- 420k
- 1k
- 870
Vòng phỏng vấn là nơi nhà tuyển dụng chú trọng khai thác năng lực ứng viên, và cũng là cơ hội để ứng viên giành lợi thế cạnh tranh khi có thể chia sẻ nhiều sự vượt trội của bản thân. Một trong những cơ hội sẽ xuất hiện khi bạn được phép nhận xét về chính mình trước nhà tuyển dụng. Nắm bắt cơ hội, trả lời câu hỏi “Bạn hãy tự đánh giá bản thân” khi phỏng vấn thế nào cho “chất”, quân sư TalentBold sẽ gợi ý giải pháp cho bạn ngay đây.
MỤC LỤC
1- Tự đánh giá bản thân là gì
2- Tại sao nhà tuyển dụng lại yêu cầu bạn tự đánh giá bản thân
2.1. Xác định mức độ tính cách phù hợp công việc
2.2. Sự tự tin tiếp quản công việc
2.3. Nhiệt huyết với công việc và tổ chức
3- Cách trả lời câu hỏi tự đánh giá bản thân
3.1. Hãy là chính mình
3.2. Thể hiện sự nhiệt huyết, tích cực
3.3. Tinh thần thoải mái, trả lời như trò chuyện
3.4. Lựa chọn tố chất, kỹ năng phù hợp
3.5. Cung cấp bằng chứng thực tế
3.6. Súc tích câu trả lời
Tự đánh giá bản thân (Self-Assessment) là việc nhìn nhận khách quan về chính con người của mình và đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác về nhiều khía cạnh của bản thân. Đó có thể là tính cách, kỹ năng, tố chất, sở thích, khả năng tiềm ẩn... giúp bản thân biết được mình có thể làm được gì và không /chưa thể làm được gì.
Đôi khi sự đánh giá của người ngoài cuộc về bạn sẽ chuẩn xác hơn, nhưng khi bản thân có thể tiếp thu đánh giá của người khác, khách quan nhìn nhận về chính mình lại mang đến giá trị lớn hơn. Bởi lẽ, điều đó đồng nghĩa bản thân bạn đã thấu hiểu ưu nhược điểm của bản thân. Bạn chấp nhận bản thân không hoàn hảo, từ đó, xây dựng động lực, thôi thúc bản thân phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm từng ngày.
Mục đích là để hiểu hơn về cuộc đời, tình yêu, hôn nhân, gia đạo của bạn ư? Không đâu, lý do nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này chính là muốn:
>>> Đánh giá bản thân - kỹ năng giúp bạn tìm kiếm việc làm
Hay nói cách khác, nhà tuyển dụng muốn biết những giá trị bạn có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều bao nhiêu, lâu dài thế nào. Mỗi vị trí công việc ngoài yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng thì tính cách của người đảm nhận cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm, kỹ năng thì CV đã thể hiện gần như đầy đủ rồi nhưng tính cách thì chưa. Và lắng nghe “giới thiệu bản thân” chính là cơ hội đánh giá tính cách ứng viên hiệu quả nhất.
Không ai là hoàn hảo cho một vị trí công việc mới cả, dù là cùng vị trí bạn đã làm trước đó nhưng khách hàng sẽ khác, yêu cầu cũng khác. Do đó, nhà tuyển dụng rất cần những người tự tin vào năng lực hiện có của bản thân, không ngại khó để học hỏi hoàn thiện mình. Bạn có nhược điểm nhưng bạn cũng có định hướng khắc phục nhược điểm đó, thêm vào những ưu điểm sẵn có. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang rất sẵn sàng cho công việc.
Trong quá trình trả lời, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, ngữ điệu đều sẽ được quan sát vì đó là nơi thể hiện cảm xúc thật của ứng viên. Bạn nói yêu thích công việc nhưng giọng nói rụt rè chứ không chắc chắn, bạn nói muốn làm việc lâu dài nhưng ánh mắt lại đăm chiêu, trăn trở thì mức độ đáng tin cậy của lời nói sẽ không được đánh giá cao.
Một câu trả lời tự đánh giá bản thân tốt nhất là câu trả lời đáp ứng cao nhất mục đích của nhà tuyển dụng. Bạn đã biết mục đích của nhà tuyển dụng rồi (quân sư chia sẻ ở phần 2. phía trên đây) thì bây giờ, chúng ta bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho mình câu trả lời hoàn hảo nhé:
>>> Nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên có khả năng tự đánh giá bản thân
Bất cứ ứng viên nào cũng muốn mình thật hoàn hảo, thật lung linh trong mắt nhà tuyển dụng để vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, tâm lý này rất dễ đưa bạn vào mê cung của sự phô trương bản thân quá đà, khiến nhà tuyển dụng phản cảm.
Giả sử bạn có thể qua được kỳ tuyển dụng nhưng khi vào làm việc thực tế, mọi thứ sẽ bị phát hiện khi nhiệm vụ không hoàn thành. Lúc đó, quan hệ hợp tác có thể sẽ chấm dứt, mất thời gian cho cả bạn và doanh nghiệp tuyển dụng. Tệ hơn, có khi xảy ra sai sót, bạn còn bị phát sinh những khoản bồi thường nữa.
Vì vậy, hãy là chính mình, giới thiệu trung thực về bản thân, hoặc nếu có nói quá lên một chút thì đừng chọn những nội dung mà bạn hoàn toàn không biết về nó. Ví dụ, bạn từng tham gia dự án ở công ty cũ với tư cách nhân viên, bạn có thể đưa lên thành vai trò là chuyên viên hoặc trợ lý trưởng nhóm. Vì thực tế giờ đây, bạn đã dư kinh nghiệm cho vai trò đó rồi. Nhưng đừng nói bạn có thể giao tiếp tiếng Pháp cơ bản khi bạn chỉ mới học tiếng Pháp được 02 tháng, vỏn vẹn 03 tiếng mỗi tuần.
Bạn đang rất háo hức với mong muốn được tuyển dụng thì tinh thần và thái độ khi phỏng vấn phải thể hiện một nguồn năng lượng tích cực đến người phỏng vấn. Không ai buộc câu trả lời phải bao gồm cả ưu và nhược điểm cả. Bạn cứ giới thiệu điểm tốt của mình trước nhé. Tiêu chí lựa chọn “điểm tốt” để giới thiệu phải luôn hướng đến lợi ích mang đến cho doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn một hoặc tất cả những gợi ý sau:
- Chuyên ngành học cung cấp kiến thức hoàn toàn tương thích với yêu cầu doanh nghiệp đặt ra
- Sắp hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, bổ sung chuyên môn
- Đam mê với tính chất công việc vì qua đó bạn được (tiếp xúc với nhiều người, phát huy sở thích giao tiếp, tiếp cận công nghệ tiên tiến...)
- Tính cách hoàn toàn phù hợp môi trường công sở năng động : hòa đồng, kỷ luật, năng động, sáng tạo...
Nếu nhà tuyển dụng đặc biệt hỏi về những nhược điểm, bạn đừng cười trừ cho qua mà vẫn tự tin trả lời nhé vì mình cũng chuẩn bị trước luôn rồi. Danh sách 01 - 02 nhược điểm là ổn , quan trọng nhược điểm không được liên quan đến năng lực hoàn thành nhiệm vụ công việc đặt ra. Ví dụ, bạn hay tập trung công việc mà ít chú ý đến ăn uống đúng bữa, thói quen ngủ trễ…
>>> Telesales cần làm gì khi bị khách hàng từ chối?
Một ứng viên tự tin hứa hẹn sẽ trở thành một nhân viên năng động, hoặc có thể là nguồn ứng viên nội bộ tiềm năng trong tương lai. Thực tế, nhiều bạn có chuyên môn khá tốt nhưng kỹ năng mềm lại không vượt trội, trong khi các doanh nghiệp ngày nay luôn muốn tìm nhân sự càng đa năng, càng tự tin càng tốt, để họ có thể linh hoạt theo những chuyển biến chiến lược phát triển nhân sự trong tổ chức.
Một mẹo nhỏ là bạn hãy học thuộc câu trả lời đã soạn sẵn, thực tập trả lời trước gương với chính mình. Khắc phục tâm lý lo ngại, nói lắp hoặc ngôn ngữ hình thể bất biến. Quá tập trung, quá căng thẳng không giúp bạn trả lời tốt hơn đâu, ngược lại, giữ tâm thế thoải mái như một cuộc trò chuyện, tâm sự thường ngày sẽ nhanh chóng toát lên sự tự tin nơi bạn.
Trong ta có rất nhiều tố chất, kỹ năng, kể hết ra sẽ mất thời gian và thiếu trọng tâm. Bạn nên liệt kê một loạt tố chất, kỹ năng mà vị trí công việc cần đến thông qua website, diễn đàn, mạng xã hội... Kết hợp cùng các tiêu chuẩn tuyển dụng trong bản tin đăng tuyển của nhà tuyển dụng, từ đó, sàng lọc danh sách tố chất, kỹ năng “đỉnh” nhất cho vị trí ứng tuyển hiện tại để trình bày trong câu trả lời. Mục đích nhà tuyển dụng hỏi câu này là muốn tìm xem bạn mang đến bao nhiêu giá trị cho doanh nghiệp, và danh sách tố chất, kỹ năng này sẽ giúp họ an tâm đã tìm đúng đối tượng rồi.
>>> Các bước xây dựng một kịch bản Telesales chốt triệu đơn
Những nội dung trên, mọi ứng viên cùng bạn tham gia ứng tuyển đều có thể trả lời tương tự bạn nhưng những trải nghiệm thực tế thì chắc chắn không ai giống ai cả. Và đây chính là nội dung đắt giá minh chứng thực tế cho những gì bạn trình bày là hoàn toàn trung thực, minh chứng giá trị bạn nói sẽ mang lại cho doanh nghiệp là hoàn toàn khả thi.
Hãy nêu chi tiết những thành tích mà bạn đã gặt hái đó, bao gồm cả tên dự án, chủ dự án, mục tiêu dự án, kết quả đạt được, thành tích bạn được ghi nhận. Nếu có thể hãy cho người phỏng vấn thông tin người tham chiếu luôn, là Sếp cũ hay người cùng hợp tác trong dự án.
Dù bạn có rất nhiều điều muốn triển khai trình bày lâu hơn với nhà tuyển dụng nhưng thời lượng có hạn. Đó là lý do, quân sư TalentBold khuyến khích các bạn ứng viên chuẩn bị những câu trả lời có xác suất gặp cao trong mọi kỳ phỏng vấn, trong đó có câu hỏi tự đánh giá bản thân này.
Tối đa khi trình bày viết, bạn nên súc tích trong khoảng ½ - ¾ trang A4. Khi nói, bạn nên từ tốn, nhấn mạnh những ưu điểm cốt lõi, gói gọn trong khoảng 3 - 4 phút là hợp lý. Nếu nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ hơn yếu tố nào, họ sẽ hỏi thêm và khi đó, bạn sẽ diễn giải kỹ hơn.
Trả lời câu hỏi “Bạn hãy tự đánh giá bản thân” khi phỏng vấn tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều kỹ năng và kỹ thuật trong quá trình trả lời. Những chia sẻ trên đây đều đúc kết từ kinh nghiệm tư vấn và trực tiếp tuyển dụng mà quân sư TalentBold trực tiếp trải nghiệm, đây thật sự là một cẩm nang chất lượng trong hành trang ứng tuyển của mọi ứng viên. Điều quan trọng, bạn hãy luôn hướng đến những đánh giá bản thân tương thích yêu cầu mà vị trí công việc đặt ra, như vậy kỳ vọng của nhà tuyển dụng đồng thời cũng đã được đáp ứng. Chúc bạn thành công!
-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn ảnh: internet