maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Token là gì? Token có phải là Coin hay không?

Token là gì? Token có phải là Coin hay không?

Việc sử dụng Token trong các giao dịch trực tuyến, thanh toán online, đầu tư chứng khoán,… đã ngày càng phổ biến rộng rãi. Đồng thời, đây cũng được xem như một biện pháp bảo mật các giao dịch thanh toán trực tuyến vô cùng hiệu quả.

Vậy Token là gì? Bạn đã hiểu được cách thức hoạt động của nó hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu về Token qua bài viết sau đây của Quân sư TalentBold để hiểu rõ hơn bạn nhé! '

MỤC LỤC:
1- Token là gì?
2- Token có phải là Coin hay không?
3- Phân loại Token
4- Token hoạt động như thế nào?

   4.1- Mua một thiết bị Token riêng
   4.2- OTP qua tin nhắn SMS
   4.3- Ứng dụng Token tích hợp

5- Ưu nhược điểm của Token và ứng dụng vào thực tế

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

1- Token là gì? 

Token được hiểu là chữ ký điện tử hay chữ ký số trong các giao dịch. Nó có tác dụng giống như chữ ký của bạn chỉ có điều được mã hóa thành những con số trên thiết bị chuyên biệt gọi là máy Token.

Mã Token sẽ được tạo ngẫu nhiên cho từng giao dịch và có giá trị sử dụng một lần duy nhất. Bạn cũng có thể xem nó như mật khẩu bắt buộc của giao dịch. Một khi bạn sử dụng mã Token cũng có nghĩa bạn xác nhận thực hiện giao dịch đó.

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký của bạn. Việc xác nhận giao dịch bằng Token thể hiện bạn đã ký hợp đồng giao dịch và không cần phải có thêm bất cứ hồ sơ, tài liệu nào khác.

Thông thường, Token sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch thanh toán online, ví điện tử, thanh toán ngân hàng,… Bằng cách sử dụng Token, giao dịch của bạn sẽ được đảm bảo về độ chính xác và tính bảo mật tối ưu.

Ngoài việc được sử dụng là chữ ký điện tử của các cá nhân, công ty và tổ chức thì Token cũng đồng thời là một loại tiền điện tử.

Theo Quân sư được biết, đầu tư vào Token coin có thể mang lại lợi nhuận đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư này còn rất mới lạ, thị trường lại bất ổn định và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Hơn nữa, tính thanh khoản của Token coin cũng không cao, điều này càng khiến mức độ rủi ro gia tăng thêm.

Những việc làm hấp dẫn

Trợ Lý Chủ Tịch (Tiếng Trung)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký

Kỹ Thuật Viên Bảo Trì (Điện Tử, Tiếng Trung)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

Chuyên Viên Kinh Doanh (Dệt May, Tiếng Trung/Anh/Nhật)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Bán hàng (Khác), Bán hàng (May mặc/Phụ kiện)

Character Animator

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Nghệ thuật/Thiết kế , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Kế Toán Tổng Hợp (Sản Xuất, Tiếng Trung hoặc Tiếng Anh)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Các chuyên gia tài chính cho rằng, việc đầu tư vào tiền điện tử Token chỉ thích hợp với những nhà đầu chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Nếu bạn vừa tham gia thị trường điện tử thì tốt nhất đừng lựa chọn Token coin.

Token là gì

>>> Quan tâm: Deposit là gì? Khái quát thông tin cơ bản về tiền gửi ngân hàng

2- Token có phải là Coin hay không? 

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa Token và Coin. Vậy Token và Coin có phải là một hay không? Điểm khác biệt giữa Coin và Token là gì?

Về cơ bản, cả Coin và Token đều là những sản phẩm số được tạo ra dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, chúng không phải là một và có nhiều điểm rất khác nhau. Cụ thể:

- Bản chất

Coin là một dạng tiền ảo có khả năng hoạt động độc lập dựa trên nền tảng Blockchain của riêng nó. Trong khi đó, Token phải hoạt động dựa trên nền tảng của một loại tiền ảo khác. Ví dụ Token VEN được tạo ra trên nền tảng Ethereum.

- Tính năng

Coin có tính năng như một loại tiền tệ. Nó có đơn vị lưu trữ giá trị riêng và được sử dụng trong các giao dịch mua bán.

Về phần Token, nó được tạo ra với tính năng mở rộng hơn khi vừa có thể là một loại tiền tệ vừa là chữ ký số trong các giao dịch.

- Chi phí

Coin có thể tham gia vào quá trình giao dịch mà không tốn chi phí. Trong khi đó, để sử dụng Token bạn sẽ phải bỏ ra một khoản phí nhất định cho nền tảng tạo thành nó. Mức phí giao dịch cụ thể là bao nhiêu sẽ do quy định của từng nền tảng

- Ví lưu trữ

Mỗi loại Coin khác nhau sẽ được lưu trữ theo từng ví riêng biệt. Với Token, bạn có thể lưu trữ nhiều cái trong một ví nếu chúng được xây trên cùng một nền tảng.

- Nguy cơ gặp phải tấn công 51%

Tấn công 51% là những cuộc tấn công do một hay một nhóm người khai thác Coin thực hiện nhằm mục đích thay đổi trình tự hay là loại bỏ đi những giao dịch xảy ra trên Blockchain. Yêu cầu tiên quyết của cuộc tấn công là nhóm người lên kế hoạch đó phải có trên 50% hashrate của Blockchain.

Theo Quân sư được biết, nếu Coin được tạo ra trên nền tảng Blockchain không đủ mạnh thì nó rất dễ gặp phải tấn công 51%. Trong khi đó, Token lại không phải mục tiêu của cuộc tấn công này vì nó được thiết kế dựa trên nền tảng Blockchain sẵn có.

Token có phải là Bitcoin

3- Phân loại Token 

Khi đã hiểu Token là gì, bạn sẽ thấy nó có khả năng đáp ứng rất nhiều các nhu cầu khác nhau của thị trường. Đồng thời, nó cũng được chia thành nhiều loại theo các tiêu chí nhất định nhằm đáp ứng tốt nhất mục đích sử dụng của người dùng. Cụ thể:

3.1- Phân loại theo đặc điểm vật lý

Nếu dựa theo đặc điểm để phân loại thì chúng ta sẽ có 2 loại Token, đó là Hard token và Soft token.

- Hard token

Hard token là một dạng thiết bị nhỏ, gọn, giống như một chiếc USB. Bạn có thể dùng nó để truy cập thiết bị, tài sản số và xác nhận giao dịch. Vì có kích thước nhỏ nên bạn có thể mang theo loại Token này đi bất cứ nơi đâu.

- Soft token

Soft token là loại Token tồn tại dưới dạng phần mềm. Bạn có thể cài đặt nó trên điện thoại hoặc máy tính để nhận mã Token. Nếu giao dịch phát sinh, phần mềm sẽ tự động tạo mã và bạn chỉ cần nhấp vào xác nhận mã là được.

3.2- Phân loại theo mục đích sử dụng

Nếu dựa theo mục đích sử dụng, Token cũng bao gồm hai loại:

- Utility token

Đây là loại Token được sử dụng với vai trò chữ ký số. Bạn sẽ bắt gặp nó thường xuyên trong các dự án với mục đích gia tăng độ bảo mật cho các giao dịch số.

- Security token

Loại Token này được thiết kế dành riêng cho thị trường chứng khoán. Nó tồn tại dưới dạng một loại cổ phiếu online. Người nắm giữ Token này sẽ được hưởng lợi tức tương ứng số lượng cổ phần đang nắm giữ và họ cũng có quyền tham gia biểu quyết, bầu chọn.

Phân loại Token

4- Token hoạt động như thế nào? 

Có thể thấy, Token ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tế bỏi những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Bởi vậy, hiểu rõ bản chất Token là gì cũng như cách thức mà nó hoạt động trở nên rất quan trọng.

Hiện tại, ngân hàng là lĩnh vực ứng dụng Token phổ biến nhất. Do đó, chúng ta hãy lấy ví dụ về cách thức hoạt động Token trong lĩnh vực này để dễ hiểu hơn nhé.

Theo Quân sư được biết thì hiện tại bạn có thể sử dụng Token trong các giao dịch ngân hàng theo 3 hình thức sau đây:

4.1- Mua một thiết bị Token riêng

Với hình thức này, bạn sẽ phải mua một máy Token với mã pin riêng và gắn liền với một tài khoản ngân hàng. 

Khi giao dịch phát sinh, máy sẽ tạo ra một mã OTP riêng và để sử dụng mã OTP này bạn phải có mật khẩu hay mã pin của thiết bị.

4.2- OTP qua tin nhắn SMS

Với hình thức này, bạn không cần mua máy Token mà sử dụng hệ thống Token riêng của ngân hàng mình đăng ký tài khoản. 

Khi có giao dịch phát sinh, hệ thống sẽ tự động tạo ra một dãy OTP và gửi tới số điện thoại bạn đã đăng ký. Bạn sẽ dùng mã OTP được gửi tới này để xác nhận giao dịch.

4.3- Ứng dụng Token tích hợp

Bên cạnh hệ thống Token riêng, các ngân hàng còn có thể thông qua Token được tích hợp trên app mobile banking hoặc phần mềm riêng để tạo mã OTP.

Nếu bạn có giao dịch phát sinh, app này sẽ tạo ra OTP tương ứng để bạn xác nhận giao dịch.

Ưu nhược điểm token

5- Ưu nhược điểm của Token và ứng dụng vào thực tế 

5.1- Ưu nhược điểm của Token là gì? 

Token mang tới nhiều lợi ích lớn lao trong các hoạt động giao dịch điện tử và nhiều khía cạnh khác của đời sống. Tuy vậy, nó cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Cụ thể:

- Ưu điểm 

Token giúp nâng cao tính an toàn cho các giao dịch. Lý do là vì OTP chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn và chỉ người sở hữu thiết bị mới có thể biết được mã xác nhận giao dịch.

Nâng cao tính bảo mật cho các giao dịch online. Từ đó, các hành vi đánh cắp dữ liệu, tài sản số của kẻ xấu sẽ được ngăn chặn.

Token rất dễ sử dụng nên có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Kích thước thiết bị Token nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên người và nó còn có thể được tích hợp vào các phần mềm, thiết bị di động nên càng tiện lợi hơn cho người sử dụng.

- Nhược điểm

Để sử dụng máy Token bạn phải trả một khoản phí.

Không có máy Token, bạn sẽ không thể thực hiện được giao dịch.

Mã Token chỉ có hiệu lực trong thời gian khá ngắn. Vì vậy bạn phải nhanh chóng xác nhận nếu không sẽ phải làm lại từ đầu.

Rủi ro bảo mật điện thoại nâng cao. Bạn sẽ phải đảm bảo mật khẩu điện thoại và Token không bị đánh cắp nếu không hậu quả rất nghiêm trọng.

Tốn thời gian hơn vì phải thêm bước xác nhận Token.

5.2- Ứng dụng của Token trong thực tế

Token ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Sau đây là một số ứng dụng thường gặp của Token:

- Token là chữ ký số của các tổ chức, doanh nghiệp trong các giao dịch kinh tế, hợp đồng điện tử.

- Token là mã xác nhận bảo mật trong các nền tảng ebanking của ngân hàng.

- Token là thiết bị kê khai thuế cá nhân, đầu tư chứng khoán, xác nhận giao dịch ngân hàng,… của cá nhân.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Token mà Quân sư TalentBold muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong rằng sau bài biết bạn sẽ hiểu đầy đủ hơn Token là gì và cũng biết được ý nghĩa của Token với các hoạt động giao dịch trực tuyến ngày nay. Chúc bạn thành công!

 

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng