Đánh giá nhân viên kinh doanh chính là những nội dung phản ánh chất lượng hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi cá nhân tại vị trí này. Một bảng tiêu chí đánh giá tốt vừa là cơ sở cho tổ chức hoàn thiện đội ngũ kinh doanh, vừa là kim chỉ nam cho nhân viên kinh doanh định hướng làm việc. Và dưới đây là những nội dung tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh hiệu quả nhất đã được TalentBold nghiên cứu và tổng hợp.
I. Những tiêu chí đánh giá không thể thiếu đối với nhân viên kinh doanh
1. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng tháng
Phản ánh tốc độ tăng giảm doanh thu của nhân viên kinh doanh. Đánh giá theo từng tháng sẽ giúp trưởng bộ phận / trưởng phòng kịp nắm bắt tình hình và có những hướng chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên cải thiện nhanh và hiệu quả.
2. Tỷ suất lợi nhuận trung bình
Một nhân viên kinh doanh có thể tiêu thụ nhiều dòng hàng hóa, dịch vụ của công ty. Tiêu chí đánh giá theo tỷ suất lợi nhuận trung bình cho phép nhân viên linh hoạt dung hòa lợi nhuận giữa các mặt hàng, đảm bảo lượng tiêu thụ cao mà không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của chính mình.
3. Số lượng đơn hàng ký kết thành công
Công thức = Tổng số đơn hàng ký kết trong tháng
Áp dụng tiêu chí này nếu nhân viên kinh doanh được áp đặt chỉ tiêu về số đơn hàng phải ký kết mỗi tháng trong hợp đồng lao động.
Thông thường, doanh nghiệp sẽ chú trọng giá trị đơn hàng hơn là số lượng đơn hàng nên tiêu chí này chỉ dành cho những đơn hàng giá trị bằng nhau.
4. Tỷ lệ chốt đơn hàng
Tiêu chí này nhằm đánh giá thời gian bình quân mà mỗi nhân viên kinh doanh cần thiết bỏ ra để theo đuổi một khách hàng tiềm năng.
Tỷ lệ chốt đơn hàng càng thấp, chất lượng công việc của nhân viên kinh doanh càng được đánh giá cao vì số lượng báo giá gửi đi hầu như đều thành công.
5. Giá trị đơn hàng trung bình
Tiêu chí này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ lợi nhuận,doanh thu mà mỗi nhân viên kinh doanh mang lại cho tổ chức. Giá trị đơn hàng trung bình càng lớn, thành tích của nhân viên kinh doanh càng cao.
>>>> Xem thêm: Tìm hiểu nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh
6. Hiệu suất tiêu thụ sản phẩm
Mỗi nhân viên được giao tiêu thụ nhiều dòng sản phẩm khác nhau, sẽ có những sản phẩm tiêu thụ số lượng lớn, có những sản phẩm lại tiêu thụ rất ít.
Tiêu chí hiệu suất tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp nhân viên đánh giá thế mạnh của mình nằm ở dòng sản phẩm nào.
Về phía doanh nghiệp, tiêu chí này cũng giúp quản lý phân bổ lại đội ngũ nhân viên kinh doanh theo từng dòng sản phẩm dựa trên thành tích họ đạt được.
7. Thời gian hợp đồng trung bình của một đơn hàng mới
Tiêu chí này chỉ được áp dụng cho đội ngũ nhân viên kinh doanh khách hàng doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân mua hàng thường xuyên.
Để có được mức giá tốt nhất, khách hàng được khuyến khích ký hợp đồng mua sản phẩm dài hạn.
Hợp đồng càng dài thì lượng tiêu thụ sản phẩm càng ổn định. Nhưng nếu mức giá hợp đồng thấp thì càng bán doanh nghiệp càng lỗ. Vì vậy, khi đánh giá nhân viên, tiêu chí này sẽ kết hợp cùng tiêu chí thứ 2 (tỷ suất lợi nhuận trung bình)
8. Chi phí trung bình cho một khách hàng tiềm năng
Nhân viên kinh doanh thông qua tiêu chí này để đánh giá và linh hoạt điều chỉnh cách tìm kiếm nguồn khách hàng của mình.
Nếu lợi nhuận bạn mang lại cho công ty lớn thì cũng thông qua tiêu chí này có thể đề xuất công ty hỗ trợ, tăng kinh phí làm việc cho bạn.
9. Số cuộc gọi hoặc email hàng tháng
Công thức = Tổng số cuộc gọi / email mỗi tháng
Thông thường chỉ số này sẽ tính bình quân trên mỗi nhân viên kinh doanh ở từng bộ phận kinh doanh nhỏ.
Riêng đối với nhân viên kinh doanh, bạn có thể tự tổng hợp hoặc xin bản tổng hợp từ bên hành chính để tự đánh giá và tối ưu hiệu suất liên lạc cần thiết để tiếp cận khách hàng.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Học gì để làm ở vị trí Nhân viên kinh doanh?
10. Tỷ lệ khách hàng quay lại
Tỷ lệ này cao cho thấy khách hàng có thể yêu thích sản phẩm công ty hoặc hài lòng cung cách phục vụ… Nếu đây còn là những đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty thì thật sự là một thành công của nhân viên kinh doanh.
II. Một số tiêu chí khác
Những tiêu chí này không phải lúc nào cũng xuất hiện trong bảng đánh giá nhân viên kinh doanh. Do vậy, TalentBold gợi ý ở mục II này như một sự tham khảo để mỗi doanh nghiệp có thể linh động lựa chọn thêm vào tùy theo nhu cầu đánh giá
1. Khả năng nắm bắt cơ hội bán hàng
Cơ hội bán hàng ở đây là những khách hàng, nhóm khách hàng, khu vực khách hàng… mà doanh nghiệp có được. Nhân viên kinh doanh có thể dựa theo danh sách đó để theo đuổi đối tượng khách hàng mà mình cảm thấy phù hợp.
2. Doanh số đạt được theo từng phương thức liên lạc
Điện thoại, email, mạng xã hội, giới thiệu từ bạn bè… mỗi phương thức này đều mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nhưng chắc chắn sẽ có sự vượt trội ở một hoặc hai phương thức nhất định, nhân viên kinh doanh nên nắm bắt điều này để phát huy thành tích công việc.
3. Khả năng giữ chân khách hàng
Dù đây là nhiệm vụ của bộ phận chăm sóc khách hàng nhưng hiện nay, nhằm tăng tính cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã đưa đội ngũ kinh doanh tham gia vào quá trình này. Vì vậy, nhân viên kinh doanh phải thường xuyên liên lạc, giữ mối liên hệ với khách hàng, hạn chế tối đa tình trạng hủy đơn hàng.
Vai trò chính của nhân viên kinh doanh là tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp. Vì vậy, một bảng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên kinh doanh phải đảm bảo tính công bằng, sát thực tế, có tác dụng khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Dựa trên thông tin TalentBold chia sẻ hôm nay, tin chắc mỗi doanh nghiệp sẽ có cơ sở linh hoạt xây dựng bảng đánh giá hiệu quả và phù hợp thực tế nhất cho đội ngũ nhân viên kinh doanh của tổ chức.
Có thể bạn quan tâm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước. |
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa