- 420k
- 1k
- 870
Là nhà quản trị hoặc người đứng đầu một doanh nghiệp, bạn luôn mong muốn những nhân viên giỏi gắn bó lâu dài cùng mình, nhưng thực tế, việc nhân viên giỏi rời đi vẫn diễn ra. Nhân viên nghỉ việc thường chỉ thông báo trước 02 tuần đến 01 tháng, tìm được một nhân sự mới thay thế đôi khi rất khó khăn, chưa nói đến việc đạt được năng lực làm việc như người cũ. Do vậy, bài viết hôm nay, TalentBold muốn dành trọn nội dung để nói về những lý do nghỉ việc nhằm giúp doanh nghiệp sớm cải thiện môi trường làm việc.
Nguyên nhân nghỉ việc rất đa dạng, tùy theo hoàn cảnh và quan niệm môi trường làm việc của mỗi cá nhân. Việc nhân viên xin nghỉ việc có thể là quyết định của chính họ, cũng có thể là quyết định từ phía doanh nghiệp.
Trong phạm vi bài viết hôm nay, TalentBold mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp giữ nhân tài hiệu quả nhất nên nội dung sẽ hướng đến sự chủ động xin nghỉ việc từ phía nhân viên, trong điều kiện công ty vẫn hoạt động kinh doanh bình thường
Nhân viên dù mới ra trường hay đã có kinh nghiệm lâu năm đều mong muốn phát triển sự nghiệp theo từng năm. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự nỗ lực của họ chính là các kỳ đánh giá trong năm.
Một khi thang điểm đánh giá của doanh nghiệp thiếu khách quan, minh bạch, khiến nhân viên cảm thấy hụt hẫng sau những nỗ lực quên mình mà họ dành cho doanh nghiệp, tâm lý bất mãn sẽ xuất hiện. Tình trạng này lặp lại thì sớm muộn gì nhân tài cũng sẽ ra đi.
>>> Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết nhân viên sắp nghỉ việc
Vì trách nhiệm, nhân viên sẵn sàng làm thêm ngoài giờ để hoàn thành các nhiệm vụ. Dù họ không đòi hỏi nhưng người quản lý cần tinh tế nhận ra sự hy sinh thời gian, công sức, các mối quan hệ gia đình… mà họ đã dành cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp nghĩ đó là trách nhiệm nhân viên phải gánh vác, hoặc tệ hơn nữa khi cho rằng do năng lực của họ yếu kém nên xử lý công việc chậm chạp chứ không phải việc nhiều, và từ đó, quyết định không thêm tiền làm thêm ngoài giờ, hoặc tính tiền làm thêm với số giờ giới hạn ít ỏi… thì chắc chắn không nhân viên nào mặn mà ở lại cống hiến cho doanh nghiệp của bạn.
Một môi trường làm việc thân thiện, công bằng chính là cơ sở vững chắc giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài. Ngược lại, nếu doanh nghiệp bạn sở hữu văn hóa:
Ở lâu lên lão làng, người sau phải răm rắp nghe theo chỉ thị từ người đi trước
Dồn công việc cho nhân viên mới và biện minh bằng lý do “giúp họ sớm hòa nhập công việc”
Chỉ xét thưởng cho nhân viên thâm niên
Mọi sinh hoạt cá nhân trong thời gian ngồi làm việc tại văn phòng đều bị giám sát chặt chẽ…
Tất cả tạo nên môi trường làm việc gò bó, mệt mỏi và thiếu công bằng.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu viết mail xin nghỉ việc chuẩn nhất
Những trách nhiệm công việc đều quy kết về cho nhân viên, thậm chí cho quyền nhân viên ở phòng ban này chỉ đạo nhân viên ở phòng kia, mặc dù cấp bậc của họ hoàn toàn ngang nhau. Sự ưu ái này dễ thấy ở những doanh nghiệp coi trọng bộ phận kinh doanh (sales) hơn những phòng ban khác.
Do vậy, một khi có sự cố xảy ra, chưa biết đúng sai về ai, nhân viên ở phòng ban yếu thế hơn sẽ bị quy trách nhiệm trước tiên. Cực kỳ rủi ro và bất công.
Một số nhân viên nữ quyết định nghỉ việc để chăm con nhỏ sau khi đã cân nhắc những gì họ có được và mất đi giữa việc tiếp tục công việc hay chăm sóc gia đình.
Ngoài ra, một vài bệnh lý yêu cầu bệnh nhân phải chuyên tâm điều trị lâu dài, cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi… cũng là lý do nhân viên quyết định nghỉ việc.
Những mối quan hệ trong công việc hoặc với những người bạn cùng ngành đủ để nhân viên tìm hiểu mức lương và những phúc lợi mà bạn bè mình nhận được.
Sự so sánh không quá khó thực hiện nên một khi nhận thấy những gì mình bỏ ra quá nhiều, trong khi các chính sách phúc lợi, lương thưởng lại quá thấp, động thái tìm đến những cơ hội việc làm ở nơi khác sẽ xuất hiện.
Một doanh nghiệp nhỏ lựa chọn ứng viên giàu kinh nghiệm, giàu thành tích sẽ không đủ nguồn lực giữ chân nhân tài
Một doanh nghiệp lớn lựa chọn ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ tốn nhiều chi phí đào tạo, nhân viên luôn phải đối mặt áp lực công việc chuyên sâu quá lớn.
Cả 2 đều khó duy trì mối quan hệ gắn kết cùng doanh nghiệp, do vậy, quy trình tuyển dụng cần chú trọng yếu tố tương thích quy mô doanh nghiệp của ứng viên.
Sự công bằng, minh bạch luôn cần hiện hữu ở mọi doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn, có như vậy nhân viên mới an tâm làm việc, doanh nghiệp an tâm xây dựng các chiến lược phát triển.
Muốn vậy, thang điểm đánh giá KPI hiện nay đang là một công cụ hữu ích mà các doanh nghiệp nên xây dựng và áp dụng cho chính mình.
>>>> Đọc thêm: Các dấu hiệu cho thấy bạn nên nghỉ việc
Một người quản lý giỏi cần sở hữu kỹ năng “đắc nhân tâm”, cụ thể là dành thời gian lắng và ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Bởi lẽ, một khi nhân viên tìm đến quản lý để nói ra những vướng mắc, mâu thuẫn, nghĩa là họ vẫn mong muốn tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp.
Những sự cải thiện thực tế cần được áp dụng nhanh chóng để không khiến nhân viên thất vọng, đặc biệt là những nhân tài mà doanh nghiệp bạn đang mong muốn giữ chân.
Vừa giữ chân người tài, vừa khích lệ sự cống hiến của họ không gì tốt hơn cách đề bạt thăng chức cho họ. Ở một vị trí cao hơn, quan trọng hơn, họ ý thức được trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp, và thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công trong sự nghiệp của chính họ.
Bên cạnh đó, những cải thiện về lương thưởng, phúc lợi luôn cần cải thiện theo tình hình thị trường (ví dụ: mức lạm phát, lương cơ bản của nhà nước…) , có như vậy thì dù nơi khác lương cao hơn cũng chưa chắc lôi kéo được nhân viên của bạn, vì suy cho cùng, người lao động luôn mong muốn tìm thấy môi trường làm việc ổn định lâu dài.
Từ những lý do nghỉ việc và một vài gợi ý khắc phục mà TalentBold chia sẻ , hy vọng mọi doanh nghiệp luôn chiêu mộ và giữ chân thành công nhiều nhân tài thực thụ !
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa