- 420k
- 1k
- 870
Áp lực công việc, thách thức, khó khăn trong cuộc sống khiến bản thân dễ rơi vào trạng thái tiêu cực. Đại đa số chúng ta chỉ nghĩ rằng tiêu cực là những điều làm ta không vui nhưng thực tế ảnh hưởng của trạng thái này nguy hiểm hơn ta tưởng tượng. Trong bài viết này, quân sư TalentBold sẽ nêu tường tận khái niệm tiêu cực là gì, và không quên chia sẻ đến bạn đọc những mẹo hay kiểm soát nhanh suy nghĩ tiêu cực.
MỤC LỤC:
1- Tiêu cực là gì?
2- Những ảnh hưởng của suy nghĩ tiêu cực
3- Biểu hiện cho thấy bạn đang tiêu cực
4- Mách bạn mẹo để kiểm soát tiêu cực
>>> Xem thêm: Việc làm Kinh doanh
Tiêu cực là cụm từ phản ánh những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực hiện diện ở một cá nhân. Đó là những cảm xúc làm giảm tinh thần, làm tâm trạng chùng xuống như sự buồn bã, sợ hãi, giận dữ, đố kỵ hay ghen tị.
Thực tế, những cảm xúc và suy nghĩ hỉ nộ ái ố tham sân si là những yếu tố mang giá trị bản năng. Ai cũng có, ai cũng từng bộc lộ trong hành trình sống của mình, chẳng hạn như việc lo lắng trước kỳ thi đại học, hay sợ hãi trước dịch bệnh. Nhưng một khi cảm xúc và suy đó tiêu cực đó cứ lặp đi lặp lại với tần suất ngày càng cao, với cả những việc không mang tính chất quan trọng thì thật sự vấn đề tâm lý đã bước sang một cấp độ mới, được gọi là hội chứng suy nghĩ tiêu cực.
Theo đánh giá của các chuyên gia sức khỏe tâm lý, hội chứng suy nghĩ tiêu cực dù là mới bắt đầu cũng là một dự báo không tốt cho những ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài:
Người suy nghĩ tiêu cực sẽ luôn cảm thấy tinh thần mệt mỏi, tâm trạng bức bối, đầu óc căng thẳng, khó tập trung suy nghĩ và hành động chuẩn xác cho những mục tiêu đã đặt ra. Lâu dần sẽ khiến kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian, xử lý công việc… bị giảm sút.
Suy nghĩ tiêu cực kéo dài có thể biến thành hội chứng suy nghĩ tiêu cực, nghĩa là khi đối mặt bất cứ vấn đề, chưa cần biết tốt hay xấu, chưa cần biết mình có giải quyết được hay không, người mắc hội chứng này cứ suy nghĩ theo hướng tiêu cực (tình huống xấu, rất khó giải quyết…) trước đã. Dù là việc đó, họ đã có kinh nghiệm giải quyết tốt trong quá khứ nhưng giờ gặp lại, vẫn sẽ là suy nghĩ lo lắng, thiếu tự tin.
Tâm trạng luôn thiếu sự vui vẻ, lạc quan, thay vào đó là nét mặt cau có, lời nói cáu gắt, nghi ngờ mọi người, bất an khi hợp tác cùng đồng đội… Chính điều này khiến cho những người xung quanh cảm thấy rất khó gần và không an toàn khi bên cạnh người tiêu cực. Tránh được họ sẽ tránh, còn nếu buộc phải trao đổi, gắn kết thì mâu thuẫn rất dễ phát sinh, mà nguyên nhân hầu hết đều từ phía người tiêu cực.
Một mặt là do người tiêu cực hay lo sợ bản thân không làm được nên không dám đảm nhận vai trò mới. Họ chọn gắn bó với vùng an toàn để cho mình cảm giác yên tâm hơn là căng thẳng với áp lực của cơ hội thăng tiến.
Mặt khác là do suy nghĩ tiêu cực luôn cường điệu hóa độ khó của nhiệm vụ nên rất ít quản lý dám trao việc quan trọng cho người suy nghĩ tiêu cực, cho dù kiến thức và kinh nghiệm của người đó có phong phú đến đâu.
Mãi đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực, não bộ sẽ khó tự vực dậy tinh thần, kết quả là những vấn đề bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, đa nhân cách, tâm thần phân liệt… sẽ xuất hiện. Việc điều trị rất khó và tốn kém, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống không chỉ của người tiêu cực, mà cả với người thân của họ nữa.
Lo lắng, căng thẳng, bồn chồn khiến người tiêu cực ăn không ngon, ngủ không đủ giấc, thường mơ thấy ác mộng… gây ra những giảm sút về mặt thể chất như tăng huyết áp, tăng cân, đau bao tử, tiêu hóa kém, ảnh hưởng chất lượng các hoạt động sinh lý…
>>> Bạn có thể xem thêm: Overthinking là gì? 07 gợi ý giúp bạn thoát khỏi suy nghĩ quá mức
Với áp lực cuộc sống hiện nay, mức độ tiêu cực nếu không được chủ động phát triển và điều chỉnh khi còn có thể cứu vãn thì những ảnh hưởng nghiêm trọng của hội chứng suy nghĩ tiêu cực sẽ đến nhanh hơn. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy yêu bản thân hơn, hãy tự khách quan xem liệu mình có đang xuất hiện những biểu hiện sau hay không:
Đối mặt một vấn đề khó, người tiêu cực sẽ không chủ động suy nghĩ cách giải quyết và thay vào đó là lo sợ, bồn chồn, tìm kiếm sự trợ giúp vì sợ mình sẽ không hoàn thành kịp tiến độ và đạt chất lượng. Lối sống tiêu cực này khiến họ luôn đánh giá thấp năng lực bản thân.
Nhớ những việc tiêu cực nhiều hơn là việc tích cực. Bạn còn thường hay than vãn, kể lể những việc tiêu cực đó với những người xung quanh với một thái độ bi quan, bế tắc. Nhìn người khác thành công, người tiêu cực cũng không thấy một tia sáng hy vọng nào cho con đường của bản thân, mà luôn là sự chán nản, than thân trách phận.
Ít cười, ít thư thái là những biểu hiện nét mặt thường thấy ở người tiêu cực. Họ rất ít khi cười, ít khi nói chuyện phiếm vui vẻ với mọi người xung quanh dù đã được người khác gợi ý chủ đề. Vì vậy, người tiêu cực dễ bị lão hóa sớm.
Việc chỉ cần hơi khó hoặc hơi khác biệt một chút so với bình thường cũng đủ khiến người có lối sống tiêu cực cảm thấy khó chịu. Họ rất dễ nóng giận, cáu gắt, đôi khi còn la mắng người khác vô cớ bằng những lý do trẻ con hoặc tự dựng lên lý do bằng những suy nghĩ lo âu thái quá.
Những người có lối sống tiêu cực luôn dè dặt trong mọi mối quan hệ, họ không chủ động kết bạn hay dễ dàng thân thiết với ai. Những câu chuyện xã giao đôi khi cũng khiến họ lo lắng vì không biết bản thân có nói gì lỡ lời không, có bị lộ bí mật gì không, nên họ chọn cách ít nói lại, chỉ nghe và trả lời ngắn gọn khi được hỏi.
Một lời khen không làm họ quá vui nhưng một lời chê có thể khiến cả một bầu trời sụp đổ trong lòng người tiêu cực. Bản thân họ vốn dĩ đã nghi ngờ về bản thân, đã thiếu tự ti rồi, nên lời khiến trách, phê bình như một khẳng định với họ rằng năng lực của họ thật sự kém.
Suy nghĩ tiêu cực khiến họ lo lắng những sai lầm có thể khiến bản thân mất đi nhiều quyền lợi, phải gánh vác trách nhiệm lớn nên dù là lỗi nhỏ, người tiêu cực cũng rất ít khi chịu nhận, thay vào đó, họ tìm người để đổ thừa. Cũng vì lý do này mà người có lối sống tiêu cực rất ít bạn, vì chơi với họ lúc bình yên thì không sao, lúc sóng gió rất dễ “dính chưởng”.
Dù không muốn nhưng đôi khi bản thân không kiểm soát hoàn toàn cảm xúc, tâm trạng tiêu cực vẫn có thể hiện diện. Nếu bạn đang trong tình trạng này thì quân sự có vài mẹo kiểm soát tiêu cực hiệu quả đây, nên áp dụng ngay và luôn nhé:
Mỗi con người đều là một cá thể độc lập, có ưu và nhược điểm riêng chứ không ai là hoàn hảo cả. Vì vậy, bạn đừng tự tạo áp lực cho mình, đừng nghĩ mình kém cỏi hơn người khác, bởi lẽ thực tế, người khác cũng có điểm kém cỏi hơn bạn mà. Chấp nhận bản thân không hoàn hảo như bao người khác, bạn sẽ không quá đặt nặng những sai lầm mà điều kiện cá nhân cho phép phạm phải, không còn tự ti thu mình trong vùng an toàn nữa.
Năng lượng ti1ch cực hay tiêu cực đều có thể lan truyền từ người này sang người khác. Nếu bạn cứ mãi ẩn mình trong thế giới tiêu cực của bản thân, hoặc toàn tiếp cận những nguồn thông tin, những con người tiêu cực thì không thể nào cải thiện được khả năng kiểm soát tiêu cực. Bạn hãy xem những bộ phim hài vui vẻ, đọc những tin tức tích cực, trò chuyện, giao lưu thường xuyên với thật nhiều người hóm hỉnh, dồi dào năng lượng để dung nạp sự tích cực đó cho chính mình.
Ngoài việc rèn luyện sức khỏe, tập thể dục còn giúp não bộ sản sinh hormone endorphin, hormon của sự vui vẻ, nhiệt huyết. Lượng hormon này được dung nạp thường xuyên sẽ giúp tinh thần bạn trở nên thư thái, thoát khỏi sự đè nặng của những bi quan, lo lắng thái quá gây ra.
Những bệnh tâm lý sẽ phải uống thuốc lâu dài, điều trị tốn kém, giảm hiệu suất làm việc… Nếu bạn lo sợ, hãy lo sợ những điều này để ngay khi tâm trạng tiêu cực có dấu hiệu xuất hiện là nghĩ ngay đến hao tốn tiền bạc, lãng phí thời gian, mất cơ hội thành công sự nghiệp. Từ đó đánh thức tinh thần bản thân thoát ra ngay khỏi sự tiêu cực, tìm kiếm cái gì đó tích cực - dù là nhỏ cũng được - để thay thế vào.
Để thấy rằng cuộc sống còn rất nhiều người khổ sở, khó khăn hơn ta mà họ vẫn lạc quan, nỗ lực sống tích cực mỗi ngày để làm điểm tựa cho bản thân và gia đình. Với điều kiện sống của mình hiện tại dù không phải đỉnh cao hoàn hảo nhưng vẫn tốt hơn họ ở rất nhiều mặt, vậy thì sao ta lại bi quan, chán nản mà không nỗ lực lạc quan như họ.
Tiêu cực là một thái cực cảm xúc không tốt nhưng ở mức độ bình thường, đây là những biểu hiện rất con người, rất đời thường, chỉ khi tần suất lặp lại liên tục và mức độ suy nghĩ tiêu cực đè nặng tâm lý thì tiêu cực mới được coi là bệnh lý. Kiểm soát tiêu cực ngay từ khi ở mức bình thường là điều quân sư TalentBold muốn nhấn mạnh thông qua bài viết này. Chúc bạn luôn kiểm soát tốt cảm xúc và có được cuộc sống vui vẻ, an yên mỗi ngày.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet