maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Kỹ năng tìm việc

Thực tập là gì? Sinh viên có nhất thiết cần phải thực tập không

Thực tập là gì? Sinh viên có nhất thiết cần phải thực tập không

Thực tập là một trong những học phần mà sinh viên được quy định phải hoàn thành. Thời gian thực tập có thể là năm 3, năm 4. Hiện nay, một số môn học cho phép sinh viên tự chọn, vậy không biết thực tập có trong nhóm học phần đó không? Để hiểu rõ hơn thực tập là gì, sinh viên có nhất thiết cần phải thực tập không? Mời bạn theo dõi bài viết hôm nay của quân sư TalentBold nhé !

MỤC LỤC
1- Thực tập là gì?
2- Thực tập là làm những gì?
3- Đi làm thực tập có lương không?
4- Tại sao sinh viên cần phải đi thực tập?
5- Những lưu ý khi đi thực tập là gì?


Tìm việc làm hấp dẫn tại TalentBold

1- Thực tập là gì? 

Thực tập là quá trình gắn kết giữa lý thuyết chuyên ngành học trong nhà trường và môi trường làm việc thực tế ngoài xã hội. Giai đoạn này vừa giúp sinh viên nắm bắt yêu cầu công việc mà chuyên ngành mình hướng đến, vừa giúp làm quen trình tự triển khai công việc nơi công sở.

Thông thường thực tập sẽ được áp dụng vào năm cuối của chương trình đào tạo, nhưng một số trường đại học có thể yêu cầu sinh viên thực tập từ năm thứ 3 tại đơn vị do nhà trường chỉ định. Đây cũng là cơ hội tốt giúp sinh viên định hướng nơi xin thực tập vào năm cuối, đặc biệt là những ngành nghề mang tính đặc thù cao.

2- Thực tập là làm những gì? 

Tại nơi thực tập, sinh viên sẽ được hướng dẫn triển khai một số khía cạnh trong công việc thực tế. Do bí mật kinh doanh nên những nhiệm vụ mang tính chuyên sâu sẽ không được phân bổ cho sinh viên thực tập. Theo đó, dưới đây là những công việc là các bạn thực tập sinh sẽ làm, góp phần phục vụ cho việc hoàn tất báo cáo thực tập:

thực tập sinh là gì
>>> Sinh viên cần phân biệt giữa kiến tập và thực tập

2.1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Đây là một phần bắt buộc trong báo cáo thực tập, bạn có thể hỏi ngay người hướng dẫn hoặc cập nhật từ website chính thức của doanh nghiệp.

2.2. Tiếp cận công việc chuyên môn

Phần việc chuyên môn giới thiệu đến bạn sẽ chỉ ở mức cơ bản nên bạn hoàn toàn an tâm về độ khó. Quan trọng là bạn hãy dành thời gian chủ động hỏi, thu thập thông tin phục vụ nội dung chuyên đề thực tập mà bạn đang hướng tới.

2.3. Hỗ trợ công việc văn phòng

Những công việc từ phụ nghe điện thoại, photo tài liệu, giao văn kiện... thường sẽ nhờ các thực tập sinh hỗ trợ, đừng từ chối bạn nhé, đây cũng là cách giúp bạn hiểu hơn về quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

2.4. Hoàn tất báo cáo thực tập

Kết thúc kỳ thực tập sẽ là một bài luận báo cáo dài từ 15 trang trở lên, phản ánh thực tế công việc theo chuyên đề thực tập, có sự nhận xét đánh giá của doanh nghiệp nơi bạn thực tập.

3- Đi làm thực tập có lương không? 

Những việc làm hấp dẫn

THỰC TẬP SINH KINH DOANH

TP.HCM Bảo hiểm

Thực Tập Sinh - Chuyên Viên Đặt Hẹn

Cần Thơ Dịch vụ khách hàng , Tư vấn

Nhân Viên Kỹ Thuật Cơ Khí

Hải Dương Mới tốt nghiệp/Thực tập , Sản Xuất

Nhân Viên Kỹ Thuật Cơ Khí

Hải Dương Mới tốt nghiệp/Thực tập , Sản Xuất

Quản Trị Viên Tập Sự (Không Yêu Cầu Kinh Nghiệm)

Hà Nam, Nam Định, Thái Bình Hóa chất/Sinh hóa, Mới tốt nghiệp/Thực tập

Thực tập có lương hay không sẽ tùy thuộc vào sinh viên và công ty nhận thực tập sinh. Với sự phát triển của công nghệ, bạn sẽ không khó tìm thấy những bản tin tuyển thực tập sinh có hỗ trợ lương từ nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, những đơn vị này không chắc tuyển thực tập sinh đúng chuyên ngành mà bạn đang theo học. 

Mặt khác, quá trình tuyển thực tập sinh trả lương cũng tốn khá nhiều thời gian, chưa kể sự cạnh tranh khá lớn, trong khi đó, với nhu cầu thực tập để đảm bảo điều kiện tốt nghiệp, sinh viên không có nhiều thời gian để đầu tư cho việc ứng tuyển, cũng như thời gian hoàn tất yêu cầu công việc của một thực tập sinh có lương. Do đó, hầu hết những bạn tham gia thực tập sinh được trả lương đều là sinh viên mới tốt nghiệp, hoặc người đã đi làm trên dưới 01 năm.

thực tập là gì
>>> Mô tả công việc của thực tập sinh

Còn đối với sinh viên thực tập đang còn đi học thì hầu hết là các doanh nghiệp chỉ hướng dẫn và tạo điều kiện cho bạn tham gia vào môi trường làm việc thực tế, rất hiếm khi trả lương, trừ khi thể hiện thực tập của bạn quá tốt, góp phần mang đến thành tích bất ngờ cho doanh nghiệp. Khi đó không chỉ nhận được lương thực tập, mà cơ hội được tuyển dụng chính thức sau khi hoàn thành tốt nghiệp gần như là chắc chắn.

Lưu ý một điều, dù mang đến thành tích tốt cho doanh nghiệp thì việc có được nhận lương thực tập hay không, hãy để quản lý doanh nghiệp chủ động đề nghị, bạn đừng tự đề xuất vì như vậy có thể gây ấn tượng không tốt về tinh thần, ý thức làm việc, ảnh hưởng đến cơ hội được tuyển dụng chính thức sau này.

4- Tại sao sinh viên cần phải đi thực tập? 

Thực tập là một học phần bắt buộc mà mọi sinh viên phải hoàn thành trước khi tốt nghiệp, hệ số điểm khá lớn nên sinh viên không được lựa chọn hoàn thành hay không hoàn thành, mà là bắt buộc phải hoàn thành.

Thời của quân sư TalentBold chưa được hỗ trợ nhiều từ công nghệ trực tuyến nên việc tiếp cận tìm nơi thực tập cũng khá khó khăn. Nhưng thời nay đã khác, chỉ một lần tìm kiếm trên mạng hay trên các trang tuyển dụng trực tuyến, bạn sẽ có ngay danh sách lớn các doanh nghiệp tương thích chuyên môn mà bạn đang theo học. Khó khăn đã được giải quyết nên việc tham gia quá trình thực tập hầu như chỉ mang lại lợi ích cho sinh viên mà thôi

tại sao sinh viên cần đi thực tập
>>> Làm thế nào để thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức?

4.1. Biết được công việc thực tế cần những gì

Trên giảng đường, chúng ta học trọn vẹn tất cả những gì thuộc về chuyên ngành. Lượng kiến thức lớn nhưng chỉ là lý thuyết, nên ta không biết được kiến thức này có ích gì cho công việc, kiến thức kia có thật sự cần để trau dồi thêm không. Tất cả sẽ được giải đáp trong quá trình thực tập, giúp bạn hiểu được giá trị thực tế mà những kiến thức mình đã học mang đến. Từ đó nhận định bản thân yêu thích khía cạnh nào trong tương lai nghề nghiệp và đầu tư mảng kiến thức chuyên sâu tương ứng, không lo bỡ ngỡ, choáng ngợp bởi môi trường làm việc thực tế.

4.2. An tâm về con đường phía trước

Nhiều bạn sinh viên quan niệm bước đầu học chỉ để an tâm có một tấm bằng tốt nghiệp làm hành trang vào đời, chứ chưa thực sự có cơ hội tìm hiểu nhiều loại hình công việc trước khi đăng ký nguyện vọng vào đại học, cao đẳng. Do đó, học đầy đủ, thi qua môn, sắp tốt nghiệp rồi, nhưng tâm lý hoang mang liệu có tìm được việc không, nơi nào tuyển chuyên ngành của mình... vẫn luôn hiện hữu.

Quá trình thực tập thôi thúc bạn phải tìm ra doanh nghiệp phù hợp chuyên ngành, đồng ý nhận bạn làm thực tập sinh. Do đó, dù là nhà trường chỉ định, bạn tự tìm hay đi thực tập chung cùng bạn bè thì bạn chính thức đã tìm thấy một trong những nơi mà mình có thể thuộc về. Tâm lý bất an cũng dần được xóa bỏ.

4.3. Phát triển kỹ năng mềm

Khi đi học, bạn có thể độc lập hoàn tất các giáo trình nhưng bước vào đời rồi, mối quan hệ xã hội, các kỹ năng mềm trong cuộc sống rất cần được phát huy. Làm quen, hỗ trợ, trao đổi thông tin cùng các anh chị tại nơi thực tập chính là nền tảng đầu tiên giúp bạn rèn luyện những kỹ năng này trước khi bước vào đời. Đây cũng là mục tiêu mà nhà trường mong muốn hỗ trợ sinh viên trước khi vào đời, vì những hoạt động ngoại khóa trong trường, bạn muốn thì tham gia, không thì thôi, nên không phải sinh viên nào cũng có thể phát triển kỹ năng từ đó. 

Thực tập thì khác, là bắt buộc, bạn phải tham gia, và khi tham gia, các mối quan hệ tương tác sẽ phát sinh, bạn buộc phải điều chỉnh bản thân để thích nghi nếu muốn tồn tại và phát triển trong một tập thể ở hiện tại và cả tương lai.

5- Những lưu ý khi đi thực tập là gì? 

Các doanh nghiệp hiểu được thực tập là một tấm vé thông hành để bạn hoàn tất chương trình học ròng rã suốt 4 – 5 năm học, thêm vào đó trong thời gian thực tập, bạn vẫn phải hoàn thành các môn học khác trên trường nên doanh nghiệp sẽ không ép buộc bạn vào một khuôn khổ nghiêm ngặt nào cả. Từ thời gian hiện diện ở công ty, báo cáo tiến trình thực tập, số lần tương tác với người hướng dẫn... bạn đều có thể  chủ động sắp xếp và báo lại với doanh nghiệp.

Nhưng với kinh nghiệm là người đi trước, quân sư không chỉ muốn bạn có một kỳ thực tập điểm số tốt, mà còn mong muốn bạn nhận được cơ hội chính thức tuyển dụng từ đơn vị thực tập ngay khi ra trường. Muốn vậy, hãy lưu ý một số điều quân sư nhấn mạnh sau đây:

sinh viên cần đi thực tập
>>> Nhà tuyển dụng cần gì ở những thực tập sinh?

5.1. Định hướng rõ về nơi thực tập

Hãy tham khảo giảng viên những ngành nghề doanh nghiệp phù hợp chuyên môn mà bạn đang học. Tham khảo thông tin doanh nghiệp trên mạng để liên hệ tìm nơi thực tập. Bạn nên liên hệ điện thoại trước, đặt lịch hẹn và khi đến cầm theo giấy giới thiệu của trường.

Một kinh nghiệm nhỏ, bạn nên liên hệ những doanh nghiệp đang cần tuyển nhân sự cùng chuyên môn. Thứ nhất, chắc chắn kiến thức của bạn phù hợp đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, thứ hai cơ hội được đào tạo để trở thành nhân viên chính thức rất lớn.

5.2. Thể hiện tác phong chuyên nghiệp

Bạn được bước vào không gian làm việc thực tế của doanh nghiệp để thực tập, vì vậy hãy luôn tỏ ra chuyên nghiệp với tính kỷ luật tốt, tinh thần tự giác cao. Chủ động nghiên cứu vấn đề, hỏi đúng chuyên môn, đúng đối tượng nhưng phải tinh tế để không làm ảnh hưởng đến công việc của mọi người xung quanh (ví dụ : hỏi vào cuối ngày làm việc, hỏi qua chat zalo, qua email...)

5.3. Thiết lập lịch trình thực tập

Doanh nghiệp không đòi hỏi thực tập sinh phải có mặt mỗi ngày, nhưng chỉ xuất hiện đầu và cuối kỳ thực tập thì thật không hay. Tốt nhất bạn nên lên doanh nghiệp 03 buổi/tuần, thông báo lịch trình cụ thể với người hướng dẫn. Khi có thay đổi phải báo lại và thay vào một buổi khác trong tuần, điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho doanh nghiệp và người hướng dẫn.

5.4. Nhiệt tình hỗ trợ khi cần

Đừng nghĩ làm vậy chỉ có doanh nghiệp có lợi, chính bản thân bạn cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hỗ trợ khi anh chị bị quá tải công việc. Vì như bạn biết đấy, sẽ chẳng doanh nghiệp nào đưa những số liệu chính thống hoặc nhiệm vụ chuyên môn sâu cho sinh viên thực tập cả. Một phần là vì chất lượng công việc, phần nữa là do bí mật kinh doanh. Nhưng khi bạn hỗ trợ công việc thực tế, bản thân sẽ có cơ hội tiếp cận sâu hơn vào quy trình làm việc, chất lượng kỳ thực tập sẽ không còn hời hợt ở những con số hay bảng biểu quen thuộc nữa. Cho nên, dù thông tin cần cho bài báo cáo đã đủ,bạn cũng nên lên doanh nghiệp thường xuyên.

Thực tập là một quá trình vô cùng hữu ích cho tương lai nghề nghiệp. Vì  vậy, sinh viên nhất thiết cần phải thực tập, qua đó, bạn có thể vừa tích lũy về năng lực làm việc, vừa phát hiện những thiếu sót kỹ năng nơi bản thân để từng bước hoàn thiện. Dù là vì điểm số hay vì kinh nghiệm làm việc thực tế, tham gia thực tập một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp luôn là điều quân sư TalentBold khích lệ bạn chú tâm thực hiện.
 
Dịch vụ trợ lý tuyển dụng
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng