maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phát triển nghề nghiệp cấp cao

Tinh thần cầu thị là gì?

Tinh thần cầu thị là gì?

Cầu thị là một từ Hán Việt mang tinh thần tích cực, thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu của con người. Để hiểu trọn vẹn tâm ý súc tích của tinh thần cầu thị là gì, mời bạn cùng quân sư TalentBold theo dõi bài viết sau .

Tuyển dụng việc làm hấp dẫn

1- Cầu thị là gì?

  • “Cầu” nghĩa là mong ước, kỳ vọng đạt một mục tiêu nào đó

  • “Thị” nghĩa là tầm nhìn, ánh nhìn hướng đến những giá trị tốt đẹp

Từ hai khái niệm nhỏ này, chúng ta hiểu rằng “cầu thị” là cụm từ dùng để chỉ những người luôn cố gắng không ngừng, họ không dừng lại ở những thành tích đã đạt được mà luôn nỗ lực vươn lên, nỗ lực gặt hái nhiều thành công hơn, giúp bản thân ngày một hoàn thiện hơn.

Người cầu thị hiểu rõ ai cũng có ưu khuyết điểm, bản thân họ cũng vậy, do đó, họ sẵn sàng chấp nhận bản thân có thiếu sót, sẵn sàng học hỏi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác chứ không cố chấp cho mình là đúng, người khác thì sai. Nhờ vậy, từ tính cách, kiến thức đến năng lực chuyên môn, người cầu thị luôn làm mọi người xung quanh cảm thấy an tâm khi hợp tác.

cầu thị là gì

2- Cầu thị thì khác gì cầu tiến?

Trong tự điển Hán Việt có cụm từ tương tự “cầu thị”, đó là “cầu tiến”.

Cầu tiến là cụm từ thể hiện tinh thần học hỏi cao, nỗ lực phát triển, tiến bộ và gặt hái nhiều thành công ở hiện tại.

So sánh với khái niệm cầu thị, chúng ta thấy cả hai cụm từ cùng chỉ về tinh thần phát triển tích cực của con người. Điều này khiến nhiều người cho rằng hai cụm từ này là một nhưng thực tế, cầu thị và cầu tiến có nhiều đặc điểm khác nhau:

2.1. Mục tiêu đặt ra

Điều này cho thấy, những mục tiêu người cầu tiến đặt ra là dành sự hoàn thiện toàn diện mang tính lâu dài, họ không chú trọng việc được người khác công nhận trên từng bước phát triển nhỏ. Còn người cầu tiến thì muốn mỗi bước đi của họ phải có kết quả tốt để được lưu danh, được ghi nhận từ mọi người xung quanh.

2.2. Khoảng thời gian chinh phục mục tiêu

Người cầu thị hướng đến mục tiêu lâu dài, còn người cầu tiến chú trọng mục tiêu hiện tại hoặc ngắn hạn. Do đó, xét về khoảng thời gian chinh phục mục tiêu thì người cầu thị có định hướng phát triển lâu dài hơn, cho nên thành tích mà họ mong đợi thường ở cấp độ cao, ví dụ:

  • Được thăng chức chứ không phải giành giật thành tích nhỏ trong công việc, không được lại đâm ra bực dọc, hậm hực lẫn nhau

  • Giành được học bổng du học nước ngoài chứ không phải tranh hạng nhất, hạng nhì trong lớp

cầu thị trong công việc
>>>> Xem thêm: Cầu tiến là gì? Dấu hiệu nhận biết một người cầu tiến

2.3. Khả năng lắng nghe, tiếp thu ý kiến

Người cầu thị chấp nhận bản thân có khuyết điểm, họ luôn lắng nghe, học hỏi từ những ý kiến đóng góp của mọi người để khắc phục khuyết điểm của bản thân với một tinh thần tích cực. Họ muốn giảm

Người cầu tiến tin tưởng cao vào năng lực bản thân, họ dùng ưu điểm của mình để chinh phục mục tiêu theo cách của họ, ít khi chịu lắng nghe ý kiến của người khác hoặc lắng nghe với thái độ thờ ơ vì họ tin ưu điểm có thể khỏa lấp khuyết điểm của họ.

