maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Top 8 hành xử thô lỗ tại nơi công sở

Top 8 hành xử thô lỗ tại nơi công sở

Nơi công sở không phải là gia đình nên việc cư xử thô lỗ sẽ không dễ được thông cảm, tha thứ. Hệ lụy của những hành xử tiêu cực này còn trực tiếp ảnh hưởng đến sự nghiệp và mối quan hệ của bạn trong tổ chức. Thông qua danh sách những hành xử thô lỗ tại nơi công sở được Quân Sư TlaentBold tổng hợp trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tránh được nhiều phiền phức không đáng có, an tâm làm việc, an tâm phát triển.

MỤC LỤC: 
1. Hành xử thô lỗ là gì?
2. Tại sao tổ chức sẵn sàng từ bỏ những nhân viên hành xử thô lỗ?

  2.1. Lan truyền năng lượng xấu
  2.2. Mâu thuẫn phát sinh liên tục
  2.3. Giảm hiệu suất làm việc
  2.4. Giảm uy tín thương hiệu kinh doanh và thương hiệu nhà tuyển dụng

3. Danh sách những hành xử thô lỗ tại nơi công sở
4. Kinh nghiệm khắc phục hành xử thô lỗ tại nơi công sở


Việc làm nhân sự

1. Hành xử thô lỗ là gì? 

“Thô lỗ” là từ ghép giữa “lỗ mãng” và “thô tục”, mô tả hành vi do con người thực hiện nhưng đây lại là những hành vi bị xã hội đánh giá theo hướng tiêu cực. Bởi vì đó là hành vi thể hiện sự thiếu cân nhắc trong lời nói, cư xử bất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác (có thể là người đối diện hoặc người đang vắng mặt) khiến cho người bị đối xử thô lỗ cảm thấy tổn thương, khó chịu, cảm giác bị xúc phạm.

Hành xử thô lỗ không phải chỉ khi một ai đó nói to, hét lớn, giận dữ quát mắng mà ngay cả khi họ nói nhẹ nhàng nhưng nội dung đề cập (có thể là bịa chuyện, dựng chuyện) lại chạm vào nỗi đau, sự tự ti, mặc cảm của người khác thì cũng được xếp vào hành xử thô lỗ.

2. Tại sao tổ chức sẵn sàng từ bỏ những nhân viên hành xử thô lỗ? 

Nơi công sở có nhiều sự cạnh tranh nên cũng có nhiều thị phi. Trước thì doanh nghiệp còn làm ngơ nhưng hiện nay, văn hóa doanh nghiệp rất chú trọng loại trừ những hành vi này. Vì một khi tập thể có sự tồn tại của “hành xử thô lỗ” thì:

2.1. Lan truyền năng lượng xấu 

Nhân viên hành xử thô lỗ vẫn sống tốt, sống khỏe tại doanh nghiệp, trong khi người bị hành xử thô lỗ thì chỉ nhận được sự an ủi qua loa. Một khi cái xấu được dung dưỡng thì năng lượng xấu của họ sẽ ngày càng lan tỏa, dần “tiêm nhiễm” vào người những nhân viên còn lại. Người không chấp nhận thỏa hiệp thì sẽ ra đi, người còn ở lại thì toàn thành phần hành xử thô lỗ, vậy thì làm sao tổ chức phát triển.

mẫu thuẫn làm phát sinh hành xử thô lỗ
Xem thêm >>> Cách hành xử khi đối mặt với lời chỉ trích chốn công sở

2.2. Mâu thuẫn phát sinh liên tục 

Xung đột giữa các nhân sự phát sinh ngày một nhiều, có chuyện thật nhưng không phải chuyện thật nào cũng nên nói ra, có chuyện là nghe loáng thoáng, nghe phong phanh rồi tự lắp ghép lại thành một drama để rồi hiểu lầm, tranh cãi, đánh nhau… Doanh nghiệp còn cả khối việc cần giải quyết, lo mấy chuyện mâu thuẫn này hoài đã mệt, lỡ mà bị đồn ra bên ngoài để khách hàng, đối tác biết thì còn tinh thần, uy tín “làm ăn” gì nữa.

2.3. Giảm hiệu suất làm việc 

Người bị hành xử thô lỗ sẽ tổn thương, chán nản, ngại ngùng khi đến doanh nghiệp làm việc. Tinh thần không tốt sẽ dẫn đến thể chất giảm sút theo. Họ chẳng còn động lực để làm việc hiệu quả cao như xưa nữa, có thể còn thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, hệ lụy chắc chắn ảnh hưởng tới năng suất làm việc cá nhân và của cả đội nhóm một cách đáng kể.

2.4. Giảm uy tín thương hiệu kinh doanh và thương hiệu nhà tuyển dụng 

Những người thô lỗ mà được giữ chân nhiều trong doanh nghiệp thì sự thô lỗ của họ sẽ được dịp lên ngôi. Trước là với đồng nghiệp, sau có thể với Sếp, tiếp đến là với khách hàng luôn. Công sức bao năm gầy dựng của bao đời nhân sự có thể bị hủy chỉ với một lớp nhân sự có hành xử thô lỗ.

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Phòng Nhân Sự

Khác Nhân sự

Human Resource Manager

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Nhân sự

Giám Đốc Nhân Sự (Thương Mại)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Nhân sự

Giám Đốc Nhân Sự (Thương Mại)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Nhân sự

Trưởng phòng Nhân Sự (Tiếng Trung)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Nhân sự

Mạng xã hội ngày nay đủ sức lan truyền những thông tin mang tính nội bộ, nhất là việc xả giận của những nhân sự bị chèn ép, bị hành xử thô lỗ đến phải chuyển việc. “Tiếng lành đồn xa”, “tiếng xấu” cũng đâu chịu chỉ “đồn gần”, tới tai các ứng viên thì trong tương lai, việc tuyển nhân sự giỏi và giữ chân nhân sự giỏi của tổ chức sẽ rất khó khăn.

nguyên nhân của hành xử thô lỗ

3. Danh sách những hành xử thô lỗ tại nơi công sở 

Những nguy hại trên đây đã và đang thôi thúc các doanh nghiệp phải ngay lập tức liệt kê chi tiết những hành xử thô lỗ tại nơi công sở cần khắc phục ngay và luôn:

3.1. Coi thường công việc và sự cố gắng của đồng nghiệp

Tuổi đời thì nhỏ hơn, tuổi nghề chưa chắc đã bằng người khác nhưng “cái tôi” lại quá lớn, người khác đưa ra ý kiến thì phớt lờ, người khác thành công thì cho là “ăn may”, còn những người cấp thấp hơn hay nhiệm vụ công việc không “sang chảnh” bằng thì tỏ thái độ xem thường. Đây chính là thái độ và biểu hiện điển hình của việc coi thường đồng nghiệp, một trong những hành xử thô lỗ khá phổ biến hiện nay.

3.2. Bàn luận, lôi kéo, tạo thị phi

Một sự việc bình thường nhưng qua “năng lực” đơm đặt câu chuyện của người thô lỗ sẽ trở thành điều rất tệ hại. Họ sẵn sàng chê bai đồng nghiệp ngay trước mặt những đồng nghiệp khác, “đá xéo” bằng cách đưa ra nhận xét thiếu chuẩn mực, thậm chí lôi kéo phe cánh để cười nhạo, cô lập người không theo ý mình.

3.3. Chen ngang khi người khác phát biểu

Hành xử thô lỗ riết sẽ tạo thành thói quen, ngay cả khi Sếp đang phát biểu, họ cũng có thể chen ngang, ngắt lời chứ nói chi các đồng nghiệp cùng cấp hoặc cấp thấp hơn. Điều này sẽ khiến người phát biểu rất khó chịu, làm họ quên đi mạch câu chữ, thậm chí có thể khiến họ “quê” với mọi người xung quanh. Nhưng về phần người thô lỗ thì họ lại thấy bình thường hoặc hả hê với việc làm thiếu chuyên nghiệp của mình.

hành xử thô lỗ
Có thể bạn quan tâm >>> Ứng xử khéo léo khi có đồng nghiệp hay nói xấu công sở

3.4. Sử dụng ngôn từ thiếu chuẩn mực

Môi trường công sở là nơi văn minh, lịch sự, nơi để đối tác, khách hàng tìm hiểu và cảm nhận về uy tín, năng lực của doanh nghiệp. Ấy vậy mà không ít người lại không hề cân nhắc câu chữ khi giao tiếp, thoải mái tuôn ra những câu chửi thề, những lời lẽ bất lịch sự với người khác (nhất là với phái nữ), hoặc nhận xét khiếm nhã, quấy rối một ai đó mà không quan tâm đến cảm xúc của người được nhận xét và người nghe xung quanh.

3.5. Làm việc riêng một cách vô tư

  • Nghe điện thoại ngay trong phòng mọi người đang tập trung làm việc

  • Muốn hỏi công việc với một ai đó, thay vì gọi điện thoại/chat nội bộ, hoặc đến tận bàn của họ để hỏi thì lại chọn từ “bờ bên này” nói vọng lớn sang “bờ bên kia”

  • Ăn thức ăn có mùi trong phòng máy lạnh trong giờ làm việc

  • Vỏ bánh kẹo, hộp đồ ăn… sau khi dùng cứ vứt lung tung vì cho rằng tạp vụ có trách nhiệm dọn dẹp

  • Chốc chốc lại nhờ đồng nghiệp làm dùm em cái này, làm hộ em cái kia, còn em thì không làm kịp vì bận chat với bạn, lướt Facebook, bàn chuyện thị phi…

Họ dường như không tự mình nhận thức được đến nơi làm việc là phải ưu tiên công việc, tổ chức thuê họ vào để bớt gánh nặng cho những người khác chứ không phải để thấy họ thể hiện sở thích của mình.

3.6. Giao tiếp bất lịch sự qua thư tín trực tuyến

Hành xử thô lỗ có thể xuất hiện phi ngôn ngữ thông qua những thư điện tử, chat hồi đáp với khách hàng, đối tác…  Những câu từ thiếu kính ngữ, cộc lốc, thiếu kiềm chế khi nhận những phản hồi không ưng ý cứ thoải mái tuôn ra mà không nghĩ đến quyền lợi của tập thể. Điều này rất nguy hiểm vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng, đối tác đối với doanh nghiệp.

3.7. Không có trách nhiệm với tập thể

  • Tới trễ trong giờ họp làm mọi người phải chờ, kéo dài thời gian họp trong khi “nhà bao việc”

  • Chấm công vào làm trễ khiến thành tích chuyên cần của cả phòng ban bị ảnh hưởng mà chẳng tự giác cải thiện

  • Trễ tiến độ phần việc của mình khiến tiến độ của đồng nghiệp đảm nhận bước tiếp theo bị ảnh hưởng theo

  • Không thông báo đến đội nhóm khi có sự thay đổi trong cách thức triển khai, cứ theo ý mình mà làm, xáo trộn cả kế hoạch của tập thể…

Đồng nghiệp hợp tác chung với những người hành xử thô lỗ theo kiểu này thì cứ bị “dính chưởng” miết thôi.

không vì tập thể là hành xử thô lỗ
Bạn tham khảo >>> Có nên nghỉ việc khi bị đồng nghiệp coi thường?

3.8. Bạo lực khi giao tiếp

Môi trường làm việc khuyến khích giải quyết mâu thuẫn, bất đồng ý kiến thông qua việc trao đổi, nhưng không phải ai kiềm chế để làm được điều đó. Việc “tác động vật lý” đồng nghiệp là giải pháp của nhiều người thô lỗ. Nếu đó chỉ là trường hợp hy hữu do “khi ngôn từ bất lực thì bạo lực lên ngôi”, tổ chức có thể xem xét thông cảm, nhưng ở nhiều người, hành xử này đã trở thành tố chất, họ hở chút là đánh người, hở chút là quăng đồ đạc, trút giận lên tài sản của doanh nghiệp… rất thô lỗ.

4. Kinh nghiệm khắc phục hành xử thô lỗ tại nơi công sở  

Môi trường làm việc mà có người hành xử thô lỗ thì cả tổ chức và người lao động đều bị ảnh hưởng. Do đó, việc khắc phục cần đến từ cả hai nhóm đối tượng này

4.1. Về phía doanh nghiệp

Thiết lập nội quy cấm các biểu hiện của hành xử thô lỗ, kèm theo đó là những hình thức xử phạt theo nhiều cấp độ (mới vi phạm, vi phạm liên tục, mới lần đầu nhưng vi phạm lỗi nghiêm trọng…). Quan trọng là phải chia sẻ thông tin đầy đủ, minh bạch (có thể cho ký xác nhận luôn) đến từng nhân sự để họ hiểu được hành xử thô lỗ sẽ khiến họ bị ảnh hưởng ra sao.

Thành lập đường dây nóng, giữ bí mật thông tin người tố giác hành vi thô lỗ. Triển khai điều tra bí mật và nhanh chóng đưa ra câu trả lời một cách nghiêm khắc, không nên vì cái giỏi của nhân viên mà phớt lờ áp dụng đúng quy định xử phạt hành vi thô lỗ tổ chức đã ban hành.

4.2. Về phía người lao động

Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, hội thảo của doanh nghiệp để tiếp thu trọn vẹn các nội quy quản lý đặc thù của tổ chức

Nắm rõ những hành xử thô lỗ không nên làm, và cũng hiểu rõ cách thức tìm sự hỗ trợ xử lý khi bản thân là đối tượng của sự thô lỗ.

Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình, ý thức cao về tầm quan trọng của từng vị trí công việc. Không ai thấp kém hơn ai chỉ là mỗi người có điều kiện và năng lực phù hợp ở một mắt xích khác nhau trong hệ thống mà thôi.

Những hành xử thô lỗ tại nơi công sở có khả năng tạo ra những văn hóa doanh nghiệp tiêu cực, đối tác không an tâm hợp tác, ứng viên không an tâm lựa chọn. Người đứng đầu doanh nghiệp cần ý thức rõ tác hại lâu dài mà việc hành xử thô lỗ gây ra cho nhân viên và cho tổ chức của mình. Áp dụng ngay những kinh nghiệm mà Quân Sư TalentBold đề cập sẽ là bước đi tiếp theo mà tổ chức và những nhân sự chân chính cần thực hiện.

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng