- 420k
- 1k
- 870
Mấy hôm trước, khi đang ngồi uống cà phê với một cô bạn ở một cửa hàng bên góc phố Hà nội, nghe tâm sự về công việc và những mối lo của cô ấy. " Mình stress quá! Nghĩ lại thời gian sao trôi qua nhanh quá. Đã 4 năm kể từ ngày cầm tấm bằng Cử nhân Đại học mà giờ nhìn lại chặng đường đã đi thấy mình vẫn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp lâu dài. Trải qua bao nhiêu công việc mà cái vòng luẩn quẩn "Nghỉ việc" vẫn quay đều. "Sếp ơi. Em xin nghỉ việc"."
Trong vòng hai năm trở lại đây, lần này đã là lần nhảy việc thứ sáu của cô ấy rồi. Giờ cậu ấy đang chuẩn bị đi phỏng vấn cho công việc thứ bảy.
Tình trạng "hay nhảy việc" của cô bạn tôi chắc không quá lạ lẫm trong xã hội hiện nay.
Vấn đề đặt ra là "Tại sao người ta cứ luôn muốn nhảy việc?"
Theo một nghiên cứu mới đây tại Mỹ, hơn 80% người lao động muốn từ bỏ công việc đang có. “Nhảy” việc giống như một thứ bệnh dịch lan tràn. Dù vậy nếu bạn có ý định thay đổi sự nghiệp, hãy tìm hiểu thật thấu đáo để tránh mắc phải 5 sai lầm trên. Và quan trọng nhất, phải thật thực tế, nghiêm túc và tận tâm khi quyết định thay đổi.
>>> Xem thêm: Lý do khiến bạn vẫn luôn thất nghiệp dù ra trường đến 4-5 năm
Lý do khiến người ta khó mà kiên trì được với một công việc quá lâu có rất nhiều.
Câu chuyện về Minh, một người bạn khác của tôi, mới đây cũng đã đổi sang công việc thứ ba, bình quân cứ hai tháng cậu ấy nhảy việc một lần. Nếu như người khác thôi việc vì ngại lương thấp, tăng ca nhiều, thì cậu ấy thôi việc vì cảm thấy công việc quá nhàn hạ, cả ngày chẳng có việc gì làm, cảm thấy không tìm được mục tiêu của cuộc sống.
Dòng tâm sự của một cô gái khác: "Lúc phỏng vấn thì nói hay lắm, nào là không phải tăng ca nhiều, công việc cũng khá nhàn hạ. Nhưng đi làm rồi thì mới biết, không phải tăng ca nhiều là ngày nào cũng tăng ca, việc nhàn là ngày nào cũng cả núi việc, làm mãi không hết!"
Người khác làm việc 8 tiếng một ngày, còn tôi phải làm đến 13-14 tiếng một ngày, thường xuyên tăng ca tới tận 10-11 giờ tối, cuối tuần cũng phải đi làm.
Làm việc cho một công ty ở Hà Nội, Ngọc nói: "Áp lực cuộc sống càng ngày càng lớn, mà lần nào đề xuất tăng lương sếp cũng kiếm cớ thoái thác. Cực chẳng đã, đành phải xin nghỉ."
Ra trường cùng khóa với Lan và Long, Trung nói: "So với lương thì mình quan tâm đến quan hệ với sếp và đồng nghiệp hơn. Nếu mọi người trong công ty vui vẻ thì lương có thấp chút cũng không sao. Môi trường làm việc quá căng thẳng mệt mỏi, lương có cao đến đâu cũng không bù được."
Các nguyên nhân được kể ra trên đây đều liên quan đến môi trường làm việc có phù hợp với cá nhân đó hay không. Môi trường doanh nghiệp luôn khác nhau, mỗi nơi đều có luật lệ, văn hóa riêng biệt. Chuyển môi trường đồng nghĩa với bạn phải bắt đầu một môi trường làm việc mới với những mối quan hệ mới. Có rất nhiều bạn là siêu sao của môi trường này, nhưng chỉ là một nhân viên thường ở một môi trường khác. Cảm giác thất vọng xuất hiện và suy nghĩ nghỉ việc biến thành hành động.
Nhưng hành động thường xuyên nhảy việc gây ra rất nhiều hệ lụy kèm theo không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động mà còn là cho công ty, doanh nghiệp và xã hội.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Những gánh nặng vô hình khi bạn thất nghiệp
Hãy thận trọng cân nhắc, bởi rất có thể bạn sẽ mắc phải một trong những sai lầm sau:
Nếu bạn đang gặp khó khăn với công việc hiện tại và đã phải chờ đợi quá lâu để có cơ hội thay đổi, rất có thể bạn đã cảm thấy chán nản, thậm chí ghét bỏ những gì đang làm, các đồng nghiệp xung quanh và cả những kỹ năng bạn vận dụng trong công việc. Tất cả những gì bạn muốn chỉ là ra đi càng nhanh càng tốt. Không ít người chọn cách từ bỏ tất cả để quay sang lập gia đình, có con. Và kết quả nhận được không phải những gì họ muốn.
Vậy làm sao để không rơi vào hoàn cảnh này? Lời khuyên là đừng bao giờ để đến lúc công việc trở nên quá chán ngán rồi mới thay đổi. Và cũng đừng nhảy việc khi bạn chưa có giải pháp cải thiện tình hình. Hãy tìm cách hàn gắn lại những mối quan hệ rạn vỡ, tìm lại sự nể trọng từ những người xung quanh, nâng cao những kỹ năng của bản thân và trở nên cạnh tranh hơn. Chỉ có như vậy, khi ra đi bạn mới có thể đạt được bước thành công mới. Chạy trốn không phải là cách giải quyết vấn đề bởi có thể bạn lại phải đối diện với chúng trong công việc mới.
Rất nhiều người tính chuyện nghỉ việc mà không suy xét kỹ họ sẽ lấy thu nhập từ đâu để trang trải trong thời gian chuyển đổi từ việc cũ sang việc mới. Họ không chắc hoặc thậm chí là không tìm hiểu xem giai đoạn này sẽ kéo dài bao lâu và liệu mình có đủ khả năng kinh tế hay không. Không phải lúc nào việc chuyển đổi cũng nhanh chóng, suôn sẻ.
Do đó, hãy dành thời gian để nghiên cứu một cách nghiêm túc hoặc trao đổi với những người có kinh nghiệm trong ngành bạn đang muốn gia nhập để hiểu rõ những yêu cầu cần thiết về mặt tài chính trong những tháng làm quen với công việc mới. Nếu bạn chưa có chút vốn liếng nào, tốt nhất hãy đợi đến khi có thể tích lũy hoặc vay mượn được tự ai đó
Trước khi quyết định thay đổi nghề nghiệp hãy xác định rõ bạn thực sự muốn gì. Hãy tự đặt cho mình một số câu hỏi như: Bạn muốn phát triển kỹ năng hay năng khiếu gì? Bạn nghĩ mình phát huy tốt nhất khả năng trong môi trường ra sao, với những loại người nào? Những giá trị, phẩm chất nào phải được đề cao trong công việc đó? Bạn muốn đối đầu với thách thức loại nào? Mức lương, thưởng tối thiểu bạn sẵn sàng chấp nhận là bao nhiêu?
Một khi đã xác định được thực chất những gì mình muốn bước kế tiếp là tìm loại hình công việc phù hợp với phong cách và nhu cầu bản thân. Ngay cả khi đã đến bước này cũng nên tìm hiểu rõ công việc đó sẽ khiến cuộc sống của bạn ra sao và đó có phải điều bạn muốn hay không.
>>>> Bạn xem thêm: Làm gì khi xin nghỉ việc và thất nghiệp một thời gian
Giả dụ như bạn đã có 10 năm làm việc trong ngành truyền hình và rồi một ngày bạn muốn chuyển sang làm giáo viên tiếng Anh. Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi vì sao mình muốn làm như vậy. Có thể bạn muốn phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giúp đỡ những người trẻ tuổi thành công hơn, giúp mọi người giao tiếp tốt hơn hay đơn giản là từ bỏ môi trường nhiều bon chen hiện tại…
Nhưng liệu việc giảng dạy tiếng Anh có thực sự làm bạn hài lòng hoặc liệu bạn có thể thỏa mãn những mong muốn nêu trên mà không cần phải “nhảy” việc? Bạn có chắc là mình sẽ thấy vui vẻ với những đòi hỏi khác của nghề giáo viên? Hãy cân nhắc để khỏi lâm vào tình trạng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”. Đôi khi không phải bạn cần một công việc hoàn toàn mới mà chỉ đơn giản là muốn phát triển những kỹ năng, phẩm chất mới của bản thân. Khi ấy câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là công việc nào sẽ khiến bạn hài lòng nhất?
Một sai lầm nữa mà những người thất bại trong việc thay đổi nghề nghiệp thường gặp đó là đầu hàng quá nhanh trước khó khăn. Thực tế là không ai có thể thay đổi cuộc sống hay công việc mà không cần hao tổn công sức, thời gian, sự kiên nhẫn và đôi khi là không ít tiền bạc. Nhiều người tin rằng những thay đổi lớn sẽ đến tức thì hoặc trong vòng vài tháng. Thường những người này chỉ muốn nhanh chóng từ bỏ những gì đang khiến họ buồn chán nên không còn đủ kiên nhẫn để xác định đích đến mới.
Thật ra, nhảy việc không xấu, chỉ cần bạn hiểu rõ mình muốn gì và đang theo đuổi điều gì. Mọi sự thay đổi có thể khiến bạn trưởng thành hơn, tiến gần đến ước mơ hơn thì đều tích cực. Hãy kiên trì, thành công sẽ đến!
Câu hỏi đặt ra: "Làm sao để tìm được công việc yêu thích?". Hãy đọc bải viết dưới đây để tìm câu trả lời!!!
Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước. |