2.4. Tinh thần học hỏi

Người cầu thị học hỏi mọi người xung quanh với thái độ khiêm tốn, ôn hòa hơn người cầu tiến. Bởi lẽ, người cầu thị hiểu rõ mục tiêu của họ là dài hạn, muốn có nhiều ý kiến đóng góp tốt thì càng phải tạo tâm lý thoải mái chia sẻ từ những người xung quanh.

Còn người cầu tiến thì họ muốn tốc độ đạt mục tiêu nhanh, bản thân họ cũng đã đề cao ưu điểm năng lực của mình rồi nên chỉ những đóng góp ý kiến tốt với thái độ ôn hòa, dễ nghe họ mới tiếp nhận lâu dài, còn những người góp ý mang phong cách trịch thượng, dạy đời thì họ cũng không muốn tiếp cận nhiều, nhất là khi những góp ý đó họ có thể tìm được từ những người phù hợp tính cách hơn.

3- Người cầu thị có những đặc điểm nào?

Để nhận biết một người có tinh thần cầu thị hay không, chúng ta quan sát những đặc điểm sau:

3.1. Tinh thần ham học hỏi

Người cầu thị học hỏi mọi lúc mọi nơi, không hẳn là từ sách vở hay những khóa học tại trường lớp, họ có thể học từ những gì diễn ra xung quanh thông qua những con người, sự vật mà họ có cơ hội tiếp xúc. Đối với họ thành công hay thất bại của người khác đều là những bài học quý cho bản thân.

đặc điểm người cầu thị

3.2. Tinh thần trách nhiệm cao

Giao nhiệm vụ cho người cầu thị, quản lý rất an tâm vì với tinh thần trách nhiệm của mình, họ sẽ chủ động xử lý công việc, biết lắng nghe, biết tiếp thu và có tính kỷ luật cao. Khi có vấn đề phát sinh, người cầu thị sẽ linh hoạt tra cứu, học hỏi để tìm cách chủ động giải quyết, chứ không phải cứ có chút vấn đề là chạy đến nhờ Sếp hay các đồng nghiệp hỗ trợ.

3.3. Tính cách năng động, tinh thần tích cực

Với người cầu thị, việc khám phá thế giới xung quanh mang cho họ niềm vui, việc sở hữu kiến thức, kỹ năng mềm mới mang cho họ sự phấn khích tinh thần. Chính vì vậy, người cầu thị luôn có tính cách năng động, họ không chờ doanh nghiệp đào tạo rồi mới học, cũng không mãi cố thủ với những nền tảng sẵn có mà luôn tích cực thu thập kiến thức mới.

3.4. Chịu khó nghiên cứu cái mới

Những nhân viên cầu thị luôn chăm chỉ với nhiệm vụ của mình, họ không ngại việc khó / việc mới, sẵn sàng nghiên cứu cách thức mới để hoàn thành tốt công việc. Nhờ vậy tốc độ thăng tiến của người cầu thị rất cao.

Cầu thị là cụm từ mô tả những con người có ý chí phấn đấu cho mục tiêu hoàn thiện bản thân lâu dài. Trong cuộc sống, có thể cụm từ cầu tiến được vận dụng nhiều hơn nhưng sau khi tìm hiểu bài viết “tinh thần cầu thị là gì” mà quân sư TalentBold vừa chia sẻ, chúng ta thấy rằng, tinh thần cầu thị bao hàm cả tinh thần cầu tiến, với một thái độ học hỏi khiêm tốn, ôn hòa khi đón nhận và tiếp thu ý kiến hữu ích. 


Gửi CV

--------------------------------------------------

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - Tìm việc làm lương cao nhanh chóng, hiệu quả
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng