theo lâu dài nên thôi.
Chiếc điện thoại luôn kè kè bên mình, rảnh một chút là lại lấy ra xem, đây cũng là biểu hiện của chứng nghiện Internet / Mạng xã hội của sinh viên gen Z.
Dễ cảm bệnh vặt vì cơ thể không được khôi phục sức lực tốt, chất độc tích tụ lâu ngày làm giảm sức đề kháng.
Thức khuya thoạt nhìn chỉ là việc sinh viên không ngủ đủ giấc nhưng thực tế, những hậu quả ẩn sâu bên trong gây tác hại còn lớn hơn, và có thể kéo dài:
Các bác sĩ đã khẳng định thức khuya là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, khiến sinh viên thức khuya hay học trước quên sau, chỉ có thể để tâm đến ít việc trước mắt chứ không thể cùng lúc lên kế hoạch cho các việc tương lai. Mức độ suy giảm trí nhớ lớn gấp 5 lần so với người không thức khuya và ngủ đủ giấc 7,5 – 8,5 tiếng mỗi ngày
>>> Quan tâm: Tổng hợp 10 thói xấu điển hình của sinh viên
Trong lúc chúng ta đang ngủ, cơ thể sẽ tập trung toàn bộ năng lượng cho quá trình thải độc theo từng khoảng thời gian khác nhau. Cụ thể:
Từ 1 – 3 giờ sáng: giải độc toàn cơ thể, cần con người ngủ sâu để giải độc tốt hơn
Từ 0 – 4 giờ sáng: tạo máu cho cột sống
Từ 23 giờ – 2 giờ sáng: giải độc gan
Từ 3 – 5 giờ sáng: giải độc phổi, phục hồi hệ hô hấp
Từ 5 – 7 giờ sáng: giải độc ruột già, đại tiện là lựa chọn tốt nhất
Từ 7 – 9 giờ sáng: hấp thu dinh dưỡng cho ruột non, con người cần ăn sáng, không được bỏ bữa.
Như vậy, bạn càng thức khuya thì các cơ quan nội tạng sẽ không thể giải độc hiệu quả. Chất độc tích tụ dần gây nên những vấn đề về sức khỏe. Nguy hiểm ở chỗ, không phải chỉ một cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng mà sẽ có sự liên quan ở nhiều cơ quan khác nhau, gây suy giảm hệ miễn dịch.
Dù các bạn sinh viên Gen Z đang ở độ tuổi rất trẻ, collagen vẫn còn tự tái tạo được nhưng sắc da của những bạn thức khuya sẽ không tươi sáng bằng những bạn ngủ sớm. Dùng mỹ phẩm trang điểm cũng không thể che hết được. Nếu không khắc phục sớm, tương lai sẽ rất nhanh xuất hiện nhiều dấu hiệu lão hóa như da sạm, nếp nhăn, lỗ chân lông to…
Việc thức khuya tỏ ra nghiêm trọng với sinh viên nữ hơn là sinh viên nam, vì khi thức khuya, tình trạng rối loạn nội tiết sẽ xuất hiện, dễ thấy nhất chính là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, các bệnh viên dạ dày, loét dạ dày cũng có thể xuất hiện sớm hơn những bệnh lý khác do các tế bào niêm mạc trong hệ tiêu hóa không thể tái tạo, phục hồi.
Để không phải gánh chịu những hệ lụy lâu dài về thể chất và tinh thần, sinh viên Gen Z cần nhanh chóng khắc phục thói quen thức khuya, nhưng phải làm thế nào? Quân sư có vài bí kíp chia sẻ đến bạn đây:
Đừng đặt kế hoạch quá dài hơi, bạn sẽ dễ nản rồi bỏ cuộc. Hiệu quả nhất, bạn nên nghiêm khắc ép mình vào khuôn khổ đi ngủ sớm trong khoảng 01 tuần, qua được 01 tuần, lại tiếp tục 01 tuần nữa. Kéo dài được 03 tuần liên tiếp, bạn sẽ dần hình thành cho mình thói quen đi ngủ sớm, đây là kết quả nghiên cứu của quy tắc xây dựng thói quen hiệu quả 21/90.
>>> Tham khảo: Thói quen lười đọc sách của sinh viên
Tâm cần tịnh thì giấc ngủ mới ngon. Muốn vậy, bạn nên ăn tối khoảng từ 16 – 17 giờ, và không ăn gì thêm sau đó. Trước khi ngủ 01 tiếng sẽ không làm gì cần suy nghĩ nhiều cả, để bản thân hoàn toàn thư giãn với một bản nhạc nhẹ, hay ngồi thiền 10 phút để tâm trạng cân bằng.
Những việc cần thiết phải giải quyết trong ngày cần ưu tiên làm sớm, bạn phải ý thức gạt bỏ những điều khiến bản thân xao nhãng như tin nhắn điện thoại, hẹn hò café, lướt mạng xã hội like hình… Hãy tập trung giải quyết việc chính trước, thời gian còn lại vẫn đủ và vẫn kịp để bạn thực hiện những việc không có tính chất bắt buộc, thuộc về xã giao hoặc sở thích cá nhân. Như vậy, đến tối, bạn sẽ không phải bận tâm, lo lắng trước giờ ngủ nữa.
Mỗi ngày dành 30 phút đi bộ, chạy bộ, đạp xe… cơ thể sẽ được vận động, máu huyết lưu thông giúp cho việc vỗ giấc ngủ dễ dàng hơn. Ngoài việc có một sức khỏe tinh thần và thể lực tốt, bạn còn có được vóc dáng đẹp nữa - nhất cử lưỡng tiện.
Người bị cao huyết áp, tim mạch ở lứa tuổi sinh viên không phải là hiếm. Do đó, quân sư đưa thêm mục này vào để các bạn sinh viên Gen Z tham khảo. Nếu đang phải dùng thuốc đặc trị, bạn nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa để thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng thuốc, tránh để tác dụng phụ gây ra tình trạng khó ngủ vì như vậy, hiệu quả hấp thụ thuốc cũng bị giảm, mà các vấn đề sức khỏe ở các cơ quan nội tạng khác cũng có thể phát sinh thêm.
Gối, nệm, chăn êm sẽ giúp cơ thể thêm phần thư giãn, tạo điều kiện tốt để có một giấc ngủ ngon, ngủ nhanh và ngủ sâu, không bị thức giấc giữa đêm. Thêm vào đó, bạn cần:
Tắt mọi kết nối mạng wifi, mạng 4G trước khi ngủ 01 tiếng
Để điện thoại di động ở xa nếu bạn cần mở máy liên tục để người thân tiện liên lạc
Điều chỉnh ánh sáng phòng ngủ mờ ảo, không chói mắt
Thói quen thức khuya của sinh viên ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tinh thần ở cả hiện tại và tương lai. Việc khắc phục ngoài những kinh nghiệm quân sư TalentBold chia sẻ thì ý thức của cá nhân sinh viên rất quan trọng. Là thế hệ Gen Z, được tiếp sức bởi thời đại công nghệ nên những vấn đề tiêu cực đừng để đến khi bản thân nếm trải thì mới nhận ra, hãy học từ đúc kết thực tế của người đi trước và ghi nhớ bài học cho chính mình
-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn ảnh: internet